Kết quả kinh doanh của LDIF năm 2011 – 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư phát triển lâm đồng (Trang 36 - 50)

Trong hoạt động của mình, Quỹ ĐTPT Lâm Đồng xác định Quỹ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng phải phát triển và bảo toàn vốn. Ngoài mục tiêu phát triển hạ tầng kinh tế xã hội thì kết quả kinh doanh còn là đòn bảy kích thích quá trình hoạt động và góp phần phát triển nguồn vốn đầu tư phát triển của Quỹ. Theo báo cáo hàng năm, lợi nhuận năm 2015 đạt 20 tỷ gấp 1,8 lần so với năm 2011.

2.2. Thực tế về Quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng 2.2.1. Tổ chức và quy định nội bộ về quản lý rủi ro tín dụng 2.2.1. Tổ chức và quy định nội bộ về quản lý rủi ro tín dụng

2.2.1.1. T chc qun lý ri ro tín dng

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức QLRRTD

Nguồn: QuỹĐầu tư phát triển Lâm Đồng

Mô hình quản lý rủi ro hiện tại đang áp dụng tại Quỹ ĐTPT Lâm Đồng là mô hình kết hợp giữa mô hình quản lý rủi ro phân tán và mô hình quản lý tập trung.

Theo cơ cấu tổ chức này thì có sự tách bạch giữa Bộ phận quản lý rủi ro với các phòng Nghiệp vụ nhưng hoạt động lại chưa thực sự độc lập. Với mô hình này, cán bộ thẩm định sẽ cùng với cán bộ quản lý rủi ro cùng tiến hành thẩm định, theo dõi một khoản vay. Với ưu điểm của mô hình này là gọn nhẹ, đơn giản, thích hợp với TCTD quy mô nhỏ nhưng lại có thể xảy ra tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong hoạt động tín dụng. Cán bộ tín dụng vừa tiếp nhận hồ sơ vừa thẩm định nên không có đánh giá khách quan, độc lập về tình hình khách hàng. Rủi ro đạo đức có thể xảy ra khi cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý rủi ro thông đồng với khách hàng dễ dẫn đến việc thẩm định và phê duyệt tín dụng không chính xác.

2.2.1.2. Về quy định nội bộ quản lý rủi ro tín dụng

Ngoài việc tuân thủ những quy định của các tổ chức tín dụng thì Quỹ ĐTPT Lâm Đồng còn ban hành những quy định chi tiết về quản lý rủi ro tín dụng được áp dụng tại Quỹ. Hội đồng quản lý Giám đốc Bộ phận QLRR Các phòng NV Phó Giám đốc

Bảng 2.2: Các quy định nội bộ QLRRTD

STT Tên quy định Năm ban

hành Ý nghĩa

1

“Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng” (Quyết định số 277/QĐ- UBND)

2014 Quy định tổng quan quản lý Quỹ ĐTPT Lâm Đồng

2

“Quy chế cho vay đầu tư của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng” (Quyết định số 21/QĐ- HĐQL)

2009 Quy định về việc cho vay đầu tư của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng

3

“Quy chế Thẩm định dự án của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng” (Quyết định số 22/QĐ- HĐQL)

2009

Quy định nội dung cụ thể trong công tác thẩm định dự án vay vốn tại Quỹ ĐTPT Lâm Đồng

4

“Quy chế bảo đảm tiền vay của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng” (Quyết định số 23/QĐ- HĐQL)

2009

Quy định về việc bảo đảm tiền vay đối với các hoạt động cho vay tại Quỹ

5

“Quy trình nghiệp vụ thẩm định cho vay đầu tư của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng” (Quyết định 40/QĐ-HĐQL)

2009

Quy định về việc ban hành trình tự, thủ tục, các bước tiến hành trong quá trình tiếp nhận, thẩm định dự án và xét duyệt cho vay nhằm đảm bảo các khoản vay tại Quỹ được thực hiện theo một quy trình thống nhất

6

“Quy trình nghiệp vụ Kiểm toán nội bộ của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng” (Quyết định số 405/QĐ-HĐQL)

2012

Quy định về việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát nội bộ của Quỹ Quỹ ĐTPT Lâm Đồng

7

“Quy trình nghiệp vụ Quản lý rủi ro cho vay, ứng vốn của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng” (Quyết định 218/QĐ-HĐQL)

2013

Quy định quy trình kiểm soát rủi ro tại các khâu từ tiếp nhận hồ sơ đến theo dõi khoản vay sau giải ngân, trích lập dự phòng, xử lý tài sản đảm bảo thu hồi gốc.

2.2.2. Thực tế QLRRTD tại Quỹ ĐTPT Lâm Đồng 2.2.2.1. Về nhận diện rủi ro tín dụng: 2.2.2.1. Về nhận diện rủi ro tín dụng:

Có rất nhiều rủi ro đối với một DN tuy nhiên phải nhận diện các rủi ro có thể xảy ra. Bảng dưới đây là liệt kê các loại rủi ro và các công cụ phân tích tương ứng để xác định nguy cơ. Khi đánh giá mức độ rủi ro, CBTD đã sử dụng theo bảng sau:

Bảng 2.3. Công cụ phân tích để phát hiện rủi ro

Nguồn: Quy trình cho vay của QuỹĐTPT Lâm Đồng

STT Nguy cơ rủi ro Ví dụ Công cụphân tích để phát hiện rủi ro 1 Rủi ro hoạt động - Bộ máy quản lý không kiểm

soát được kinh doanh gây thất thoát tài sản, lỗ

- Tổ chức SXKD không hợp lý

làm tăng chi phí, gây lỗ

- Sự gián đoạn trong SX do hỏng hóc về công nghệ, thiết bị đầu vào …

- Hoạt động bán hàng không hiệu quả làm giảm doanh thu gây lỗ

Phân tích các thông tin định tính:

- Trình độ, kinh nghiệm đội ngũ quản lý - Cơ cấu tổ chức SXKD - Năng lực điều hành của DN - Đạo đức của chủ DN - Các cơ sở về hạ tầng, đầu vào 2 Rủi ro tài chính

- Vốn vay lớn làm chi phí lãi vay cao

- Nghĩa vụ trả nợ không hợp lý, lớn hơn nguồn trả nợ

-

Phân tích định lượng các số liệu tài chính: - Hệ sốđòn bẩy - Các hệ số thanh khoản - Hệ số lợi nhuận - Cơ cấu nợ vay 3 Rủi ro quản lý - Dòng tiền không đảm bảo - Chi phí tăng

Phân tích định lượng các số liệu tài chính để đánh giá chất lượng quản lý của DN: - Dòng tiền - Các khoản phải thu, phải trả - Hệ số lợi nhuận 4 Rủi ro thị trường, ngành - Mức độ cạnh tranh cao làm DN có thể mất khách hàng - Đặc thù của ngành Phân tích định tính và định lượng: - Tình hình cạnh tranh trong ngành - Phân tích bản chất của ngành

- Tốc độtăng trưởng của DN (so với DN khác) 5 Rủi ro

chính sách

- Sự thay đổi chính sách có hại cho DN

Phân tích các thông tin:

- Môi trường chính sách tại địa bàn có ảnh hưởng

đến DN

- Xu hướng chính sách có tán động đến DN

2.2.2.2. Về đánh giá RRTD:

Nhiệm vụ của bước này là đánh giá mức độ rủi ro tất cả các nguy cơ liệt kê ở trên. Trên cơ sở đó, tổng hợp lại để đi đến nhận định về mức độ rủi ro tổng thể kết

để phân tích, đánh giá nhằm xác định mức độ rủi ro của các nguy cơ đã nêu ở trên. Trên cơ sở đó có những chính sách tín dụng và biện pháp quản lý RRTD phù hợp.

CBTD phải đi sâu thẩm định theo quy trình tín dụng đối với từng dự án vay cụ thể nhằm đảm bảo tính khả thi và khả năng thu hồi vốn, tạo lợi nhuận cho Quỹ. Mô hình thẩm định được thực hiện dựa trên việc nghiên cứu “6 khía cạnh - 6C” của người đi vay là: tư cách (Character), năng lực (Capacity), thu nhập (Cash), bảo đảm (Collaterial), điều kiện (Conditions) và kiểm soát (Control). Tất cả những tiêu chí này phải được đánh giá tốt thì khoản vay mới được khả thi.

Trong quá trình thẩm định, CBTD phải phân tích tình hình tài chính của DN vay vốn thông qua các chỉ tiêu tài chính sau :

 Nhóm chỉ tiêu thanh khoản:

- Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn

Hệ số này phải lớn hơn 1, nếu không DN sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ - Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn Các DN có vòng quay hàng tồn kho chậm đòi hỏi hệ số này phải cao, còn DN có hệ số vòng quay hàng tồn kho nhanh thì chỉ tiêu này có thể nhỏ hơn 1

 Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ:

- Hệ số nợ = (Tổng tài sản – Vốn chủ sở hữu)/Tổng tài sản

Hệ số này nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 là lý tưởng vì có ít nhất phân nửa tài sản của DN được hình thành từ vốn chủ sở hữu

- Hệ số khả năng trả lãi = Lợi túc trước thuế và lãi/Chi phí trả lãi

Hệ số này đo lường mức độ an toàn của thu nhập có thể trả lãi cho Quỹ

 Nhóm chỉ tiêu hoạt động

- Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho - Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu/Các khoản phải thu - Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/Tổng tài sản

 Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lợi

- Hệ số sinh lợi doanh thu = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

- Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

2.2.2.3. Xây dựng các phương án QLRRTD 2.2.2.3.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức QLRRTD

Tổ chức hoạt động QLRRTD tại Quỹ ĐTPT Lâm Đồng được thực hiện chủ yếu thông qua các Phòng nghiệp vụ, Phòng Hành chính tổng hợp và Phòng Kế toán theo sơ đồ 2.2.

Về công tác tiếp xúc, khai thác thẩm định các dự án tín dụng trung và dài hạn được giao cho Phòng Nghiệp vụ chủ trì thẩm định, song song phối hợp với bộ phận quản lý rủi ro trong quá trình thẩm định dự án để có ý kiến thống nhất đề xuất trình Ban lãnh đạo quyết định cho vay.

Phòng Nghiệp vụ có chức năng đánh giá về các mặt mang tính kỹ thuật, hiệu quả hoạt động của dự án, thẩm tra các số liệu về mức đầu tư, công suất, … hoạt động của dự án và có chức năng theo dõi, quản lý hồ sơ dự án, đôn đốc, theo dõi tình hình thu nợ, phân tích tình hình hoạt động, tình hình tài chính, năng lực quản lý của chủ đầu tư... từ khi ký hợp đồng tín dụng cho đến khi thanh lý hợp đồng. Phòng Kế toán có chức năng kiểm tra hồ sơ giải ngân, theo dõi số liệu thu nợ, phối hợp với bộ phận QLRR phân tích các chỉ tiêu tài chính liên quan đến công tác quản lý rủi ro, trích lập dự phòng đối với những nợ có thể xảy ra rủi ro ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng.

2.2.2.3.2. Thiết lập chính sách quản lý tín dụng đầu tư

Hoạt động cho vay đầu tư của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng hiện nay căn cứ vào quy chế cho vay đầu tư theo Quyết định 21/QĐ-HĐQL của Hội đồng quản lý Quỹ. Quyết định này được thực hiện trên cơ sở Nghị định 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Thông tư số 139/2007/TT-BTC ngày 29/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương.

- Lãi suất vay vốn đối với từng dự án, phương án cụ thể do người quyết định cho vay quyết định nhưng không thấp hơn lãi suất tín dụng của Nhà nước và khung lãi suất cho vay do UBND tỉnh phê duyệt.

- Mức vốn cho vay tối đa là 70% tổng số vốn đầu tư của dự án.

- Thời hạn cho vay đối với các dự án được xác định trên cơ sở khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư nhưng tối đa không quá 15 năm. Trường hợp đặc biệt trên 15 năm do UBND tỉnh quyết định.

- Về tài sản bảo đảm tiền vay: Các chủ đầu tư khi vay vốn đầu tư dự án hoặc phương án phải có tài sản thế chấp theo quy định. Chủ đầu tư được xem xét thế chấp tài sản hình thành sau đầu tư khi có đủ năng lực tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, có mức vốn tham gia vào dự án và giá trị tài sản đảm bảo tiền vay bằng biện pháp cầm cố, thế chấp tối thiểu bằng 30% vốn đầu tư của dự án. Hiện nay được thực hiện theo Quyết định 23/QĐ-HĐQL của Hội đồng quản lý Quỹ về việc ban hành Quy chế bảo đảm tiền vay của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng.

- Về xử lý rủi ro: thực hiện theo Quyết định số 218/QĐ-HĐQL ngày của Hội đồng quản lý Quỹ ban hành Quy chế quản lý rủi ro cho vay của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng. Chủ đầu tư được xem xét gia hạn nợ, khoanh nợ, xoá nợ hoặc miễn, giảm lãi tiền vay, do nguyên nhân khách quan, nguyên nhân bất khả kháng; các dự án, phương án của doanh nghiệp nhà nước do chuyển đổi sở hữu, xử lý khó khăn về tài chính.

Như vậy, nhìn chung hoạt động cho vay đầu tư của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng được thực hiện căn cứ các Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành đối với các TCTD, từ đó Hội đồng quản lý Quỹ ban hành các quy chế, quy trình đặc thù riêng để thực hiện.

2.2.2.3.3 Quy trình QLRRTD

QLRRTD tại Quỹ ĐTPT Lâm Đồng được thực hiện trong từng quy trình nghiệp vụ gồm: quy trình thẩm định, quy trình quản lý rủi ro.

Quy trình thẩm định quy định các bước thực hiện quản lý công tác cho vay đầu tư đối với một dự án vay vốn từ khi tiếp nhận hồ sơ đến khi thanh lý hợp đồng

tín dụng. Quy trình thẩm định và quy trình quản lý rủi ro là những quy trình nhằm cụ thể hơn nội dung tác nghiệp của công tác thẩm định và công tác quản lý rủi ro.

 Quy trình thẩm định.

Công tác thẩm định dự án đầu tư do Phòng nghiệp vụ chủ trì và bộ phận QLRR phối hợp. Nội dung thẩm định dự án cho vay được tập trung trên hai mảng chính là thẩm định năng lực pháp lý, năng lực tài chính của chủ đầu tư và thẩm định dự án vốn vay và phương án trả nợ vốn vay của dự án. Về cơ bản, quy trình thẩm định dự án đầu tư của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng đã quy định được chi tiết các bước cần thực hiện khi thẩm định dự án.

Thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư: Chủ đầu tư được hiểu theo nghĩa rộng gồm đơn vị thực hiện dự án, cơ quan cấp trên của chủ dự án và cá nhân người đứng đầu đơn vị thực hiện dự án. Việc đánh giá chủ dự án được thực hiện trên các phương diện chủ yếu: Năng lực pháp lý, uy tín trong giao dịch, khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh, tài sản thế chấp, triển vọng ngành kinh doanh.

Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án gồm đánh giá mức độ đóng góp vào việc phát triển nền kinh tế quốc dân và thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô chung, đồng thời, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và phương pháp thẩm định phương án tài chính và hiệu quả của dự án đầu tư có xét tới yếu tố thời gian của tiền tệ thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, phân tích điểm hoà vốn, thời gian thu hồi vốn đầu tư; thông tin cần được chú trọng hơn nữa đặc biệt là thông tin về thị trường, giá cả; đồng thời đánh giá các nhân tố như lạm phát, tỷ giá hối đoái,.. là các nhân tố có thể tác động đến quá trình hoạt động của dự án để dự báo những ảnh hưởng có thể tác động đến dự án.

Tuy nhiên, công tác thẩm định vẫn còn nhiều hạn chế trong việc thu thập thông tin thẩm định, việc đánh giá các chỉ tiêu còn chưa đầy đủ, nhiều chỉ tiêu thẩm định mới mang tính hình thức, phụ thuộc nhiều vào sự cung cấp hồ sơ của chủ đầu tư, chưa có sự nghiên cứu sâu như nhu cầu của thị trường, nguồn cung cấp nguyên liệu,… dẫn đến một số dự án vẫn để phát sinh nợ quá hạn sau khi cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư phát triển lâm đồng (Trang 36 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)