9. Cấu trúc của luận văn
2.3. Các biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh
2.3.1. Vận dụng kiến thức để hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên lớp
2.3.1.1. Tổ chức hoạt động khởi động để liên hệ kiến thức cũ với kiến thức mới
Hoạt động khởi động là hoạt động đầu tiên trong tiến trình dạy học có một vai trị quan trọng, tác động đến cảm xúc, trí tuệ của HS. Mục đích của hoạt động này nhằm giúp HS huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Qua đó HS sẽ được VDKT đã học để góp phần tìm hiểu kiến thức mới liên quan.
Tổ chức hoạt động khởi động là biện pháp được GV thường xun sử dụng trong q trình giảng dạy. GV có thể thực hiện biện pháp này bằng việc đưa ra các câu hỏi phát triển tư duy gợi mở, tạo các tình huống có vấn đề kết hợp với các hình ảnh, câu chuyện, âm nhạc...sau đó u cầu HS đưa ra ý kiến nhận xét về các vấn đề liên quan đến nội dung kiến thức bài học. Việc GV đưa ra các câu
hỏi có thể được tiến hành ở phần dẫn dắt, hướng dẫn học sinh nghiện cứu bài học mới hoặc quá trình giảng dạy. Những kiến thức cũ được GV liên hệ có thể là kiến thức cũ thuộc cùng chủ đề, cùng giai đoạn hoặc kiến thức lịch sử thế giới, kiến thức liên mơn có liên quan đến bài học. Việc GV liên hệ kiến thức cũ làm cơ sở để tiếp thu kiến thức mới còn được sử dụng khi GV gợi ý cho HS để trả lời được các câu hỏi mà GV đưa ra. Trong các câu hỏi liên hệ kiến thức này, GV thường sử dụng các thao tác chủ yếu như so sánh, phân tích, và tổng hợp.
Ví dụ: Khi dạy bài 21:“Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gịn ở miền Nam (1954 - 1965)” (SGK Lịch
sử 12), GV có thể tổ chức hoạt động khởi động bằng phương thức như sau: cho HS điền vào bảng điều tra KWL để giúp HS định hướng vào nội dung của bài học.
Bảng ghi chép KWL
Họ và tên:.............................................Lớp:........
K W L
-Yêu cầu:
+K: Ghi điều đã biết về Xây dựng CNXH ở Miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gịn ở Miền Nam (1954 - 1965).
+W: Ghi điều muốn tìm hiểu về: Xây dựng CNXH ở Miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gịn ở Miền Nam (1954 - 1965).
+L: Ghi điều đã học được sau khi kết thúc bài học.
- Dự kiến sản phẩm: Qua tổng hợp điều tra KWL của HS, giáo viên nhấn mạnh: giai đoạn Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 có nét độc đáo là ta tiến hành đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược cách mạng khác nhau ở 2 miền: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Song đều nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của cách mạng cả nước là: chống Mĩ và tay sai giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên CNXH...Tùy vào nhận thức, hiểu biết, nhu cầu của từng HS, GV hướng đến nội dung của bài
học, GV dẫn dắt vào bài học.
Ví dụ: Khi dạy bài 23: “Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hồn tồn miền Nam (1973 - 1975)” (SGK Lịch sử 12). Trong
hoạt động khởi động vào bài mới: GV giới thiệu một số hình ảnh liên quan đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
Xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập Miền Nam hoàn tồn giải phóng
- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh trên và trả lời các câu hỏi:
(?) Em biết gì về những hình ảnh trên?
(?) Những hình ảnh nàygiúp em liên tưởng tới sự kiện lịch sử nào của dân tộc?
- HS quan sát hình, suy nghĩ và trả lời: Đây là hình ảnh xe tăng tiến vào Dinh Độc lập và miền Nam hồn tồn giải phóng.Qua hai hình ảnh sẽ góp phần tạo hứng thú, kích thích trí tị mị của HS. Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
2.3.1.2. Sử dụng các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá yêu cầu học sinh giải quyết các vấn đề học tập
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS được tiến hành với nhiều hình thức tổ chức và phương pháp tiến hành. Về cơ bản, trong DHLScó hai hình thức kiểm tra: kiểm tra miệng và kiểm tra viết. Với hình thức kiểm tra miệng kết hợp với quan sát giúp GV xác định được mức độ năng lực VDKT của HS đã và đang có; để từ đó phát triển hơn năng lực VDKT cho HS. Để đào tạo những con người năng động sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học
mà cần khuyến khích phát triển trí thơng minh, óc sáng tạo trong việc VDKT vào thực tiễn cuộc sống. Nội dung kiểm tra đánh giá chủ yếu tập trung vào việc kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng của HS, trong đó chú trọng đến các mức độ vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá…
Ví dụ: Khi dạy bài 21: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gịn ở miền Nam (1954 - 1965)” (SGK
Lịch sử 12) phần V: Miền Nam chiến đấu chống chiến lược“Chiến tranh đặc
biệt” của đế quốc Mĩ (1961 - 1965) mục 1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
của Mĩ ở miền Nam, để tìm hiểu và phân tích về hồn cảnh ra đời, âm mưu và thủ đoạn của chiến lược này, GV đặt câu hỏi: Tại sao Mĩ triển khai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) ở miền Nam. HS muốn trả lời câu hỏi này thì phải nhớ lại kiến thức bài học ở tiết trước, đặc biệt là thất bại của Mĩ trong phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960), đồng thời HS phải nhớ lại kiến thức phần lịch sử thế giới để hiểu những chính sách đối ngoại của đế quốc Mĩ giai đoạn này có thay đổi ra sao. Từ việc VDKT cũ để hiểu kiến thức mới và VDKT lịch sử thế giới để hiểu kiến thức lịch sử Việt Nam sẽ giúp HS hiểu rõ nguyên nhân Mĩ triển khai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
2.3.1.3. Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập Lịch sử Thứ nhất: Bài tập nhận thức
VDKT lịch sử để làm bài tập lịch sử được coi là khâu quan trọng trong việc rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS. VDKT để làm bài tập lịch sử đòi hỏi các em trước hết phải ghi nhớ sự kiện, hiện tượng lịch sử cơ bản từ đó phát triển các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, đánh giá, tổng hợp rút ra bản chất của sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Bài tập lịch sử có hai loại: bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận, mỗi dạng bài chứa đựng một vấn đề mà HS phải giải quyết.Theo Lécne “bài tập là một sự cản trở của tư duy”, vì vậy bài tập lịch sử đưa ra cần chứa đựng tình huống có vấn đề, nội dung của bất kì bài tập lịch sử nào cũng phải thể hiện sự mâu thuẫn giữa điều đã biết và chưa
biết, bài tập phải được giải quyết bằng toàn bộ những thao tác và phán đốn trí tuệ và thực tiễn.
Năng lực VDKT là một phần của năng lực thực hành bộ mơn lịch sử. Vì vậy để phát triển năng lực VDKT trong DHLS phải tiến hành bài tập thực hành, góp phần phát triển tư duy cho HS. Vậy một trong những biện pháp để phát triển năng lực VDKT cho HS là việc GV đưa ra các bài tập nhận thức. Bài tập nhận thức nâng cao trình độ tư duy của HS khi nó được cấu tạo thành một hệ thống các bài tập nhận thức của một bài học, hay một chủ đề, một giai đoạn lịch sử. Hệ thống bài tập nhận thức này chủ yếu đi sâu vào nội dung bản chất sự kiện. Hệ thống này bao gồm các vấn đề sau:
- Nhận biết quá trình phát triển lịch sử và cơ cấu của một sự kiện (hiện tượng, biến cố, nhân vật, quá trình lịch sử…)
- Xác định những mối liên hệ nhân quả của sự việc.
- Xác định tính kế thừa giữa các sự kiện, thời kì, giai đoạn lớn.
- Nên khuynh hướng phát triển của một sự kiện, một thời đại hay một xã hội nói chung.
- Phân tích tính chất của sự kiện (tiến bộ, phản động, bản chất giai cấp…). - Xác định các giai đoạn, thời kì phát triển của sự kiện hay xã hội
- So sánh để rút ra cái chung và riêng, cái giống và khác nhau, tiêu biểu và đặc thù của các sự kiện, thời kỳ lịch sử.
- Tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện, bài học, kinh nghiệm lịch sử đối với ngày nay.
Bài tập nhận thức phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
Thứ nhất: HS nhận thức được sự kiện cơ bản của bài học (phân biệt những kiến thức thứ yếu, những kiến thức không cơ bản).
Thứ hai: khôi phục bức tranh quá khứ (sự kiện, quá trình, nhân vật) phù hợp với trình độ và yêu cầu học tập mỗi lớp.
Thứ ba: nhận thức, phân tích sự kiện trong tình huống có vấn đề, rút ra bản chất, đặc trưng sự kiện, quy luật lịch sử, để hiểu sâu sắc sự kiện.
Thứ tư: VDKT đã biết để tiếp thu bài học mới trong hoạt động thực tiễn, nhằm phát triển tư duy sáng tạo và năng lực thực hành của HS, năng lực VDKT của HS.
Ví dụ: Khi dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1973
thuộc các bài 21, 22 (SGK Lịch sử 12), trong tiết ôn tập, GV giao một bài tập thảo luận nhóm cho HS: Hồn thành bảng thống kê các chiến lược chiến tranh và những thắng lợi của quân dân miền Nam trong đấu tranh chống lại các chiến lược chiến tranh của Mĩ (1961 - 1973). GV yêu cầu các nhóm HS liên hệ, vận dụng kiến thức đã học của các bài để làm theo mẫu có gợi ý các tiêu chí cần thống kê và so sánh.
- Gợi ý sản phẩm: Bảng thống kê các chiến lược chiến tranh và những thắng lợi của quân dân miền Nam trong đấu tranh chống các chiến lược chiến tranh của Mĩ (1961-1973)
CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH
ĐẶC BIỆT
CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỤC BỘ
VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH
Thời
gian 1961-1965 1965-1968 1969-1973 Tổng
thống Kennơđi và Giơn xơn Giơn xơn Ních xơn và Pho
Hoàn cảnh
Sau phong trào Đồng Khởi, phong trào đấu tranh phát triển mạnh, trực tiếp đe dọa tới hệ thống cai trị của đế quốc.
-1961: Kennơđi, thực hiện chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh
hoạt” và thí điểm ở Việt Nam là Chiến lược chiến tranh đặc biệt
-1965, trước nguy cơ phá sản chiến lược chiến tranh đặc biệt, Mỹ đẩy mạnh xâm lược miền Nam bằng chiến lược chiến tranh cục bộ và mở rộng phá hoại miền Bắc
-Sau thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ, Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh mới.
1969: Nich-xơn
Chiến lược “Ngăn
đe thực tế” thay cho phản ứng linh hoạt, và vận dụng vào Việt Nam là Việt Nam hóa chiến tranh, vào Đơng Dương là Đơng Dương hóa chiến
CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH
ĐẶC BIỆT
CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỤC BỘ
VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH tranh Sơ đồ khái niệm CLCTĐB = Quân đội Sài Gòn + Cố vấn Mỹ + Trang thiết bị và vũ khí Mỹ CLCTCB= Quân đội Mĩ+ quân đồng minh + quân Sài Gịn + vũ khí Mĩ
VNHCT = Quân đội Sài Gòn + Quân đội Mỹ + Cố vấn Mỹ + Vũ khí Mỹ
Phạm vi
Miền Nam - Miền Nam
-Phá hoại miền bắc bằng không quân và hải quân
-Cả Việt Nam -Tồn Đơng Dương Âm mưu - Thủ đoạn của Mĩ - Đề ra kế hoạch Xtây - Tay lo: nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng
+ Tăng số quân Sài Gòn + Tăng viện trợ quân sự, tăng số lượng cố vấn + Chiến thuật trực thăng vận và thiết xa vận + Ấp chiến lược -> tách dân ra khỏi cách mạng - > xương sống của chiến lược.
+ Hành quân truy quét, phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới
- Tăng cường số lính Mĩ tới nửa triệu quân
- Tăng quân Đồng minh tới 7 vạn, quân Sài Gòn gần 1 triệu quân
- Mở các cuộc hành quân “ tìm diệt” và bình định” - Dựa vào ưu thế quân sự và vũ khí
- Quân Mĩ và đồng minh rút dần, quân Sài Gòn là lực lượng chủ yếu trên chiến trường
-> Âm mưu: người Việt đánh người Việt
- Sử dụng các âm mưu ngoại giao để giảm sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc với Việt Nam
Chủ trương
của ta
- 1/1961: Trung ương cục Miền Nam ra đời - 2/1961: Các lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam được thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam
- Chủ trương kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến công với nổi dậy
- Đánh trên 3 vùng chiến lược: Rừng núi, nông thôn -đồng bằng,
- Ý chí “Quyết chiến, quyết thắng giặc Mĩ xâm lược”
- Trung ương Đảng phát động phong trào sản xuất chi viện cho miền Nam
- Trung ương Đảng xác định đây là một cuộc chiến tranh toàn diện, tăng cường, mở rộng - Xác định chống địch trên chiến trường, vừa đấu tranh trên bàn đàm phán
CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH
ĐẶC BIỆT
CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỤC BỘ
VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH
thành thị
-Đánh trên 3 mũi giáp cơng: Chính trị -qn sự -binh vận Diễn biến * Trên mặt trận chính trị
- Phong trào đấu tranh mạnh mẽ tiêu biểu là phong trào của các tín đồ Phật giáo
-8/5/1963: 2 vạn tăng ni, phật tử ở Huế biểu tình phản đối chính quyền cấm treo cờ Phật -11/6/1963: Hịa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu - 16/6/1963: 70 vạn quần chúng tại Sài Gòn tổ chức mitinh làm rung chuyển chế độ Mĩ - Ngụy * Trên mặt trận chính trị - PTĐT lan rộng
- Công nhân, học sinh, sinh viên, 1 số binh lính quân đội Sài Gòn đấu tranh đòi Mĩ rút quân về nước
- Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của của Mặt trận DTGPMNVN được năng cao
+ 1967: có trụ sở thường trú tại hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa + Cương lĩnh của mặt trận được 41 nước tổ chức quốc tế và 5 tổ chức khu vực ủng hộ * Trên mặt trận chính trị -6/6/1969: Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam được thành lập, có 23 nước cơng nhận, 21 nước đặt quan hệ ngoại giao - Thành lập liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương - Phong trào đấu tranh nổ ra rộng khắp
* Mặt trận quân sự - Trận Ấp Bắc (1963)
+ 1/1963: Mĩ huy động 2000 quân xe tăng, máy bay tới Ấp Bắc
+ Quân dân ta phản công ác liệt: loại 450 tên; 8 máy bay, nhiều xe tăng
-> Bước đầu làm thất bại chiến thuật “trực thăng vận, thiết xa vận” -> Mở đầu cao trào “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” * Mặt trận quân sự -Trận Vạn Tường (1965) + 18/8/1965: Mĩ huy động 1 lực lượng quân sự, trang thiết bị lớn đánh vào Vạn Tường (Quảng Ngãi) + Quân chủ lực + du kích + nhân dân địa phương của ta đã đẩy lùi cuộc tiến công
=>Đây là trận đầu tiên
Mỹ trực tiếp chiến đấu,tuy sử dụng 1 lực lượng quân sự lớn những * Mặt trận quân sự -Chiến thắng Đông Bắc Campuchia +30/4/1970- 30/6/1970: Liên quân Việt Nam- Campuchia đập tan cuộc hành quân của 10 vạn qn Mĩ, Sài Gịn -> giải phóng phần lớn vùng Đông Bắc Campuchia với 4,5 triệu dân -Chiến thắng
CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH
ĐẶC BIỆT
CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỤC BỘ
VIỆT NAM HĨA CHIẾN TRANH
- Trận Bình Giã (1964)
+2/12/1964: Ta tấn cơng Bình Giã, loại 1700 tên địch Làm phá sản cơ bản CLCTĐB của Mĩ -Trận An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài Làm phá sản hoàn toàn CLCTĐB của Mĩ