dụng và nhân tố ảnh hưởng
1.3.1. Đánh giá chất lượng QLRRTD thông qua các chỉ tiêu hoạt động tín dụng tín dụng
Bảng 1.1: Chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của QLRRTD đến chất lượng TD
STT Chỉ tiêu Công thức Ý nghĩa
1 Tỷ lệ
nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu =
Nợ xấu Tổng dư nợ cho vay
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ càng thấp chứng tỏ các khoản vay có rủi ro tín dụng thấp, hiệu quả của các biện pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro cao. 2 Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = Sốdư nợ quá hạn Tổng dư nợ cho vay
Tỷ lệ nợ quá hạn là sốtương đối và phản ánh mức độ của khoản nợ quá hạn
của bên cho vay.
3 Hệ số rủi ro tín dụng Hệ số RRTD = Nợ quá hạn Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ nợ quá hạn chiếm trong tổng tài sản
4 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Tỷ lệ DPRRTD = DPRRTD được trích lập
Dư nợ tín dụng cho kỳ báo cáo
Tỷ lệ này phản ánh sốdư quỹ dự phòng rủi ro mà TCTD trích lập so với dư nợ tín dụng thông qua việc trích lập quỹ DPRRTD hàng năm từ thu nhập hiện tại của TCTD. 5 Khảnăng bù đắp rủi ro tín dụng Khảnăng bù đắp rủi ro tín dụng = DPRRTD được trích lập Nợ quá hạn
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý RRTD
Theo Nguyễn Duy Ninh, 2013 thì các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý RRTD gồm:
1.3.2.1. Nhân tố bên trong
- Nhân tố cơ sở dữ liệu: là nguồn thông tin quý giá tạo điều kiện thuận trong việc thiết lập các hệ thống xếp hạng tín dụng của khách hàng. Nếu luồng thông tin đầu vào tốt, chuẩn xác thì các quyết định đưa ra không bị sai lầm, chất lượng tín dụng được cải thiện, hiệu quả công tác quản trị rủi ro được nâng cao giúp tránh được sự lựa chọn đối nghịch.
- Nhân tố con người: Với vai trò là người thực hiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng, con người là chủ thể quyết định mọi sự việc liên quan đến hoạt động của công tác này.
- Nhân tố công tác quản lý, tổ chức, kiểm soát nội bộ: công tác quản lý và tổ chức có ảnh hưởng lớn đến năng lực quản trị RRTD. Nếu công tác quản lý và tổ chức được tiến hành chặt chẽ, khoa học; các phòng ban chức năng có mối quan hệ chặt chẽ hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoạt động thì hoạt động tín dụng sẽ diễn ra một cách lành mạnh, hiệu quả; đồng thời cũng tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các khoản tín dụng có dấu hiệu rủi ro.
- Nhân tố nguồn lực tài chính của TCTD: Nguồn lực tài chính cho phép TCTD đảm bảo hoạt động thanh toán luôn trong tình trạng ổn định, kiểm soát được.
1.3.2.2. Nhân tố bên ngoài
- Khách hàng: Sau khi vay được vốn, khách hàng tự ý thay đổi mục đích sử dụng vốn, sử dụng vào các hoạt động có rủi ro cao dẫn đến thua lỗ không trả được nợ, Ngoài ra, trong một số trường hợp, khi đã có vốn trong tay, khiến cho đạo đức khách hàng thay đổi, không còn thiện chí trả nợ. Năng lực quản lý kinh doanh yếu kém, khả năng tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh không bắt kịp thay đổi của thị trường. Doanh nghiệp chủ ý lừa đảo, chiếm dụng vốn, làm giả hồ sơ giấy tờ, con dấu, nhất là giấy tờ tài sản bảo đảm và tư cách pháp nhân.
- Môi trường kinh tế: Chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đúng đắn, phù hợp với thực tiễn thì nó sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, nhưng ngược lại cũng sẽ kìm hãm sự phát triển sản xuất kinh doanh làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn thậm chí thua lỗ, phá sản,
- Môi trường pháp lý: Các hoạt động kinh doanh luôn tiến hành dựa trên các quy định pháp luật, hay nói cách khác bị giới hạn trong khuôn khổ pháp luật.
- Môi trường xã hội: Những biến động lớn về kinh tế chính trị trên thế giới luôn có ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như của các TCTD.
Kết luận chương 1:
Ở chương này đã hệ thống hoá cơ sở lý luận những vấn đề cơ bản về tín dụng và RRTD trong hoạt động kinh doanh của các TCTD nói chung và đặc thù của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương. Đề tài đã nghiên cứu bản chất, các hình thức tín dụng, nêu lên những mục tiêu, nguyên tắc quản lý RRTD, những nhân tố làm ảnh hưởng quản lý RRTD. Những nội dung này là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả nghiên cứu chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG