Nội dung và tiêu chí của năng lực vận dụng kiến thức trong dạyhọc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức trong dạy học lịch sử việt nam (1954 1975) lớp 12 ở trường THPT huyện yên phong tỉnh bắc ninh​ (Trang 30 - 35)

9. Cấu trúc của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.3. Nội dung và tiêu chí của năng lực vận dụng kiến thức trong dạyhọc

1.1.3.1.Nội dung

Xuất phát từ lí luận đã nêu, từ quá trình nhận thức của HS và đặc trưng của kiến thức lịch sử, chúng tôi xác định nội dung năng lực VDKT chủ yếu, cốt lõi cần phát triển cho HS trong q trình dạy học bộ mơn Lịch sử ở trường trung học phổ thông gồm:

VDKT trong DHLS có vai trị quan trọng, tạo ra chất lượng mới trong việc nắm vững kiến thức của HS. Bởi vì, kiến thức khi HS vận dụng thì được củng cố và là công cụ phát triển, công cụ giáo dục và công cụ thu nhận kiến thức mới, chúng trở thành phương pháp nhận thức hiện tượng của đời sống xã hội. Việc VDKT trong quá trình học tập giúp HS hiểu vững kiến thức mới trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các kiến thức đã học. Từ đó, nó giúp HS nhận thấy được mối liên hệ, tính kế thừa, bổ sung giữa kiến thức cũ với kiến thức mới. Trên cơ sở đó, HS hiểu chính xác, nhanh những kiến thức mới, đồng thời củng cố lại những kiến thức đã học.

*Vận dụng kiến thức liên mơn trong tìm hiểu kiến thức mới

Giữa các mơn học ln có những nội dung liên quan với nhau, đặc biệt là Văn - Sử - Địa. Vì vậy, chúng ta sẽ vận dụng nguyên tắc dạy học liên mơn để nâng cao hiệu quả DHLS, góp phần vào việc phát triển năng lực VDKT cho HS một cách tổng hợp, phong phú. Đây chính là việc vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các mơn học có liên quan để nhằm tăng thêm hiệu quả DHLS. Nó giúp HS nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính tồn diện của lịch sử, khắc phục được tính rời rạc, tản mạn trong kiến thức của HS. VDKT liên mơn trong DHLS là việc thực hiện tính kế thừa trong nhận thức các khóa trình lịch sử dân tộc và thế giới từ cổ đại đến hiện đại, làm cho HS hiểu rõ sự phát triển của xã hội một cách liên tục, thống nhất. HS có thể VDKT của mơn Văn, mơn Địa, các loại hình nghệ thuật như hội họa, kiến trúc, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh…trong q trình học tập bộ mơn Lịch sử. Nó giúp HS hiểu sâu sắc, toàn diện nhưng kiến thức lịch sử đã và đang học.

Giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam (lịch sử dân tộc) có một mối quan hệ biện chứng, khăng khít với nhau. Những kiến thức lịch sử thế giới giúp học sinh nắm được quá trình ra đời và phát triển của xã hội loài người, quy luật và xu thế phát triển khách quan của lịch sử. Những kiến thức mà lịch sử thế giới cung cấp có liên quan đến lịch sử dân tộc sẽ giúp HS hiểu sâu sắc thêm những sự kiện và tiến trình lịch sử dân tộc hiểu hơn về đất nước mình, tự hào về dân tộc mình khi so sánh với các dân tộc trên thế giới. Sử dụng kiến thức lịch sử thế giới trong DHLS Việt Nam cần đặt các sự kiện, hiện tượng lịch sử trong bối cảnh của khu vực và thế giới, trình bày mối quan hệ và tác động lẫn nhau giữa các sự kiện lịch sử, giữa các quốc gia. Nó sẽ giúp HS hiểu rõ bối cảnh thế giới và khu vực và sự tác động của những quy luật chung đến lịch sử dân tộc; đồng thời hiểu rõ vị trí và những đóng góp của dân tộc vào lịch sử nhân loại. Nắm chắc lịch sử thế giới giúp HS có lịng tự hào chính đáng về dân tộc mình, có cơ sở khoa học để lí giải những vấn đề phức tạp, thời sự đã và đang diễn ra trong nước và trên thế giới.

*Vận dụng kiến thức lịch sử dân tộc để hiểu kiến thức lịch sử địa phương

Cũng tương tự như mối quan hệ giữa lịch sử thế giới với lịch sử dân tộc thì giữa lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương cũng có một mối quan hệ biện chứng với nhau. Đúng như Lênin đã từng khẳng định: Cái riêng khơng tồn tại ngồi mối liên hệ với cái chung. Việc VDKT lịch sử dân tộc để hiểu kiến thức lịch sử địa phương làm cho HS hiểu rõ hơn những khái niệm lịch sử chung và riêng, nhận thức những hình thái kinh tế - xã hội các giai đoạn phát triển của lịch sử…Khi HS thấy được mối quan hệ biện chứng giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương, HS sẽ hiểu sâu sắc hơn những tác động của lịch sử dân tộc đến lịch sử địa phương và ngược lại; thấy được mối liên hệ nhân quả và sự tác động qua lại giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương.

Các nhà sử học cổ đại khẳng định “lịch sử là cô giáo của cuộc sống”, “lịch

sử là bó đuốc soi đường đi đến tương lai”. Xuất phát từ luận điểm của triết học

“thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý”. Trong quá trình nhận thức, HS không những cần phải hiểu được tri thức, mà quan trọng hơn phải biết vận dụng tri thức vào thực tiễn. Việc phát triển được năng lực VDKT vào thực tiễn có giá trị hai mặt: vừa chứng minh hiệu quả của q trình học tập, kích thích hứng thú học tập cho HS; vừa giúp HS trưởng thành trong nhận thức, kết hợp lí luận với thực tế, học đi đơi với hành, đây cũng là cơ sở hình thành niềm tin và thế giới quan làm sáng tỏ bản chất của khoa học. Từ những kiến thức lịch sử các em rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu về cả thành công lẫn thất bại của cha ông ta. Kiến thức lịch sử và bài học lịch sử giúp học sinh vận dụng và liên hệ để giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra hay các vấn đề thời sự phức tạp đang diễn ra trong nước và thế giới hiện nay như vấn đề ô nhiễm môi trường, tranh chấp biên giới, biển đảo, xung đột trên thế giới, phân biệt sắc tộc, tôn giáo…giúp HS phát triển năng lực nhận thức, độc lập, sáng tạo. Năng lựcVDKT để giải quyết vấn đề thực tiễn bao gồm các hoạt động sau: hiểu kiến thức lịch sử; xác định yêu cầu của vấn đề cần giải quyết; xem xét vấn đề có thể liên hệ được hay khơng và ở mức độ nào; đưa ra cách giải quyết cho vấn đề.

1.1.3.2. Tiêu chí

Để có cơ sở đánh giá mức độ rèn luyện và phát triển năng lựcVDKT cho HS trong q trình DHLS ở trường phổ thơng. Chúng tơi xây dựng bộ tiêu chí đánh giá nội dung năng lực VDKT đề cho HS như sau:

Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá hệ thống các năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh Nội dung năng lực Mức độ 1 (HS chưa có năng lực) Mức độ 2 (HS đang hình thành năng lực) Mức độ 3 (HS đã có năng lực)

1. Năng lựcVDKT cũ để hiểu kiến thức mới

-HS chưa thấy được mối liên hệ, tính kế thừa giữa kiến thức cũ và mới theo cùng chủ đề, theo giai đoạn

-HS biết được mối quan hệ giữa kiến thức cũ với kiến thức mới

-HS giải thích được mối quan hệ, tính kế thừa, đan xen, bổ sung giữa kiến thức cũ với kiến thức mới

2. Năng lực VDKT liên môn để hiểu kiến thức mới

-HS chưa nhận thức được điểm tương đồng, hỗ trợ giữa những kiến thức liên môn với nhau trong quá trình học tập.

-HS bước đầu nhận thức được điểm tương đồng, hỗ trợ giữa những kiến thức liên môn với nhau

-HS biết cách sử dụng những kiến thức liên môn trong học tập, làm cơ sở tiếp thu kiến thức mới.

3. Năng lựcVDKT lịch sử thế giới để hiểu kiến thức lịch sử Việt Nam

-HS chưa biết được mối quan hệ giữa kiến thức lịch sử thế giới với lịch sử Việt Nam

-HS đã thấy được mối quan hệ giữa lịch sử thế giới với lịch sử Việt Nam -HS biết được các quy luật phát triển của lịch sử nhân loại -HS giải thích được những tác động, ảnh hưởng của lịch sử thế giới đến lịch sử Việt Nam

4. Năng lựcVDKT lịch sử dân tộc để hiểu kiến thức lịch sử địa phương.

-HS chưa nhận thức được mối quan hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc. . -HS xác định được những mối ảnh hưởng của lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương. -HS chủ động, sáng tạo vận dụng kiến thức lịch sử dân tộc để tìm hiểu lịch sử địa phương.

5. Năng lực VDKT vào thực tiễn cuộc sống.

-HS chưa biết VDKT lịch sử để giải quyết vấn đề liên quan đến thực tiễn. -HS chưa lựa chọn được kiến thức lịch sử để vận dụng giải quyết vấn đề trong cuộc sống.

-HS biết VDKT lịch sử cần giải quyết liên quan đến thực tiễn. -HS biết lựa nội dung kiến thức để vận dụng giải quyết những vấn đề thực tiễn. -HS tích cực sáng tạo VDKT lịch sử giải quyết nhưng vấn đề thực tiễn. -HS chủ động vận dụng thành thạo kiến thức lịch sử cần thiết để giải quyết vấn đề thực tiễn.

Vậy từ việc xác định nội dung của năng lực VDKT: VDKT đã học để khám phá kiến thức mới, VDKT liên mơn trong tìm hiểu kiến thức mới, VDKT Lịch sử thế giới để hiểu kiến thức Lịch sử Việt Nam, lịch sử dân tộc để hiểu lịch sử địa phương cũng như VDKT vào thực tiễn cuộc sống, chúng tơi đã xác định tiêu chí để đánh giá các năng lực VDKT ở ba mức độ: HS chưa có năng lực, HS đang hình thành năng lực, HS đã có năng lực. Đây sẽ là cơ sở để GV trong quá trình DHLS biết được thực tế HS đang ở mức độ nào để từ đó kết hợp các biện pháp nhằm phát triển năng lực VDKT cho HS.

1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1954 - 1975) lớp 12 ở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức trong dạy học lịch sử việt nam (1954 1975) lớp 12 ở trường THPT huyện yên phong tỉnh bắc ninh​ (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)