Một số yêu cầu khi lựa chọn các biện pháp phát triển năng lực vận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức trong dạy học lịch sử việt nam (1954 1975) lớp 12 ở trường THPT huyện yên phong tỉnh bắc ninh​ (Trang 56 - 58)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2. Một số yêu cầu khi lựa chọn các biện pháp phát triển năng lực vận

Yên Phong tỉnh Bắc Ninh

2.2.1. Phải lựa chọn kiến thức cơ bản, trọng tâm

Phát triển năng lực VDKT cho HS trong DHLS, GV phải lựa chọn kiến thức cơ bản. Kiến thức lịch sử là vô hạn trong khi thời gian và khả năng nhận thức của HS thì có hạn. Lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đã thừa nhận cho sự tồn tại của những thuộc tính cơ bản và có vai trị quyết định của nó đối với tính chất của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Vì vậy, xác định kiến thức cơ bản là một phương pháp khoa học mang tính sư phạm. Kiến thức cơ bản khơng chỉ giúp HS hiểu được bản chất, quy luật, mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng mà còn bồi dưỡng cho các em ý nghĩa giáo dục lớn. Từ đó mới phát triển được năng lực cần thiết trong DHLS.

2.2.2. Phải đảm bảo được mục tiêu dạy học

Phát triển năng lực VDKT cho HS trong DHLS phải đảm bảo thực hiện mục tiêu dạy học, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử. Trong chương trình giáo dục phổ thơng, mỗi một bộ mơn lại có các PPDH khác nhau nhưng đều giống nhau ở việc phải đáp ứng mục tiêu dạy học và nhiệm vụ của bộ môn. Việc rèn luyện và phát triển một hệ thống năng lực VDKT cho HS trong DHLS ở trường THPT

khơng nằm ngồi mục đích giúp các em lĩnh hội tốt hơn kiến thức lịch sử, hiểu được bản chất, tiến trình hợp quy luật của lịch sử nhân loại, bồi dưỡng nhân cách, phát triển năng lực VDKT, năng lực tư duy… cho HS.

2.2.3. Phải đảm bảo tính vừa sức

Phát triển năng lực VDKT cho HS trong DHLS phải đảm bảo tính vừa sức với HS. Đây là một yêu cầu thiết thực trong việc lựa chọn và sử dụng các biện pháp phát triển năng lực VDKT cho HS. Các biện pháp được sử dụng khơng q khó gây tâm lí bng xi hoặc q dễ gây tâm lí chán nản. GV chú ý các biện pháp phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức của HS, tạo nên tính vừa sức ở mỗi đối tượng HS. Để rèn luyện phát triển năng lực VDKT đề cho HS trong dạy DHLS là công việc lâu dài, khó khăn địi hỏi sự nỗ lực khơng ngừng của GV và HS. Nó địi hỏi phải có kế hoạch rèn luyện lâu dài, từng bước, từ mức độ thấp đến mức độ cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trải qua một quá trình như vậy, hệ thống năng lực VDKT mới được rèn luyện và phát triển.

2.2.4. Phải phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

Hiệu quả của việc rèn luyện và phát triển năng lực VDKT cho HS chỉ thực sự có hiệu quả khi HS tích cực, chủ động, sáng tạo tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp, ở nhà và học tập trải nghiệm. Để đạt kết quả cao nhất, GV cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và sự ham mê phát hiện, khám phá cái mới trong nhận thức của HS. HS là chủ thể của hoạt động nhận thức, hoạt động tư duy. Khi các em thật sự có ý chí nỗ lực, cố gắng tham gia tất cả các hoạt động học tập mà GV đưa ra thì khơng những khắc sâu được kiến thức mà cịn góp phần phát triển được các kĩ năng, năng lực VDKT trong DHLS. Muốn vậy thì GV cần giúp các em xác định được mục đích VDKT trong học tập và trong cuộc sống để từ đó các em đưa ra những cách giải quyết hiệu quả nhất cho vấn đề đặt ra.

2.2.5. Phải góp phần tích cực vào đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử

Phát triển năng VDKT cho HS trong DHLS phải góp phần tích cực vào đổi mới PPDH Lịch sử ở trường THPT. Đổi mới PPDH là chuyển từ lối truyền

thụ một chiều, thầy đọc - trò chép sang cách dạy học nhằm phát triển tồn diện nhận cách, phát huy tính chủ động, sáng tạo, khả năng tự học, khả năng VDKT trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống của các em. Hiện nay, để thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế tri thức thì giáo dục nước ta cũng như các nước trên thế giới đang chuyển từ PPDH tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, đào tạo những con người không chỉ có kiến thức mà cịn có năng lực tồn diện. Vậy nên, để đào tạo được thể hệ trẻ có những năng lực cần thiết thì việc rèn luyện phát triển năng lực VDKT cho HS trong DHLS ở trường THPT là điều quan trọng và cần thiết.

Như vậy, việc xác định một số yêu cầu trên là cơ sở cho chúng tôi xây dựng các biện pháp phát triển năng lực VDKT cho HS trong quá trình DHLS. Việc dạy học phát triển năng lực VDKT còn khá mới mẻ với cả đội ngũ GV và HS. Do vậy, những yêu cầu trên cũng là căn cứ để tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất.

2.3. Các biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1954 - 1975) ở trường THPT huyện Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức trong dạy học lịch sử việt nam (1954 1975) lớp 12 ở trường THPT huyện yên phong tỉnh bắc ninh​ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)