9. Cấu trúc của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Địa điểm, thời gian, đối tượng khảo sát
*Địa điểm, thời gian: Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát ở ba trường
THPT huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong năm học 2019 - 2020. Kết quả thu được sẽ giúp chúng tơi có được một cái nhìn tổng thể, khái quát về thực trạng DHLS nói chung, DHLS Việt Nam (1954 - 1975) nói riêng ở ba trường THPT huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh: Trường THPT Yên Phong số 1, THPT Yên Phong số 2 và THPT Dân lập Nguyễn Trãi.
*Đối tượng: GV dạy bộ môn Lịch sử và HS lớp 12 ở ba trường THPT
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh: Trường THPT Yên Phong số 1, THPT Yên Phong số 2, THPT Dân lập Nguyễn Trãi và Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Yên Phong. Những trường chúng tôi tiến hành điều tra đều có điều kiên cơ sở vật chất, trình độ HS tương đương, chăm ngoan, ham học hỏi, GV dạy lịch sử đều có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, có tinh thần trách nhiệm cao với nghề nghiệp.
1.2.2. Kế hoạch và nội dung tiến hành điều tra, khảo sát
*Mục đích điều tra, khảo sát
Về mục đích của cơng tác điều tra nhằm đánh giá tình hình DHLS nói chung và việc phát triển năng lực VDKT cho HS trong DHLS nói riêng. Kết quả điều tra là cơ sở thực tiễn quan trọng để chúng tôi đề xuất các biện pháp nhằm phát triển năng lực VDKT cho HS trong DHLS.
*Kế hoạch tiến hành điều tra, khảo sát
- Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra phát cho GV và HS để lấy ý kiến. - Dự giờ chuyên môn, quan sát hoạt động dạy - học trên lớp của GV và HS, nghiên cứu trao đổi, phỏng vấn GV lịch sử, HS ở các trường THPT, về vấn
đề cần khảo sát, phát phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến của GV và HS về các vấn đề cần nghiên cứu.
*Nội dung điều tra, khảo sát
Đối với GV: Tập trung vào nhận thức của GV về bản chất, nội dung, vai trò, ý nghĩa của năng lực VDKT trong DHLS, biểu hiện và các biện pháp sư phạm để rèn luyện và phát triển năng lực VDKT cho HS trong DHLS.
Đối với HS: chúng tôi tiến hành điều tra các vấn đề như tìm hiểu thái độ của HS đối với bộ môn Lịch sử, quan niệm của HS về năng lực VDKT và mong muốn của các em khi học bộ môn lịch sử.
1.2.3. Kết quả điều tra, khảo sát
Căn cứ vào kết quả xử lý số liệu điều tra của GV và HS, chúng tôi thấy được thực trạng của việc phát triển năng lực VDKT cho HS trong DHLS để từ đó xác định nguyên nhân và đề xuất biện pháp. Trên cơ sở tổng hợp kết quả điều tra các nguồn thông tin thu thập chúng tơi thu được kết quả như sau:
*Về phía GV:
Với câu hỏi: “Quan điểm của thầy (cô) về tầm quan trọng của việc phát
triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học Lịch sử” thì 100%
GV tham gia cuộc điều tra đều khẳng định sự cần thiết phải rèn luyện và phát triển năng lực VDKT cho HS. Và 89.5% GV cho rằng phát triển năng lực VDKT cho HS giúp các em phát triển được năng lực VDKT trong học tập bộ môn và biết VDKT lịch sử đã học vàothực tiễn cuộc sống.
Về ý nghĩa của việc phát triển năng lực VDKT cho HS trong DHLS: 100% GV đều cho rằng việc phát triển năng lực VDKT có một ý nghĩa quan trọng. Nó góp phần củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn, bồi dưỡng thái độ, tư tưởng tình cảm đúng đắn, tính chun cần, kiên trì cho HS
Trong DHLS, năng lực VDKT có những biểu hiện cần phải được rèn luyện và phát triển cho HS. Vì vậy, chúng tơi đề xuất các nội dung năng lực VDKT trong phiếu điều tra. Kết quả thu được như sau: 57,9% GV đồng ý biểu hiện là
VDKT đã học để hiểu kiến thức mới; 26,3% chọn năng lực VDKT liên môn trong dạy học; 36,8% GV chọn năng lực VDKT lịch sử thế giới để hiểu kiến thức lịch sử Việt Nam; 31,6% GV chọn năng lực VDKT lịch sử dân tộc để hiểu lịch sử địa phương. 26,3 % GV chọn nội dung năng lực VDKT lịch sử vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống, hay các vấn đề thời sự đang diễn ra ở trong nước và thế giới.
Như vậy, đã số các GV đã nhận thức được sự phong phú về những biểu hiện của năng lực VDKT cho HS trong DHLS cần thiết để phát triển cho HS.
Về mức độ sử dụng những biện pháp để phát triển năng lực VDKT cho HS trong DHLS thì đa số vẫn sử dụng phương pháp truyền thống: thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp. Các GV đều rất ít vận dụng những biện pháp khác: Tổ chức hoạt động khởi động để liên hệ kiến thức cũ với kiến thức mới (31,6%); Sử dụng các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá yêu cầu HS giải quyết các vấn đề học tập (42,1%); Hướng dẫn HS VDKT để làm bài tập Lịch sử (gồm bài tập nhận thức, vẽ sơ đồ, sử dụng đồ dùng trực quan, hùng biện về một nhân vật lịch sử, giao bài tập về nhà...) (36,8%); Tổ chức cho HS tham gia các cơng tác cơng ích xã hơi: Tham gia xây dựng nhà bảo tàng, phòng truyền thống cách mạng ở địa phương, thăm hỏi các gia đình thương binh, liệt sĩ...hoặc chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, đền thờ các anh hùng dân tộc(21.1%); Hướng dẫn HStuyên truyền, phổ biến kiến thức Lịch sử trong nhân dân (tổ chức dạ hội Lịch sử, các cuộc thi kỉ niệm các ngày lễ lớn...) (15,8%); Hướng dẫn HS bày tỏ ý kiến cá nhân về các hành vi sai lệch trong cuộc sống (21,1%); GV thường xuyên gắn nội dung học tập với thực tế cuộc sống (31,6%). Thực tế cho thấy việc tích cực vận dụng các biện pháp nhằm phát triển năng lực VDKT cho HS trong DHLS ở trường phổ thông hiện nay chưa được quan tâm và chú trọng nhiều.
Khi được hỏi: “Thầy (cô) thường giao cho HS những loại bài tập về nhà
nào dưới đây:Bài tập dưới dạng một câu hỏi tổng hợp; Bài tập lập niên biểu; Bài tập vẽ lược đồ, bản đồ; Bài tập vẽ sơ đồ, đồ thị; Bài tập dưới dạng câu hỏi
trắc nghiệm khách quan” thì nhận được kết quả như sau: bài tập dưới dạng một
câu hỏi tổng hợp (26,3%); bài tập lập niên biểu (21,1%); bài tập dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan (63,2%); và hầu như GV rất ít và khơng sử loại dạng bài tập vẽ lược đồ, bản đồ, sơ đồ, đồ thị.
Điều tra những thuận lợi và khó khăn của GV trong việc phát triển năng lực VDKT cho HS trong DHLS: 73,7% GV đều cho rằng cơ sở vật chất, phương tiện dạy học của nhà trường đầy đủ; 78,9% GV nhận thấy lãnh đạo nhà trường quan tâm,động viên,khuyến khích đổi mới, đa số HS tích cực, chủ động trong học tập. Những khó khăn mà GV gặp phải đó là: sĩ số lớp đơng (68,4); trình độ HS khơng đồng đều (63,1%); GV cịn nhận thấy việc phát triển năng lực VDKT mất nhiều thời gian, cơ sở vật chất, phương tiện dạy học ở một số trường cịn chưa đồng bộ.
*Về phía HS:
Với câu hỏi: “Em có thích học mơn lịch sử khơng?”, thì hầu hết HS đều yêu thích mơn học này (69,7%), 24,1% HS ít có hứng thú và có 18 HS trả lời khơng thích mơn lịch sử. Đa số (77,2%), HS đều cho rằng đây là môn học cần thiết có vai trị quan trọng, khơng có HS nào cho rằng đây là mơn học không cần thiết. Như vậy, phần lớn các em đã nhận thức được đúng đắn vai trị, ý nghĩa, tầm quan trọng của bộ mơn Lịch sử.
Khi được hỏi: “Thầy cơ trong mỗi bài học có thường xun rèn luyện, phát
triển cho các em năng lực vận dụng kiến thức trong dạy học lịch sử?” thì đa số
HS trả lời là có hướng dẫn nhưng thỉnh thoảng.
Về nhận thức của HS đối với đối với các biện pháp mà GV thường sử dụng để phát triển năng lực VDKT cho HS: Tổ chức hoạt động khởi động để liên hệ kiến thức cũ với kiến thức mới (24,1%); Sử dụng các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá yêu cầu HS giải quyết các vấn đề học tập ((45,5%); Hướng dẫn HSVDKT để làm bài tập Lịch sử (gồm bài tập nhận thức, vẽ sơ đồ, sử dụng đồ dùng trực quan, hùng biện về một nhân vật lịch sử, giao bài tập về
nhà...) (33.4%); Tổ chức cho HS tham gia các cơng tác cơng ích xã hơi: Tham gia xây dựng nhà bảo tàng, phòng truyền thống cách mạng ở địa phương hoặc chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, đền thờ các anh hùng dân tộc, thăm hỏi các gia đình thương binh, liệt sĩ...(17,6%); Hướng dẫn HS tuyên truyền, phổ biến kiến thức Lịch sử trong nhân dân (tổ chức dạ hội Lịch sử, các cuộc thi kỉ niệm các ngày lễ lớn...) (16.2%); Hướng dẫn HS bày tỏ ý kiến cá nhân về các hành vi sai lệch trong cuộc sống (21.4%); GV thường xuyên gắn nội dung học tâp với thực tế cuộc sống (29,3%).
Với câu hỏi: “Em thường sử dụng những phương pháp học tập bộ môn
lịch sử nào dưới đây:Sử dụng kiến thức lịch sử thế giới để hiểu kiến thức lịch sử Việt Nam; Sử dụng kiến thức lịch sử dân tộc để hiểu lịch sử địa phương; Sử dụng kiến thức liên môn để hiểu kiến thức lịch sử; Sử dụng kiến thức lịch sử đã học vào thực tiễn cuộc sống” thu được ý kiến như sau: Sử dụng kiến thức lịch sử thế
giới để hiểu kiến thức lịch sử Việt Nam (23,4%); Sử dụng kiến thức lịch sử dân tộc để hiểu lịch sử địa phương (16,9%); Sử dụng kiến thức liên môn để hiểu kiến thức lịch sử (14,8%) ; Sử dụng kiến thức lịch sử đã học vào thực tiễn cuộc sống (16,2%).
Qua đây nhận thấy rằng, đa số các em đều đã có năng lực VDKT, nhưng mức độ chưa cao và không đồng đều giữa các HS. Phần lớn các HS đều còn yếu kém ở năng lực VDKT liên môn, kiến thức lịch sử dân tộc để hiểu lịch sử địa phương, VDKTvào thực tiễn cuộc sống.
Như vậy, qua thực hiện điều tra khảo sát GV và HS, chúng tôi rút ra được những kết luận chung như sau: đa số GV và HS đều nhận thức đúng và đánh giá cao việc phát triển năng lực VDKT cho HS trong DHLS. Và cũng có khơng ít GV và HS nhận thức cịn hạn chế về năng lực VDKT. Chứng tỏ, việc phát triển năng lực VDKT cho HS còn chưa thực sự được quan tâm, thực hiện có hiệu quả do nhiều nguyên nhân khác nhau về cả chủ quan lẫn khách quan. Thực trạng DHLS đó chưa phản ánh đúng thực tế xu hướng trong đổi mới giáo dục hiện nay
là phát triển năng lực người học. Vì vậy, việc đề xuất các biện pháp phát triển năng lực VDKT cho HS trong DHLS là một yêu cầu cấp thiết nhằm khắc phục những hạn chế trong xu hướng đổi mới PPDH để góp phần nhỏ bé vào cơng cuộc xây dựng đất nước trong thời kì hội nhập.
* *
*
Tóm lại, trong những năm gần đây việc đổi PPDH theo hướng phát triển năng lực của người học đã được nhiều nhà giáo dục quan tâm. Tuy nhiên, các cơng trình chỉ dừng lại ở nghiên cứu lý luận chung, chưa có cơng trình nào đi sâu, trực tiếp về vấn đề dạy học theo hướng phát triển năng lực VDKT cho HS THPT, đặc biệt là trong bộ môn Lịch sử ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở nghiên cứu tình hình DHLS nói chung và việc phát triển năng lực VDKT cho HS nói riêng,chúng tơi đã xác định được nội dung và tiêu chí của năng lực VDKT trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thơng. Từ đó chúng tơi thấy rằng việc đề ra các biện pháp nhằm phát triển năng lực VDKT cho HS trong DHLS là cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Vì vậy ở chương II, chúng tôi đề xuất một số nguyên tắc và biện pháp phát triển năng lực VDKT trong DHLS Việt Nam (1954 - 1975) lớp 12 ở trường THPT huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh.
Chương 2
CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨCTRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1954 - 1975) LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN YÊN PHONGTỈNH BẮC NINH 2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam (1954 - 1975) lớp 12 THPT
2.1.1. Vị trí
Chương trình Lịch sử lớp 12 (Chương trình chuẩn) là một phần của chương trình Lịch sử THPT, làm rõ hơn những nội dung Lịch sử đã được học ở cấp THCS. Bởi chương trình sách giáo khoa được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp với đường thẳng. Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi dừng lại khai thác nội dung Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 để nghiên cứu phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho HS trong DHLS.
Chương trình Lịch sử lớp 12 THPT (Chương trình chuẩn) gồm hai phần: Phần một: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000: gồm 6 chương, 10 bài và 1 bài tổng kết.
Phần hai: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000: phần này gồm 5 chương, 15 bài và 1 bài tổng kết.
Trong sách giáo khoa lớp 12- THPT (Chương trình chuẩn) phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 thuộc chương IV: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975: gồm 3 bài:
- Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gịn ở miền Nam (1954 - 1965)
- Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)
- Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hồn tồn miền Nam (1973 - 1975)
trọng đối với sự phát triển khả nằng tư duy độc lập, sáng tạo và các phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng nhân cách, đặc biệt là phát triển những năng lực cần thiết cho học sinh THPT, trong đó có năng lực VDKT.
2.1.2. Mục tiêu
Khi học xong phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 HS cần phải đạt được mục tiêu trên cả ba mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ.
*Về kiến thức: trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc
Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 (từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954 đến ngày 30 -4 - 1975). Đặc điểm độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam (1954 - 1975) là tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau ở hai miền: các mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Nhiệm vụ chung của cách mạng cả nước là cùng nhau kháng chiến chống Mĩ cứu nước, thống nhất nước nhà. Nhờ có sự lãnh đạo của Đảng - nhân tố hàng đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đã kết thúc thắng lợi, Bắc Nam sum vầy.
*Về thái độ
Lịch sử Việt Nam (1954 - 1975) góp phần bồi dưỡng tình cảm ruột thịt Bắc - Nam, thấm thía nỗi đau khi đất nước bị chia cắt, vui mừng trước những thành tựu của đất nước đạt được trong thời kì này; từ đó có niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tiền đồ của cách mạng.
Lịch sử Việt Nam giai đoạn này còn bồi dưỡng lòng yêu nước gắn với chủ nghĩa xã hội, tình cảm ruột thịt Bắc - Nam, tình đồn kết chiến đấu giữa ba dân tộc ở Đông Dương, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tiền đồ của cách mạng.
Qua đó, bồi dưỡng tinh thần dân tộc và niềm tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
*Về kỹ năng
- Rèn kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước, nhiệm vụ cách mạng của từng miền, âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mĩ và chính quyền
Sài Gịn ở miền Nam.
- Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ và quan sát, nhận xét các tranh, ảnh trong SGK, qua đó nhận thức lịch sử.
- Rèn kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu, thủ đoạn của địch trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam, cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc trong hai lần và chiến lược “Đông