Đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân công tác QLRRTD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư phát triển lâm đồng (Trang 53)

2.4.1. Những kết quả đã đạt được trong QLRRTD và nguyên nhân

Một là chiến lược QLRTD phù hp vi mc tiêu chung ca QLRRTD:

Cùng với mục tiêu chung của QLRRTD là giảm thiểu tổn thất do RRTD gây ra, Quỹ ĐTPT Lâm Đồng đã thực hiện xây dựng chiến lược QLRR theo nguyên tắc chấp nhận và quản lý rủi ro cho phép trong khuôn khổ khẩu vị rủi ro đã xác định, luôn xem xét đến tính tương quan giữa mức độ rủi ro và thu nhập. Các chiến lược quản lý rủi ro luôn quan tâm đến tính phù hợp với chiến lược chung của Quỹ.

Hai là QLRRTD luôn được chú trọng: Cùng với kết quả khảo sát ý kiến

những nguyên nhân gây rủi ro tín dụng, tác giả nhận thấy Ban Điều hành Quỹ ĐTPT Lâm Đồng luôn quan tâm và chú trọng việc ra định hướng trong công tác QLRRTD, ý kiến này đã nhận được 100% sự đồng tình của cá nhân được khảo sát. Song song với việc quan tâm công tác QLRRTD của Ban Điều hành thì công tác đào tạo cán bộ cũng được chú trọng và sự nổ lực không ngừng nâng cao nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, cán bộ QLRR đã góp phần đưa ra những nhận định đúng đắn dựa trên tình hình thực tế của khách hàng trong công tác nhận diện RRTD.

Ba là dư nợ tín dng tăng trưởng đều từng năm: thể hiện tại biểu đồ 2.3, trong khi đó dư nợ xấu thấp thể hiện tại bảng 2.4. Tỷ lệ trích lập dự phòng ở mức cho phép thể hiện tại bảng 2.6. Các chỉ tiêu này cho thấy, công tác QLRRTD trong thời gian qua đã đạt được kết quả đáng mừng.

Bn là hệ thống các quy trình, quy chế được tuân th: Các quy định, quy trình, quy chế của Quỹ luôn là kim chỉ nang để cán bộ tín dụng, cán bộ QLRR thực hiện nghiệp vụ một cách khoa học, an toàn và đúng quy định. Việc cán bộ tín dụng, cán bộ QLRR trong thời gian qua đã tuân thủ nghiêm túc các quy định, quy trình nghiệp vụ đã giúp cho công tác kiểm soát RRTD được hiệu quả, giảm thiểu tổn thất cho Quỹ. Thông qua quy trình cấp tín dụng cho thấy Quỹ luôn quan tâm, theo dõi, đồng hành cùng khách hàng vay vốn, kịp thời hỗ trợ, thảo luận hướng giải quyết vấn đề khi khách hàng gặp khó khăn, phòng ngừa rủi ro xảy ra, với hơn 90% ý kiến đồng tình với nhận định.

Năm là chú trọng hoạt động tài tr RRTD: Tài trợ rủi ro là bước cuối cùng

trong quy trình QLRRTD, trong trường hợp có khoản nợ xấu không thể thu hồi. Hoạt động này đã được thực hiện đúng quy định, định hướng của Quỹ về việc chú trọng công tác trích lập dự phòng, không để khoản nợ xấu ảnh hưởng đến nguồn vốn của Quỹ. Trong thời gian qua, Quỹ đã thực hiện nghiêm túc, phản ánh đúng thực tế về khả năng tài trợ RRTD.

2.4.2. Hạn chế

Trong những năm qua, với kết quả đạt được là tỷ lệ nợ xấu rất thấp và chỉ xuất hiện ở năm 2012 nhưng tỷ lệ nợ quá hạn (nợ nhóm 2) còn khá cao: năm 2012 là 33%, năm 2013 là 27% , năm 2014 là 23% và năm 2015 là 24%. Cho thấy công tác quản lý rủi ro tại Quỹ ĐTPT Lâm Đồng vẫn còn nhiều hạn chế, khả năng tiềm tàng RRTD cao, cụ thể như sau:

- Chiến lược quản lý rủi ro chưa toàn diện: Chiến lược QLRR hàng năm đưa ra chỉ đề ra mục tiêu và cách thức thực hiện mục tiêu đó nhưng lại chưa nhận diện các RRTD trọng yếu cần quản lý, chưa thiết lập hạn mức RRTD trọng yếu cần quản lý.

- Mô hình quản lý rủi ro chưa phù hợp:

+ Hạn chế trong việc nhận biết rủi ro: thông tin không đầy đủ, kịp thời, không có tính hệ thống, vấn đề này biểu hiện trong chất lượng báo cáo thẩm định tín dụng và báo cáo định kỳ phục vụ quản lý, hiện tại chủ yếu là báo cáo tay.

+ Hạn chế trong mô hình tổ chức QLRR: mô hình còn hạn chế, mô hình tản mát không tập trung, chưa thực sự tách bạch, độc lập giữa các bộ phận. Hiện tại đang có sự giao thoa của hai môi hình quản lý tập trung và phân tán.

- Quy trình cấp tín dụng còn bất cập: với quy trình hiện tại, cán bộ tín dụng phải thực hiện tất cả các bước: tiếp xúc khách hàng, phân tích, thẩm định, đánh giá và đánh giá lại tài sản, do vậy mức độ chuyên sâu vào từng nghiệp vụ rất khó dẫn đến quyết định tín dụng đưa ra chưa đảm bảo nguyên tắc độc lập, chuyên môn hoá.

- Công tác đo lường rủi ro tín dụng còn hạn chế. Thiếu một hệ thống chấm điểm tín dụng, xếp hạng tín dụng nội bộ.

- Xuất hiện tình trạng tập trung tín dụng vào một số ngành hàng, nhóm khách hàng: Qua kết quả khảo sát một số lĩnh vực ưu tiên cho vay tại Quỹ ĐTPT Lâm Đồng cho thấy 02 lĩnh vực dự án xây dựng hạ tầng giao thông, nhà tái định cư và dự án xây dựng chợ chiếm tỷ trọng hơn 50% so với dư nợ của Quỹ. Cho thấy đã có tình trạng tập trung cho vay một lĩnh vực sẽ dễ dẫn đến rủi ro do thực tế chưa có danh mục đầu tư cho từng thời kỳ để phân tán nguồn vốn.

2.4.3. Nguyên nhân

2.4.3.1. Nguyên nhân ch quan

- Chưa có định hướng, chiến lược cụ thể: Các định hướng chiến lược QLRR chỉ mới thể hiện ở công tác chỉ đạo, vẫn có tư duy là chức năng quản lý rủi ro chỉ là chức năng phụ trợ. Mặc dù đã có bộ phận chuyên trách về QLRRTD song bộ phận này chưa thực sự độc lập. Có 93% ý kiến đồng ý với mức trung bình và cao.

- Chưa chú trọng phát triển thước đo lượng hoá RRTD và quy trình theo dõi tín dụng:

+ Với ý thức quản lý và theo dõi tín dụng là một yếu tố quan trọng thì Quỹ đã xây dựng một quy trình kiểm tra, giám sát tín dụng chi tiết, cụ thể nhưng lại chưa xây dựng danh mục đầu tư tín dụng trong từng thời kỳ với kết quả khảo sát nhận định này là 93,3% đồng ý.

+ Ngoài ra, Quỹ thiếu một hệ thống chấm điểm tín dụng, xếp hạng tín dụng nội bộ để trở thành một công cụ quan trọng hỗ trợ các chính sách, thủ tục và quyết định của Quỹ, qua khảo sát đã được trên 90% ý kiến trả lời khảo sát đồng ý.

- Nhân sự của các phòng nghiệp vụ của Quỹ còn hạn chế: Kết quả khảo sát đã có tỷ lệ đồng ý cao, trên 79%.

+ Thực tế, hiện nay tại Quỹ thiếu một đội ngũ chuyên gia QLRRTD, hầu hết cán bộ rủi ro đều là những cán bộ tín dụng chuyển sang, không có chuyên ngành sâu về QLRRTD, ít am hiểu về thị trường, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng. Trong khi đòi hỏi người làm công tác QLRR vừa phải có kinh nghiệm tín dụng, vừa phải có kiến thức trong nhận biết rủi ro.

+ Bộ phận QLRRTD vẫn chịu sự chỉ đạo điều hành của Ban Giám đốc mà quyết định cuối cùng trong việc cấp tín dụng cũng là quyết định của Ban Giám đốc. Vì vậy, ý kiến của bộ phận QLRR nhiều khi phụ thuộc vào ý kiến của Ban Giám đốc, không có tính độc lập nên khó sàng lọc vào kiểm soát rủi ro.

- Hoạt động kiểm tram giám sát còn mang tính hình thức: Theo như quy trình đề ra, nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát trong quá trình vay được thực hiện bởi phòng nghiệp vụ, cũng là phòng thực hiện cấp tín dụng cho khoản vay vì vậy việc đánh giá tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng còn mang tính chủ quan, chưa theo dõi chặt chẽ nguồn tiền của khách hàng. Đồng thời việc phân tích, đánh giá kịp thời những dấu hiệu rủi ro của khách hàng dựa trên việc đánh giá tình hình trả nợ của khách hàng thì lại được thực hiện bởi bộ phận QLRR thực hiện. Do vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát trong quá trình cho vay chưa thật sự mang lại hiệu quả đúng mức. Với 66,7% ý kiến tán thành.

- Công tác định giá TSĐB còn gặp nhiều khó khăn, chưa được chuyên môn hoá: Để định giá tài sản đảm bảo bằng việc thuê đơn vị định giá thì chi phí rất cao, còn thoả thuận khách hàng vay vốn thuê định giá tài sản đảm bảo thì làm cho việc định giá thiếu tính trung thực và chính xác. Còn nếu định giá tài sản đảm bảo theo bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành từng năm thì giá không phù hợp với giá trị thị trường gây thiệt thòi cho khách hàng. Việc đánh giá tài sản đảm bảo được CBTD tại Quỹ ĐTPT Lâm Đồng thực hiện trên cơ sở khảo sát giá trị thị trường tại thời điểm thẩm định hồ sơ, sẽ có trường hợp khảo sát và định giá không đúng do thông tin sai lệch, thông tin ảo, đồng thời cũng không tránh khỏi sai sót khi CBTD không có chuyên môn trong công tác thẩm định. Nhận định được 73,3% ý kiến thống nhất.

- Thường có sự nới lỏng quy trình thẩm định đối với một số khoản vay do UBND tỉnh chỉ định. Do những khoản vay này thường được cấp vốn từ nguồn vốn ngân sách Tỉnh hoặc Trái phiếu địa phương hơn nữa những dự án được UBND tỉnh chỉ định là những dự án trọng tâm trọng điểm của địa phương, lúc này sẽ nới lỏng các yếu tố kinh tế mà lại xét đến các yếu tố công ích, yếu tố xã hội mà dự án mang lại. Kết quả khảo sát trên 66% ý kiến thống nhất với nhận định này.

- Cở sở dữ liệu, thông tin tín dụng nội bộ không đầy đủ: việc thu thập thông tin phục vụ cho công tác thẩm định, phục vụ cho quản lý, điều hành, kiểm soát rủi ro chủ yếu được tổng hợp thủ công dẫn đến hạn chế về khối lượng và chất lượng xử lý. Chưa có một cơ sở dữ liệu tập trung và thống nhất tại Quỹ. Theo khảo sát có hơn 80% ý kiến thống nhất với nhận định.

Nguồn thông tin mà CBTD đang sử dụng trong quá trình thẩm định, quản lý, theo dõi dự án chủ yếu là do khách hàng cung cấp, việc khai thác thông tin qua các kênh như bạn hàng của khách hàng, từ các cơ quan có liên quan, phương tiện thông tin đại chúng là rất hạn chế, dẫn đến thông tin cập nhật còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của chủ đầu tư, thiếu thông tin đa chiều trong việc ra quyết định. Do vậy, rủi ro về đạo đức của khách hàng là rất cao.

2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Môi trường pháp lý chưa thuận lợi:

+ Theo thoả thuận giữa hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp giữa Quỹ và khách hàng vay vốn cũng như quy định hiện hành, khi khách hàng không trả được nợ cho Quỹ trong thời gian 06 tháng thì Quỹ có quyền xử lý tài sản để thu hồi nợ. Tuy nhiên, trong thực tế việc xử lý tài sản không là việc thực hiện trong thời gian ngắn hạn và dễ dàng. Để xử lý được tài sản đảm bảo để thanh toán nợ cần phải qua quá trình xét xử của Toà án, việc xét xử cũng như đấu giá tài sản đảm bảo mất rất nhiều thời gian và thủ tục khó khăn, phức tạp. Chính vì vậy, việc xử lý tài sản đảm bảo là phương án cuối cùng Quỹ ĐTPT Lâm Đồng đưa ra khi nợ xấu xảy ra. Ý kiến này được 100% người trả lời khảo sát tán thành.

+ Hệ thống văn bản, quy trình nghiệp vụ áp dụng riêng cho Quỹ ĐTPT địa phương còn hạn chế, hiện nay chủ yếu dựa vào các quy định của TCTD. Với 80% ý kiến nhất trí.

- Từ phía khách hàng: các nhận định đưa ra khảo sát về yếu tố khách hàng đã nhận được ý kiến từ 66% đến 93% ý kiến đồng tình.

+ Sử dụng vốn sai mục đích: Cho vay đầu tư dự án không phù hợp với khả năng của khách hàng, dẫn tới việc khách hàng sử dụng nguồn ngắn hạn trả nợ vay

trung dài hạn; khách hàng vay tại nhiều TCTD dẫn đến cạnh tranh quá mức và không kiểm soát được dòng tiền của người vay; Thời hạn cho vay dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ dòng tiền của khách hàng dẫn đến khách hàng sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi khi chưa đến hạn trả nợ.

+ Khách hàng không có thiện chí trả nợ vay: Thiện chí trả nợ vay của khách hàng là yếu tố liên quan đến tư cách đạo đức của người đi vay, một khách hàng thiếu thiện chí trả nợ thì Quỹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thu hồi nợ vay.

+ Tư tưởng chây ỳ trong trả nợ của chủ đầu tư: Nhiều chủ đầu tư vẫn có tâm lý cho rằng đây là đồng vốn của Nhà nước nên tranh thủ được càng nhiều vốn càng tốt, ít quan tâm đến hiệu quả của dự án cho nên trong thực tế có những dự án sau khi đầu tư, kém phát huy hiệu quả, khả năng thu hồi vốn thấp.

Kết luận chương 2:

Trong chương 2, tác giả đã trình bày được quá trình phát triển, bộ máy tổ chức của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng từ khi thành lập đến năm 2015. Mô tả quy trình tính dụng hiện hành, thực trạng của công tác quản lý rủi ro tại Quỹ giai đoạn năm 2011 - năm 2015, từ đó đánh giá các kết quả đã đạt được, và quan trọng là những điểm còn hạn chế và nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng từ đó tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay đầu tư trong thời gian tới. Các giải pháp cụ thể sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ

RỦI RO TÍN DỤNG TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM ĐỒNG 3.1. Định hướng của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng đến năm 2020

Kế thừa những thành tựu đã đạt được trong những năm vừa qua, định hướng phát triển trong tương lai của Quỹ ĐTPT Lâm Đồng là trở thành một tổ chức tài chính nhà nước đủ mạnh để có thể đảm nhiệm tốt vai trò là một công cụ tài chính đắc lực cho tỉnh Lâm Đồng trong việc đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội và hạ tầng đô thị. Ngoài việc hoàn thành kế hoạch tài chính hàng năm do UBND tỉnh giao, Quỹ ĐTPT Lâm Đồng sẽ nỗ lực đẩy mạnh tốc độ phát triển, củng cố và đa dạng hóa các phương thức hoạt động, củng cố, nâng cáo chất lượng nhân lực nhằm đóng vai trò đầu tàu định hướng đầu tư và thu hút các nhà đầu tư khác cùng tham gia đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên, đầu năm 2016, tại Nghị quyết Hội đồng quản lý Quỹ ĐTPT Lâm Đồng đã đề ra một số định hướng nhằm nâng cao chất lượng QLRRTD, hạn chế rủi ro tín dụng tại Quỹ ĐTPT Lâm Đồng từ năm 2015 đến năm 2020 là:

+ Phải xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng nội bộ. Mặc dù chưa có quy định nào bắt buộc tổ chức tài chính như Quỹ ĐTPT địa phương phải thực hiện hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng. Tuy nhiên, trong tương lai Quỹ ĐTPT địa phương cần phải xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng vì nó rất quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

+ Xây dựng danh mục đầu tư cho từng thời kỳ, đa dạng hoá danh mục đầu tư nhằm phân tán, hạn chế rủi ro tín dụng.

+ Đề ra chính sách xử lý rủi ro kịp thời khi rủi ro xảy ra, xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu linh hoạt, có hiệu quả, giữ được sự hợp tác của khách hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, giảm tổn thất khi có nợ xấu xảy ra.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng 3.2.1. Kết quả khảo sát giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng 3.2.1. Kết quả khảo sát giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư phát triển lâm đồng (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)