FDI đầu tư vào bất động sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Danh gia muc do hai long cua khach hang ve chat luong dich vu tai cac san giao dich bat dong san ACBR cua cong ty co phan dia oc (Trang 66 - 68)

Nguồn: báo đầu tư

Năm 2007 chứng kiến luồng đầu tư trực tiếp vào BĐS lớn chưa từng có, 5 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng FDI vào Việt Nam. Vốn FDI vào BĐS tiếp tục tăng trong suốt nửa đầu năm 2008 và riêng 6 tháng đầu năm đã đạt khoảng 9 tỷ USD. Tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư vào thị trường bất động sản., Tạo tiềm năng cho sự phát triển thị trường bất động sản trong tương lai.

Quá trình đô thị hóa: Theo số liệu thống kê của vụ kiến trúc quy hoạch xây dựng (Bộ xây dựng), tốc độđô thị hóa của Việt Nam tăng mạnh năm 1999 là 23,6%, năm 2004 là 25,8%, dự báo năm 2010 sẽ tăng lên 33% và đến năm 2025 sẽđạt đến 45%.

GDP và thu nhập bình quân/ người/ năm: Dân số trung bình TPHCM là 6,84 triệu người thì GDP bình quân của mỗi người dân TPHCM ở mức 2.534 đô

la Mỹ/năm (dựa trên giá đô la Mỹ hạch toán năm 2008 là 16.700 đồng/đô la Mỹ). Dựa trên GDP tuyệt đối của cả nước năm 2008 đạt 1.487.000 tỉ đồng và dân số Việt Nam khoảng 86,16 triệu người thì GDP bình quân của mỗi người dân đạt khoảng 17 triệu đồng, hay 1.024 đô la Mỹ. Thu nhập của người dân ngày càng cao do đó quan niệm về chất lượng cuộc sống của con người ngày càng nâng cao dẫn đến nhu cầu về nhà ở, mua sắm, giải trí cũng ngày càng cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trường bất động sản.

Xu hướng tiêu dùng năm 2008: Do mức sống ngày càng được cải thiện cùng với quá trình đô thị hoá mạnh mẽ đã góp phần thay đổi văn hoá tiêu dùng truyền thống và có sự dịch chuyển từ kênh chợ truyền thống, cửa hàng tiện dụng, cửa hàng tạp hoá sang kênh mua sắm hiện đại như siêu thị và trung tâm thương mại. Tính đến cuối quí 2 năm 2008, thương mại hiện đại ở Việt Nam đã chiếm 18%, cửa hàng trên phố chiếm 61%, hình thức chợ chiếm 13%, các hình thức còn lại chiếm 7%. Xu hướng tiêu dùng rõ nét nhất năm 2008 là chi tiêu theo ý thức và chi tiêu tiết kiệm. Theo báo cáo mới nhất của ngân hàng thế giới, trong nhóm 20% người giàu nhất Việt Nam có tỷ lệ tiêu dùng cao nhất chiếm 43,3% tổng chi tiêu cả nước, 80% người tiêu dùng vẫn phải chi tiêu một cách hết sức tiết kiệm và chỉ mua những mặt hàng thật sự cần thiết.

Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2008 đạt khoảng 55 tỷ USD.

Tạo điều kiện thuận lợi cho phân khúc thị trường mặt bằng bán lẻ cao cấp như hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại phát triển.

Một phần của tài liệu Danh gia muc do hai long cua khach hang ve chat luong dich vu tai cac san giao dich bat dong san ACBR cua cong ty co phan dia oc (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)