9. Cấu trúc của luận văn
2.3. Các biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh
2.3.2. Vận dụng kiến thức đã học vàothực tiễn cuộc sống
2.3.2.1. Tổ chức cho HS tham gia các cơng tác cơng ích xã hội
* Tham gia xây dựng nhà bảo tàng, phòng truyền thống cách mạng ở địa phương, thăm hỏi các gia đình thương binh, liệt sĩ, chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ.
Việc xây dựng nhà bảo tàng, phòng truyền thống cách mạng địa phương là cơng việc chung của chính quyền xã, ban văn hóa và nhân dân địa phương. Đồng thời cũng nên có sự tham gia đóng góp cơng sức của GV và HS. GV lịch sử phụ trách, hỗ trợ nhưng phải kết hợp chặt chẽ với chính quyền xã, ban văn hóa xã và
biến thành một việc chung của nhân dân địa phương. Và đặc biệt cần có sự giúp sức của các em học sinh đang sinh sống và học tập tại địa phương. Để làm tốt công tác này cần tiến hành theo các bước xây dựng: thành lập ban phụ trách, và lập đề cương xây dựng, chọn địa điểm thu thập hiện vật; đồng thời phải khai thác triệt để các nguồn tư liệu: tranh ảnh, thành văn, hiện vật và sắp xếp trang trí nhà truyền thống sao cho vừa khoa học vừa đẹp, gọn gàng, đảm bảo giá trị lịch sử và mang tính giáo dục. Khi HS được trực tiếp tham gia công việc này sẽ giúp các em được trau dồi, củng cố kiến thức đã học. Ngồi ra, nó cịn tác động đến nhận thức, tình cảm, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục lý tưởng, lịng tự hào và tình yêu quê hương đất nước cho HS.
Vào các dịp đầu xuân, nhà trường thăm viếng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các thương binh, lão thành cách mạng, gia đình liệt sĩ, gia đình chính sách, neo đơn, nghèo khổ… Cơng việc này do Đồn trường và câu lạc bộ từ thiện phụ trách.
Chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử, cách mạng, nghĩa trang liệt sĩ, đền thờ các vị anh hùng dân tộc thường được tiến hành vào các dịp đầu xuân năm mới. Nhà trường THPT Yên Phong số 2 thường xuyên tổ chức các đợt lao động vệ sinh ở nghĩa trang liệt sĩ của các xã của huyện như Nghĩa tranh liệt sĩ Thụy Hòa, Tam Giang…và cho các em HS thắp hương tưởng nhớ công lao của các liệt sĩ.
Ví dụ: GV hướng dẫn HS tìm hiểu lịch sử địa phương để làm tư liệu cho
phòng truyền thống cách mạng của huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh với chủ đề: Đóng góp của xã Tam Giang trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975). Qua chủ đề này, giúp HS thấy đóng góp của xã mình với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước về vật chất và tinh thần, đặc biệt là về mặt tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc, góp phần nhằm giáo dục truyền thống u nước, lịng tự hào dân tộc.
*Hướng dẫn HS tuyên truyền, phổ biến kiến thức lịch sử trong nhân dân
Trên cơ sở những kiến thức HS tiếp thu được trong việc học tập bộ mơn lịch sử ở nhà trường HS có thể phát triển năng lực VDKT của mình thơng qua
việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức lịch sử cho nhân dân, đặc biệt là kiến thức về lịch sử địa phương. Những chủ đề có thể phổ biến như: tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương qua các giai đoạn lịch sử, từ đó đánh giá đóng góp của địa phương đó với lịch sử dân tộc; những di tích lịch sử ở địa phương; phong tục tập quán của nhân dân địa phương; truyền thống đấu tranh cách mạng của địa phương; hoạt động của đảng bộ địa phương; kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc….Tổ chức triển lãm nói chuyện ở địa phương nhân ngày lễ lớn nhằm tuyên truyền phổ biến kiến thức lịch sử cho nhân dân.Kể chuyện lịch sử, nói chuyện lịch sử: Nội dung kể chuyện lịch sử là việc phổ biến kiến thức lịch sử một cách khoa học, chứ không phải những chuyện hư cấu. Do đó, nội dung câu chuyện kể phải có chủ đề-một sự kiện, một nhân vật - dựa vào một tài liệu chính xác. Có nhiều cách kể chuyện: kể lại nội dung một cuốn sách hay đã đọc, một câu chuyện được ghi chép tài liệu, hay của chính người tham gia, chứng kiến sự kiện thuật lại. Kể chuyện khác với thơng báo.Như đã nói, thơng báo cung cấp cho người nghe một số tri thức nhất định, ngắn gọn, khơ khan, cịn kể chuyện bao giờ cũng có chủ đề và có tình tiết.
Ví dụ: Trong hoạt động ngoại khóa, nhân kỉ niệm 45 năm giải phóng miền
miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975 - 30/4/2020, HS có thể VDKT đã học để đóng vai Bộ Chỉ huy chiến dịch Giải phóng Sài Gịn - Gia Định (theo Hình 81/ SGK: Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh, Xuân 1975) gồm đồng chí ngồi chính giữa từ trái qua phải gồm các đồng chí: Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng. Qua đó HS giúp người địa phương mình hiểu về chủ trương, phương châm tác chiến, diễn biến và ý nghĩa của chiến dịch Hồ Chí Minh.
Kịch bản: Đóng vai: Hướng dẫn viên du lịch để tái hiện lại chiến dịch Hồ Chí Minh
Các bạn muốn biết gì về chiến dịch này? Tên chiến dịch có phải ngay từ đầu đã mang tên Bác? Ai là người chỉ đạo và chỉ huy trực tiếp chiến dịch? Chiến dịch diễn ra như thế nào? Kết quả?
Thưa các bạn, thầy cơ: Chiến dịch Hồ Chí Minh ban đầu có tên gọi là Chiến dịch giải phóng Sài Gịn - Gia Định.
Đầu tiên: Tôi xin mời các bạn, thầy cơ tìm hiểu về Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gịn - Gia Định.
Việc thành lập Bộ chỉ huy CDHCM được đề cập đến đầu tiên trong Bức điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 7 - 4 - 1975
Ngày 8 - 4 - 1975: tại căn cứ Tà Thiết - Lộc Ninh: Bộ Chỉ huy chiến dịch Giải phóng Sài Gịn - Gia Định được thành lập, gồm:
+ Tư lệnh: Đại tướng Văn Tiến Dũng + Chính ủy: Phạm Hùng
+ Phó tư lệnh: gồm Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Đức Anh và Đinh Đức Thiện - Phó Tư lệnh, sau bổ sung thêm Trung tướng Lê Trọng Tấn.
Trong đó các đồng chí Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng, Phạm Hùng thay mặt Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo chiến dịch Giải phóng giải phóng Sài Gịn - Gia Định.
Tiếp đến: Tôi xin mời các bạn và thầy cơ tìm hiểu về chủ trương của chiến dịch Hồ Chí Minh thơng qua cuộc họp của Bộ Chỉ huy chiến dịch Giải phóng Sài Gịn - Gia Định: Hình 81/ SGK: Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh, Xuân 1975: đồng chí ngồi chính giữa từ trái qua phải gồm các đồng chí: Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng.
Cuộc họp ngày 10 - 4 - 1975 của Bộ Chỉ huy chiến dịch:
Văn Tiến Dũng: Tôi thấy: Chiến thắng trong hai chiến dịch liên tiếp Trị
Thiên và Đà Nẵng đã làm thay đổi cơ bản so sánh lực lượng, tạo sự phát triển nhảy vọt về cục diện chiến tranh có lợi cho ta.
Lê Đức Thọ: Đồng chí Dũng nói đúng. Sau chiến dịch Đà Nẵng quân dân
ta đã sẵn sàng cho trận quyết chiến chiến lược đến cùng với khí thế “một ngày bằng 20 năm”.
Phạm Hùng: Vâng ah! Thưa a Thọ: Từ sau chiến dịch Đà Nẵng, Bộ Chính
trị đã chủ trương: Quyết tâm thực hiện Tổng tiến công và nổi dậy…Tốt hơn cả là bắt đầu và kết thúc trong tháng 4 năm nay, không để chậm..
Lê Đức Thọ: Đúng rồi! Trung ương Đảng đã khẳng định: “Thời cơ chiến
lược đã đến, ta có điều kiện hồn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam”.
Văn Tiến Dũng: Vâng thưa 2 anh! Em thay mặt Bộ chỉ huy công bố quyết
định sau: Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kĩ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa - trước tháng 5 - 1975 ah!.
Phạm Hùng: À! Còn về phương châm tác chiến chúng ta cứ theo Mệnh
lênh của tướng Giáp trong Bức điện cách đây 3 hôm ah: “ Thần tốc, thần tốc hơn
nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ, từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”.
Dẫn truyện: Và tại hội nghị các đồng chí đã cùng nhau nhất trí đề nghị Bộ
Chính trị cho lấy tên gọi “Chiến dịch Hồ Chí Minh” thay cho tên gọi “Chiến dịch giải phóng Sài Gịn - Gia Định”.
Dẫn truyện: 4 ngày sau: ngày 14 - 4: 1 đồng chí chạy vào: Dạ thưa các
đồng chí có 1 Bức điện gửi tới Bộ chỉ huy chiến dịch ah:
Văn Tiến Dũng: Tôi - Tư lệnh Bộ chỉ huy chiến dịch xin công bố bức điện:
Số 37/TK: “Đồng ý chiến dịch giải phóng Sài Gịn - Gia Định lấy tên là Chiến
dịch Hồ Chí Minh” (Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam).
Dẫn truyện: Vậy tên gọi Chiến dịch Hồ Chí Minh có từ ngày 14 - 4 - 1975.
Tất cả các thành viên hội nghị: Cho 1 tràng vỗ tay thể hiện kí thế! Hơ: “Quyết tâm chiến thắng”.
Dẫn truyện: Dưới sự chỉ đạo của Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh đã diễn ra với tinh thần, mệnh lệnh: thần tốc, táo bạo, bất ngờ và chắc thắng, “đi nhanh đến, đánh nhanh thắng”.
Dẫn truyện: trình bày diễn biến của chiến dịch…
Dẫn truyện: thưa các bạn, thầy cô: Tôi vừa tường thuật lại diễn biến chiến
Các bạn và thầy cơ có muốn đặt câu hỏi gì cho nhóm tơi?
Tơi xin hỏi lại: Các bạn có biết Chiếc xe tăng tiến vào Dinh Độc lập và chiếc xe tăng nào húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập? Ai là người cắm cờ trên Dinh Độc lập? Bạn nào trả lời được hai câu hỏi này sẽ có 1 phần quà? Một phần quà nữa cho bạn nào có thể Hát 1 bài bài hát ca ngợi về chiến dịch Hồ Chí Minh? Qua bài hát: Hướng dẫn viên du lịch - dẫn truyền: kết luận về ý nghĩa của chiến dịch.
2.3.2.2.Hướng dẫn học sinh bày tỏ ý kiến cá nhân về các hành vi sai lệch trong cuộc sống
Thể hiện ý kiến cá nhân là nhu cầu tất yếu của mỗi con người, nhất là trong thời đại Internet, các thiết bị thông tin liên lạc di động, các mạng xã hội phát triển bùng nổ, việc thể hiện quan điểm cá nhân được thực hiện dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, bày tỏ quan điểm cá nhân một cách văn hóa, tơn trọng cộng đồng và người khác, cũng như không vi phạm pháp luật thì khơng phải ai cũng làm được. Chính vì vậy trong quá trình DHLS, GV thường xuyên liên hệ với thực tiễn cuộc sống. Từ đó, GV hướng dẫn HS vận dụng những hiểu biết của bản thân để bày tỏ ý kiến về các hành vi sai lệch trong cuộc sống, đặc biệt là liên quan đến Lịch sử dân tộc
Ví dụ: Hiện naycó một số trang mạng đăng tải các thơng tin có nội dung
tuyên truyền chống phá Đảng cộng sản và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu đã, đang tiếp tục triệt để lợi dụng, khai thác tính lan tỏa nhằm thực hiện “cuộc cách mạng truyền thông” kêu gọi hình thành các hội nhóm trái phép, lực lượng chính trị đối lập hoạt động đối trọng với Đảng; bơi nhọ uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Mục đích của chúng là làm chuyển biến, thay đổi nhận thức chính trị của nhân dân, làm dân mất niềm tin và xa rời sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Đứng trước thực trạng này thì GV cần tận dụng mạng xã hội một cách đúng đắn, hiệu quả, biến mạng xã hội thành một phương tiện, một kênh hữu ích để tuyên
truyền tính đúng đắn, cách mạng, kế hoạch, các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cho HS.
Một số lưu ý khi GV hướng dẫn học sinh bày tỏ ý kiến cá nhân về các hành vi sai lệch trong cuộc sống là:
Nâng cao cảnh giác tăng cường đấu tranh phịng chống thơng tin xuyên tạc, bịa đặt.
Sáng suốt trong việc chọn lọc và tiếp nhận thơng tin; tích cực học tập, tìm hiểu, rèn luyện bản thân, tiếp nhận thơng tin chính thống.
Khi đứng trước những hành vi và thơng tin sai lệch thì HS cần kịp thời lên tiếng, đấu tranh đẩy lùi các thơng tin đó.
Bày tỏ thái độ, ý kiến phản bác ngay với thơng tin xun tạc, bịa đặt bằng các bình luận dưới bài hay chia sẻ link hoặc trao đổi, thảo luận với thầy cơ và các bạn.
Tìm hiểu rõ Luật an ninh mạng.