2.2. Thực tế về Quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng
2.2.3. Phân tích chất lượng quản lý rủi ro tín dụng thông qua các chỉ tiêu hoạt
Trường hợp cuối năm nếu số đã trích lớn hơn số phải trích thì khoản dự phòng này được hoàn nhập lại vào chi phí.
2.2.3. Phân tích chất lượng quản lý rủi ro tín dụng thông qua các chỉ tiêu hoạt động hoạt động
2.2.3.1. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn của LDIF giai đoạn 2011 - 2015
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng dư nợ 199.353 245.969 332.029 388.313 399.437 Nhóm 1 164.703 164.361 240.139 300.513 299.922 Nhóm 2 34.650 81.300 91.800 87.800 99.515 Nhóm 3 - 0 - - - Nhóm 4 - 308 90 - - Nhóm 5 - - - - - Tỷ lệ nợ quá hạn (2+3+4+5) (%) 17% 33% 27% 22% 25%
(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ hàng năm của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng trong giai đoạn từ năm 2011 -2015) Bảng 2.4 cho ta hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại Quỹ ĐTPT Lâm Đồng là khá tốt, nợ xấu chỉ phát sinh trong năm 2012. Cụ thể trong năm 2012, nợ
do người đại diện pháp lý của đơn vị thi công qua đời, công ty chưa thực hiện hoàn thiện bộ máy và đại diện pháp lý nên khó khăn và chậm trễ trong việc thanh toán khối lượng nhằm thu hồi vốn của Quỹ. Mặc dù Quỹ đã có nhiều biện pháp và phương án phòng ngừa nhưng số liệu trên cho thấy tỷ lệ nợ nhóm quá hạn ngày càng tăng. Năm 2011 chỉ chiếm 17%, đến năm 2012 tăng thành 33%, từ năm 2013 đến năm 2015 vẫn ở mức trên 20%. Thực trạng cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng tăng là do việc cho vay đầu tư hạ tầng ngày càng tăng, những dự án này có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, có kế hoạch vốn nhưng đến hạn thu hồi gốc do nhiều nguyên nhân mà trong quá trình thẩm định chưa lường trước nên dẫn đến phải cơ cấu thời hạn trả gốc. Một số nhỏ khách hàng sản xuất kinh doanh không hiệu quả, chậm trễ trong việc trả lãi theo quy định. Nếu nợ quá hạn kéo dài dễ dẫn đến nợ xấu, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Quỹ. Do vậy, trong thời gian tới cần có thêm giải pháp để hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng.
2.2.3.2. Hệ số rủi ro tín dụng
Bảng 2.5: Hệ số rủi ro tín dụng của LDIF giai đoạn 2011 - 2015
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Nợ quá hạn 34.650 81.608 91.800 87.800 99.515 Tổng tài sản 445.500 589.894 695.524 629.719 709.442 Hệ số rủi ro tín dụng 7,7% 13,8% 13% 14% 14%
(Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng trong giai đoạn từ năm 2011 - 2015)
Bảng 2.5 hệ số rủi ro tín dụng của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng cho ta thấy, hệ số rủi ro tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 dao động từ 8% đến 14%, hệ số này thấp, hiện tại được cho là khá an toàn.
2.2.3.3. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
Bảng 2.6: Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của LDIF giai đoạn 2011 - 2015
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng dư nợ 199.353 245.969 332.029 388.313 399.437 Dự phòng rủi ro 3.984 4.927 3.865 4.910 5.225 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ 1,99% 2% 1,16% 1,26% 1,3%
(Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng trong giai đoạn từ năm 2011 -2015)
Qua bảng 2.6 ta thấy tỷ lệ trích dự phòng rủi ro của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng trong giai đoạn 2011- 2015 ở mức vừa phải. Riêng năm 2011-2012, giai đoạn đầu mới thành lập, Quỹ đã tiếp nhận một số khoản chuyển giao nợ của các công ty nhà nước, các món nợ này được nhà nước cho vay với hình thức bảo lãnh, không có tài sản đảm bảo. Do vậy, khi các khoản nợ này được xếp vào nhóm nợ quá hạn thì tỷ lệ trích lập dự phòng cao hơn nhưng khoản nợ có tài sản đảm bảo. Các năm sau, khi đã thu hồi được các khoản nợ chuyển giao thì tỷ lệ trích lập bằng hoặc dưới 2% trên tổng dư nợ, điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng Quỹ ĐTPT Lâm Đồng khá tốt, các biện pháp, hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đã thực hiện mang lại hiệu quả tốt. Ngoài ra, nguyên nhân chi phí trích lập dự phòng thấp là do tài sản đảm bảo cho các khoản vay có giá trị lớn do đó chi phí trích lập dự phòng cụ thể khi khoản vay phát sinh nợ từ nhóm 2 trở lên được trích lập thấp. Việc chi phí trích lập dự phòng thấp nên lợi nhuận của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng ít bị ảnh hưởng.
2.2.3.4. Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của LDIF giai đoạn 2011 – 2015
(Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng trong giai đoạn từ năm 2011 - 2015)
Từ biểu đồ 2.5 ta thấy, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng tuy không cao nhưng cũng có sự biến động giảm mạnh trong giai đoạn năm 2012 đến năm 2013, điều này chứng tỏ công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro đã thực hiện có chiều hướng tốt. Từ các chỉ tiêu ở trên, nợ xấu năm 2012 là 308 triệu đồng và số đã trích lập dự phòng rủi ro là 4.927 triệu đồng, chỉ tiêu này nói lên khả năng chịu đựng rủi ro trong hoạt động tín dụng, đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính hay nguồn vốn của Quỹ trong trường hợp có rủi ro xảy ra.