Đối với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư phát triển lâm đồng (Trang 68 - 69)

- Quỹ ĐTPTĐP là tổ chức tài chính nhà nước của địa phương, có cơ chế hoạt động riêng, có cơ chế quản lý tài chính, hạch toán, báo cáo riêng, không giống hoàn toàn như một ngân hàng thương mại. Do vậy, việc ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn những vấn đề quản lý dành riêng cho Quỹ Đầu tư phát triển địa phương là rất quan trọng và hữu ích. Vì vậy, Bộ Tài chính cần ban hành các hướng dẫn để Quỹ ĐTPTĐP hoạt động tốt, hiệu quả, đúng pháp luật, thực hiện đúng vai trò, nghĩa vụ của một tổ chức tài chính địa phương.

Từ khi thành lập đến nay, chỉ có 02 Nghị định, 02 Thông tư hướng dẫn hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP, đó là: Nghị định 138/2007/NĐ-CP; Nghị định số 37/2013/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP; Thông tư 49/2009/TT- BTC và Thông tư 209/2015/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng đối với Quỹ ĐTPT địa phương. Hiện nay, các quy định cơ chế cho vay, cơ chế lương, thưởng áp dụng cho Quỹ ĐTPTĐP là chưa có. Do vậy, Bộ Tài chính cần quan tâm soạn thảo, ban hành cũng như phối hợp với Bộ LĐTB&XH để giải quyết nhưng vướng mắc này.

- Quỹ ĐTPTĐP ngoài nguồn vốn do ngân sách tỉnh cấp còn được phép huy động vốn trung và dài hạn. Tuy nhiên với điều kiện kinh tế xã hội của từng tỉnh là khác nhau, do thời gian thành lập khác nhau nên mỗi Quỹ đều có thuận lợi và khó khăn riêng trong việc huy động vốn. Với mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh nhà, lãi suất của Quỹ ĐTPTĐP thường xây dựng thấp hơn so với ngân hàng thương

mại. Vì vậy, sự hỗ trợ của Bộ Tài chính trong việc tìm kiếm các nguồn vốn rẻ từ các tổ chức đầu tư phát triển trên thế giới là rất quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại quỹ đầu tư phát triển lâm đồng (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)