Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của LDIF giai đoạn 2011 – 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư phát triển lâm đồng (Trang 50 - 52)

(Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng trong giai đoạn từ năm 2011 - 2015)

Từ biểu đồ 2.5 ta thấy, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng tuy không cao nhưng cũng có sự biến động giảm mạnh trong giai đoạn năm 2012 đến năm 2013, điều này chứng tỏ công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro đã thực hiện có chiều hướng tốt. Từ các chỉ tiêu ở trên, nợ xấu năm 2012 là 308 triệu đồng và số đã trích lập dự phòng rủi ro là 4.927 triệu đồng, chỉ tiêu này nói lên khả năng chịu đựng rủi ro trong hoạt động tín dụng, đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính hay nguồn vốn của Quỹ trong trường hợp có rủi ro xảy ra.

2.3. Khảo sát Lãnh đạo, nhân viên về Quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng. Đầu tư phát triển Lâm Đồng.

2.3.1. Xác định vấn đề cần khảo sát

Xác định vấn đề cần khảo sát là điều kiện để việc thu thập dữ liệu được tiến hành. Luận văn đã thực hiện khảo sát ý kiến của lãnh đạo, nhân viên cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý rủi ro và nhân viên có nghiệp vụ liên quan đến công tác tại

Quỹ ĐTPT Lâm Đồng về nguyên nhân, hạn chế gây ra rủi ro tín dụng và từ đó đề ra các giải pháp có tính khả thi cho việc hạn chế, ngăn ngừa và nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ ĐTPT Lâm Đồng.

2.3.2. Thiết kế bảng khảo sát

Bảng khảo sát ý kiến của lãnh đạo và nhân viên Quỹ ĐTPT Lâm Đồng được trình bày tại Phụ lục 1 gồm 33 câu hỏi khảo sát, được thiết kế dựa vào những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro của Quỹ, ngoài ra còn có thêm phần ý kiến khác ngoài những nhận định của tác giả nhằm thu thập những ý kiến, quan điểm của đối tượng cần khảo sát từ đó có được những đánh giá, đối chiếu khách quan, thực tế có ý nghĩa góp phần đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ ĐTPT Lâm Đồng.

2.3.3. Thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu

Đối với phần khảo sát trên, để nhận được sự quan tâm trả lời phiếu khảo sát, tác giả đã đến gặp trực tiếp, gởi thư khảo sát đến lãnh đạo và nhân viên Quỹ ĐTPT.

- Thời gian khảo sát: từ ngày 16/8/2016 đến ngày 12/9/2016.

- Đối tượng và phạm vi khảo sát gồm lãnh đạo và nhân viên công tác tại Quỹ. - Tổng số phiếu phát ra: 15 phiếu

- Tổng số phiếu thu về: 15 phiếu

2.3.4. Kết quả khảo sát

Các cá nhân được mời khảo sát có số thâm niên công tác tại Quỹ từ 1 đến 7 năm, trong đó: số cá nhân công tác từ 6-7 năm chiếm 40%, từ 4-5 năm chiếm 27%, từ 2-3 năm chiếm 20%, từ 1-2 năm chiếm 13%.

Vị trí công tác của cá nhân là lãnh đạo: 01 người, lãnh đạo phòng nghiệp vụ: 02 người, nhân viên bộ phận tín dụng 7 người, bộ phận quản lý rủi ro: 03 người và bộ phận kế toán: 02 người.

2.3.4.1. Kết quả khảo sát nguyên nhân rủi ro tín dụng

Tác giả đã đưa ra nhóm nguyên nhân gây rủi ro tín dụng tại Quỹ ĐTPT Lâm Đồng, trong đó có các ý kiến không đồng ý và đồng ý. Nếu cá nhân được mời khảo sát có ý kiến đồng ý với tác giả sẽ cho ý kiến theo mức độ: Thấp, Trung bình, Cao.

Qua kết quả tổng hợp từ các bảng khảo sát được trả lời, phần lớn là đồng tình với những nhận định của tác giả luận văn đưa ra. Cụ thể: Tỷ lệ đồng ý trên 60%, trong đó nguyên nhân xử lý tài sản đảm bảo kéo dài có mức độ đồng ý cao là 93%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư phát triển lâm đồng (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)