Chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của QLRRTD đến chất lượng TD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư phát triển lâm đồng (Trang 26 - 38)

STT Chỉ tiêu Công thức Ý nghĩa

1 Tỷ lệ

nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu =

Nợ xấu Tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ càng thấp chứng tỏ các khoản vay có rủi ro tín dụng thấp, hiệu quả của các biện pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro cao. 2 Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = Sốdư nợ quá hạn Tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ nợ quá hạn là sốtương đối và phản ánh mức độ của khoản nợ quá hạn

của bên cho vay.

3 Hệ số rủi ro tín dụng Hệ số RRTD = Nợ quá hạn Tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ nợ quá hạn chiếm trong tổng tài sản

4 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Tỷ lệ DPRRTD = DPRRTD được trích lập

Dư nợ tín dụng cho kỳ báo cáo

Tỷ lệ này phản ánh sốdư quỹ dự phòng rủi ro mà TCTD trích lập so với dư nợ tín dụng thông qua việc trích lập quỹ DPRRTD hàng năm từ thu nhập hiện tại của TCTD. 5 Khảnăng bù đắp rủi ro tín dụng Khảnăng bù đắp rủi ro tín dụng = DPRRTD được trích lập Nợ quá hạn

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý RRTD

Theo Nguyễn Duy Ninh, 2013 thì các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý RRTD gồm:

1.3.2.1. Nhân tố bên trong

- Nhân tố cơ sở dữ liệu: là nguồn thông tin quý giá tạo điều kiện thuận trong việc thiết lập các hệ thống xếp hạng tín dụng của khách hàng. Nếu luồng thông tin đầu vào tốt, chuẩn xác thì các quyết định đưa ra không bị sai lầm, chất lượng tín dụng được cải thiện, hiệu quả công tác quản trị rủi ro được nâng cao giúp tránh được sự lựa chọn đối nghịch.

- Nhân tố con người: Với vai trò là người thực hiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng, con người là chủ thể quyết định mọi sự việc liên quan đến hoạt động của công tác này.

- Nhân tố công tác quản lý, tổ chức, kiểm soát nội bộ: công tác quản lý và tổ chức có ảnh hưởng lớn đến năng lực quản trị RRTD. Nếu công tác quản lý và tổ chức được tiến hành chặt chẽ, khoa học; các phòng ban chức năng có mối quan hệ chặt chẽ hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoạt động thì hoạt động tín dụng sẽ diễn ra một cách lành mạnh, hiệu quả; đồng thời cũng tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các khoản tín dụng có dấu hiệu rủi ro.

- Nhân tố nguồn lực tài chính của TCTD: Nguồn lực tài chính cho phép TCTD đảm bảo hoạt động thanh toán luôn trong tình trạng ổn định, kiểm soát được.

1.3.2.2. Nhân tố bên ngoài

- Khách hàng: Sau khi vay được vốn, khách hàng tự ý thay đổi mục đích sử dụng vốn, sử dụng vào các hoạt động có rủi ro cao dẫn đến thua lỗ không trả được nợ, Ngoài ra, trong một số trường hợp, khi đã có vốn trong tay, khiến cho đạo đức khách hàng thay đổi, không còn thiện chí trả nợ. Năng lực quản lý kinh doanh yếu kém, khả năng tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh không bắt kịp thay đổi của thị trường. Doanh nghiệp chủ ý lừa đảo, chiếm dụng vốn, làm giả hồ sơ giấy tờ, con dấu, nhất là giấy tờ tài sản bảo đảm và tư cách pháp nhân.

- Môi trường kinh tế: Chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đúng đắn, phù hợp với thực tiễn thì nó sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo

điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, nhưng ngược lại cũng sẽ kìm hãm sự phát triển sản xuất kinh doanh làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn thậm chí thua lỗ, phá sản,

- Môi trường pháp lý: Các hoạt động kinh doanh luôn tiến hành dựa trên các quy định pháp luật, hay nói cách khác bị giới hạn trong khuôn khổ pháp luật.

- Môi trường xã hội: Những biến động lớn về kinh tế chính trị trên thế giới luôn có ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như của các TCTD.

Kết luận chương 1:

Ở chương này đã hệ thống hoá cơ sở lý luận những vấn đề cơ bản về tín dụng và RRTD trong hoạt động kinh doanh của các TCTD nói chung và đặc thù của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương. Đề tài đã nghiên cứu bản chất, các hình thức tín dụng, nêu lên những mục tiêu, nguyên tắc quản lý RRTD, những nhân tố làm ảnh hưởng quản lý RRTD. Những nội dung này là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả nghiên cứu chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI QUỸĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM ĐỒNG

2.1. Giới thiệu về tổ chức và hoạt động chủ yếu của Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng triển Lâm Đồng

2.1.1. Cơ cấu tổ chức

Nguồn: QuỹĐầu tư phát triển Lâm Đồng

Sơ đồ 2.1:Cơ cấu tổ chức Quỹ ĐTPT Lâm Đồng

Ngày 10/9/1996, Thủ tướng Chính phủ (QĐ số 644/Ttg) cho phép UBND Tp.HCM được phép thành lập Quỹ Đầu tư phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nói, mô hình thí điểm của Quỹ Đầu tư phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh đã thực sự mang lại hiệu quả, là nhà đầu tư mở đường, nhà đầu tư “vốn mồi” huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển đô thị, mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ việc thực hiện thí điểm thành công Quỹ Đầu tư phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh, được sự thống nhất của Bộ Tài chính, nhiều tỉnh, thành phố đã thành lập Quỹ Đầu tư phát triển để hỗ trợ chính quyền tỉnh, thành phố thực hiện mục tiêu đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Đến giữa năm 2016, đã có 41 Quỹ đầu tư phát triển địa phương được thành lập tại các tỉnh, thành phố.

Không nằm ngoài mục tiêu chung này, Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng được hình thành với vai trò là công cụ tài chính của địa phương. Được thành lập theo Quyết định số 35/2008/QĐ-UBND ngày 29/8/2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng

Hội đồng quản lý

Ban Kiểm soát Ban Giám đốc

Phòng NV2 Phòng NV1

Phòng HCTH P.Kế toán

và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2009. Có trụ sở đặt tại 20 Pasteur - Phường 4 - Tp Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng. Với vốn điều lệ là 100 tỷ đồng.

Theo Quyết định số 277/QĐ-UBND về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng. Quỹ ĐTPT Lâm Đồng có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau:

2.1.1.1. Chức năng:

- Tiếp nhận vốn ngân sách của tỉnh Lâm Đồng, vốn tài trợ, viện trợ; huy động các nguồn vốn trung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để tạo nguồn vốn thực hiện các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đầu tư phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh để bán, cho thuê hoặc cho thuê mua; cho vay đối với các đối tượng thu nhập thấp có nhu cầu vay vốn để cải thiện nhà ở; ứng vốn, thu hồi vốn và ứng chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tạo Quỹ đất và phát triển Quỹ đất.

- Tiếp nhận, quản lý nguồn vốn uỷ thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động theo hợp đồng uỷ thác.

- Nhận uỷ thác quản lý hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quỹ Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã và các Quỹ Tài chính địa phương khác.

- Thực hiện đầu tư trực tiếp, đầu tư phát triển nhà ở; cho vay đầu tư; góp vốn thành lập doanh nghiệp; uỷ thác cho vay đầu tư, thu hồi nợ.

2.1.1.2. Nhim v:

- Thực hiện đầu tư trong phạm vi kế hoạch và cơ cấu đầu tư đã được UBND tỉnh phê duyệt trong từng thời kỳ, phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

- Ứng vốn, thu hồi vốn, ứng chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Thẩm định và chịu trách nhiệm về phương án vay vốn thực hiện các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đầu tư phát triển nhà ở; cho vay

vốn cải thiện nhà ở; ứng vốn Quỹ đất; giải ngân vốn vay theo tiến độ; thu hồi vốn vay, vốn ứng theo quy định của pháp luật.

2.1.1.3. Nguồn lực

Quỹ ĐTPT Lâm Đồng là đơn vị trực thuộc UBND tỉnh Lâm Đồng. Bộ máy điều hành hoạt động hiện nay gồm: Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát, Ban Giám đốc, các phòng nghiệp vụ: Phòng Hành chính Tổng hợp, Phòng Nghiệp vụ 1, Phòng Nghiệp vụ 2, Phòng Kế toán.

Tính đến 31/12/2015, có 26 cán bộ, người lao động trong đó có 4 thạc sỹ, 19 lao động có trình độ đại học, 01 lao động trình độ cao đẳng, trung cấp 01 người, 01 lao động chưa qua đào tạo. Với số lượng và chất lượng nhân sự như hiện nay của Quỹ đã đáp ứng được nhu cầu công tác.

Xác định nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng số một và với mục tiêu quyết tâm đưa Quỹ ĐTPT Lâm Đồng ngày càng lớn mạnh, thực hiện tốt những nhiệm vụ mà UBND tỉnh giao, Quỹ ĐTPT Lâm Đồng có nhiều chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực và chính sách đào tạo cho cán bộ, người lao động nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ, người lao động có trình độ quản lý giỏi, trình độ chuyên môn cao để đáp ứng yêu cầu công tác. Cụ thể khi tuyển dụng nhân viên mới, Quỹ luôn ưu tiên tuyển chọn người có kinh nghiệm, trình độ. Luôn quan tâm đến việc cử và tạo điều kiện để cán bộ tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có chính sách chi trả lương, khen thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích vượt trội trong công việc qua đó tạo động lực, nâng cao trách nhiệm và sự công bằng trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

2.1.1.4. Tài sn - Vn ch s hu

Giai đoạn từ năm 2011 - 2015, Quỹ ĐTPT Lâm Đồng đã từng bước hình thành, phát triển và tạo dựng uy tín riêng cho mình, các chỉ tiêu tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận hàng năm đều tăng, có tích luỹ, bảo toàn vốn nhà nước giao.

- Tài sản:

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011-2015

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản của LDIF năm 2011 – 2015

Tổng tài sản của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng tăng đều qua các năm, năm 2015 là 709 tỷ đồng gấp 1,6 lần so với năm 2011. Riêng năm 2014, do thực hiện công văn chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc thu hồi nguồn đã cấp cho Quỹ phát triển đất từ năm 2010 đến năm 2013, Quỹ đã chuyển 90 tỷ đồng về lại Sở Tài chính nên tổng tài sản giảm 90 tỷ đồng so với năm 2013.

- Vốn chủ sở hữu:

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011-2015

Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng từ năm 2011 đến năm 2015 chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn năm 2011 đến năm 2013 tăng đều, giai đoạn năm 2014 giảm so với năm 2013 với lý do nêu ở phần trên, đến năm 2015, ngân sách lại tiếp tục cấp quỹ phát triển đất 20 tỷ đồng đồng thời Quỹ thực hiện đầu tư mới trụ sở làm việc với số tiền 31 tỷ đồng được trích từ nguồn quỹ đầu tư phát triển nên nguồn vốn có tăng nhưng ít.

2.1.2. Hoạt động chủ yếu và kết quả kinh doanh. 2.1.2.1. Hoạt động cho vay 2.1.2.1. Hoạt động cho vay

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011-2015

Biểu đồ 2.3: Dư nợ từ năm 2011 – 2015

Cho vay là hoạt động chủ yếu của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn hoạt động (khoảng 80%) và tăng trưởng đều qua các năm, nhất là giai đoạn năm 2012-2013 (biểu đồ 2.3). Quỹ ĐTPT Lâm Đồng tham gia cho vay khoảng 150 dự án thuộc nhiều chương trình khác nhau với tổng giá trị giải ngân lên đến 399.438 triệu đồng tính đến cuối năm 2015. Một số dự án quy mô lớn, có giá trị cao về lợi ích xã hội như dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn, dự án

xây dựng hệ thống cấp thoát nước, dự án xây dựng đường giao thông, xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục …

2.1.2.2. Cơ cấu tín dụng theo lĩnh vực kinh tế

Bảng 2.1: Cơ cấu tín dụng theo lĩnh vực kinh tế

ĐVT: triệu đồng

Lĩnh vực Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ

DA đầu tư CSHT, đường bộ 85.400 43% 65.694 27% 61.940 19% 100.000 26% 77.000 19% XD HT trường, chợ 100.987 51% 151.002 61% 13.175 44% 156.725 40% 139.138 35% Y tế, giáo dục - 0% 10.000 4% 77.625 24% 56.3325 15% 38.318 10% Xử lý chất thải rắn - 0% - 0% 32.000 10% 52.300 14% 71.000 18% Nước sinh hoạt 8.836 4% 14.825 6% - 0% 9.300 2% 31.800 8% Khác 4.130 2% 4.448 2% 10.530 3% 13.063 3% 42.182 10% Tổng cộng 199.353 100% 245.969 100% 323.029 100% 388.313 100% 399.438 100%

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tín dụng theo lĩnh vực kinh tế

Bảng 2.3 cho ta thấy, tỷ trọng dư nợ cho vay đầu tư phân theo lĩnh vực kinh tế từ năm 2011-2015 có thay đổi đáng kể trong kết cấu.

Năm 2011 và 2012, việc cho vay đầu tư phần lớn tập trung cho vay các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đường bộ, sản xuất nông nghiệp cao và hạ tầng chợ, trường

học, tái định cư. Dư nợ cho vay của 02 lĩnh vực này chiếm tỷ trọng 88% - 94% trong tổng dư nợ cho vay.

Đến năm 2015, cơ cấu đã thay đổi rõ nét. Dư nợ cho vay của 02 lĩnh vực nói trên chỉ chiếm hơn 50% so với tổng dư nợ. Quỹ đã có những chính sách nhằm tài trợ cho các lĩnh vực khác như Y tế, Giáo dục, Chất thải rắn …

2.1.2.3. Kết quả kinh doanh

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011-2015

Biểu đồ 2.5: Kết quả kinh doanh của LDIF năm 2011 – 2015

Trong hoạt động của mình, Quỹ ĐTPT Lâm Đồng xác định Quỹ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng phải phát triển và bảo toàn vốn. Ngoài mục tiêu phát triển hạ tầng kinh tế xã hội thì kết quả kinh doanh còn là đòn bảy kích thích quá trình hoạt động và góp phần phát triển nguồn vốn đầu tư phát triển của Quỹ. Theo báo cáo hàng năm, lợi nhuận năm 2015 đạt 20 tỷ gấp 1,8 lần so với năm 2011.

2.2. Thực tế về Quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng 2.2.1. Tổ chức và quy định nội bộ về quản lý rủi ro tín dụng 2.2.1. Tổ chức và quy định nội bộ về quản lý rủi ro tín dụng

2.2.1.1. T chc qun lý ri ro tín dng

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức QLRRTD

Nguồn: QuỹĐầu tư phát triển Lâm Đồng

Mô hình quản lý rủi ro hiện tại đang áp dụng tại Quỹ ĐTPT Lâm Đồng là mô hình kết hợp giữa mô hình quản lý rủi ro phân tán và mô hình quản lý tập trung.

Theo cơ cấu tổ chức này thì có sự tách bạch giữa Bộ phận quản lý rủi ro với các phòng Nghiệp vụ nhưng hoạt động lại chưa thực sự độc lập. Với mô hình này, cán bộ thẩm định sẽ cùng với cán bộ quản lý rủi ro cùng tiến hành thẩm định, theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư phát triển lâm đồng (Trang 26 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)