9. Cấu trúc của luận văn
2.3. Các biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh
2.3.3. Giáo viên thường xuyên gắn nội dung học tập với thực tế cuộc sống
Việc GV việc gắn nội dung học tập với thực tế cuộc sống cũng phải căn cứ vào nội dung phù hợp của từng bài. GV có thể gắn nội dung học tập với thực tế cuộc sống bằng nhiều cách khác nhau: trong lời giảng giải, đặt câu hỏi liên hệ với thực tế cuộc sống có liên quan, cung cấp cho HS những tư liệu tham khảo liên quan, yêu cầu HS thực hiên những nhiệm vụ học tập.
Ví dụ: Khi dạy bài 21: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 -1965)”
(SGK Lịch sử 12) phần hoạt động vận dung, mở rộng: GV gắn nội dung học tập với thực tế cuộc sống bằng cách giao nhiệm vụ cho HS bằng các bài tập sau (HS có thể làm ở nhà):
Câu 1: Từ đường lối cách mạng sáng tạo, đúng đắn của Đảng trong Đại hội Đảng lần III (9/1960), em hãy rút ra bài học cho sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn hiện nay ?
Câu 2: Từ tinh thần của nhân dân miền Bắc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1961-1965), em học hỏi được gì để đóng góp cho cơng cuộc xây dựng đất nước hiện nay ?
Câu 3: Từ tinh thần chiến đấu của nhân dân miền Nam trong chống chiến lược « chiến tranh đặc biệt » của Mĩ, em có thể học hỏi được điều gì để đóng góp cho cơng cuộc xây dựng đất nước hiện nay ?
Dự kiến sản phẩm: HS có thể viết báo cáo (đoạn văn hay trình chiếu hay bộ sưu tập ảnh…). HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử… GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi… Thơng qua các bài tập như trên sẽ góp phần giúp HS không chỉ hiểu kiến thức bài học một cách sâu sắc mà cịn có tác dụng giúp các em biết liên hệ kiến thức với thực tiễn cuộc sống, với ý thức và trách nhiệm của bản thân các em.
Ví dụ: Khi dạy xong bài 21: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gịn ở miền Nam (1954 - 1965)” và
bài 22: “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.
Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)” (SGK Lịch sử
12): Nhằm VDKT mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. GV đặt câu hỏi kiểm tra cho HS: Từ những thắng lợi liên tiếp của nhân dân ta trước ba loại hình chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ, em hãy rút ra những nhân tố đảm bảo cho sự thành công của một cuộc cách mạng/kháng chiến ?
Ví dụ: Khi dạy bài 23:“Khơi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hồn tồn miền Nam (1973 - 1975)” trong hoạt động vận dụng,
mở rộng bài học, GV gắn nội dung học tập với thực tế cuộc sống bằng các câu hỏi, bài tập cho HS:
- Câu 1: Từ những thắng to lớn như Hiệp định Giơ - ne - vơ, hiệp định Pari ; em hãy rút ra những yếu tố cần thiết, đảm bảo cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao trong một cuộc chiến tranh.
- Câu 2: Sưu tầm các hình ảnh tiêu biểu về giải phóng miền Nam, vai trị hậu phương miền Bắc trong thời kì 1973-1975.
- Câu 3: Liên hệ với tình hình thực tế biển đảo của nước ta hiện nay, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm nào có thể phát huy để giữ vững chủ quyền biển đảo.
- Dự kiến sản phẩm: HS sưu tầm một số tranh ảnh trên sách, báo, mạng intenet…HS trả lời cơ bản theo kiến thức đã được lĩnh hội, liên hệ được với việc phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng và sức mạnh đồn kết nhân dân trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và gìn giữ chủ quyền biển đảo hiện nay.