3.1.1. Chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến 2030
* Quan điểm chiến lược
- Phát triển sản xuất để tăng nhanh xuất khẩu, đồng thời đáp ứng nhu cầu trong
nƣớc; khai thác tốt lợi thế so sánh của nền kinh tế, nâng cao hiêu quả, năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm và tiến tới cân bằng cán cân thƣơng mại.
- Xây dựng, củng cố các đối tác hợp tác chiến lƣợc để phát triển thị trƣờng bền
vững; kết hợp hài hịa lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài của quốc gia, lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị - đối ngoại, chủ động và độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đa dạng hóa thị trƣờng xuất nhập khẩu. Tích cực và chủ động tham gia vào mạng lƣới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; chú trọng xây dựng và phát triển hàng hóa có giá trị gia tăng cao, có thƣơng hiệu trên thị trƣờng trong và ngồi nƣớc.
* Mục tiêu cụ thể
- Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu hàng hóa bình qn 11 - 12%/năm trong thời kỳ 2011 - 2020, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 tăng trƣởng bình quân 12%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 tăng trƣởng bình quân 11%/năm. Duy trì tốc độ tăng trƣởng khoảng 10% thời kỳ 2021 - 2030.
- Định hƣớng chung của hoạt động xuất khẩu trong những năm tới đƣợc xác định nhƣ sau:
+ Nhóm hàng nhiên liệu, khống sản (là nhóm hàng có lợi thế về tài nguyên nhƣng bị giới hạn nguồn cung): Có lộ trình giảm dần xuất khẩu khống sản thơ; đầu tƣ công nghệ để tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, tận dụng các cơ hội thuận lợi về thị trƣờng và giá cả để tăng giá trị xuất khẩu. Định hƣớng tỷ trọng nhóm hàng này
trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 11,2% năm 2011 xuống còn 4,4% vào năm 2020.
+ Nhóm hàng nơng, lâm, thủy sản (là nhóm hàng có lợi thế và năng lực cạnh
tranh dài hạn nhƣng giá trị gia tăng còn thấp): Nâng cao năng suất, chất lƣợng và giá trị gia tăng; chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hƣớng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có ứng dụng khoa học cơng nghệ tiên tiến. Định hƣớng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 21,2% năm 2011 xuống còn 13,5% vào năm 2020.
+ Nhóm hàng cơng nghiệp chế biến, chế tạo (là nhóm hàng có tiềm năng phát
triển và thị trƣờng thế giới có nhu cầu): Phát triển sản phẩm có hàm lƣợng cơng nghệ và chất xám cao; phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ giá trị trong nƣớc, giảm phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Định hƣớng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 40,1% năm 2011 tăng lên 62,9% vào năm 2020.
+ Nhóm hàng mới (nằm trong nhóm hàng hóa khác): Rà sốt các mặt hàng mới có kim ngạch hiện nay cịn thấp nhƣng có tiềm năng tăng trƣởng cao trong thời gian tới để có các chính sách khuyến khích phát triển, tạo sự đột phá trong xuất khẩu. Định hƣớng tỷ trọng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 12% năm 2010 tăng lên 19,2% vào năm 2020.
3.1.2. Định hướng phát triển TDXK tại NHPTVN
3.1.2.1. Định hướng chung
Mở rộng và nâng cao chất lƣợng nghiệp vụ TDXK Nhà nƣớc của NHPT theo hƣớng an toàn, hiệu quả nhằm tăng cƣờng hỗ trợ đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của nền kinh tế phù hợp với Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Chiến lƣợc xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hƣớng đến năm 2030; nâng cao vị thế và vai trò của nghiệp vụ TDXK Nhà nƣớc trong hoạt động của NHPT.
3.1.2.2. Định hướng cụ thể
- Tốc độ tăng trƣởng tín dụng giai đoạn 2011 - 2020 bình quân khoảng 10%/năm. Giai đoạn sau năm 2020, tốc độ tăng trƣởng tín dụng đƣợc xác định phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Nâng cao chất lƣợng tín dụng đặc biệt là cơng tác thẩm định, giải ngân, quản
lý thu hồi nợ; xây dựng cơ chế phân loại nợ xấu phù hợp với tính chất hoạt động của NHPT; xây dựng cơ chế trích lập dự phịng rủi ro và các biện pháp xử lý nợ xấu cho vay các chƣơng trình; tích cực thu hồi nợ và xử lý rủi ro nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu tổng thể dƣới 7% vào năm 2015, từ 4-5% vào năm 2020; tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2020 - 2030 ở mức dƣới 3%.
- Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi chính sách hỗ trợ phát triển theo chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, chƣơng trình mục tiêu đƣợc Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ quyết định; đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ ngày một tốt hơn chính sách TDXK Nhà nƣớc.
- Hoạt động TDXK Nhà nƣớc đƣợc tập trung vào những ngành hàng quan trọng đem lại giá trị xuất khẩu cao, cần có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc đồng thời đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế.
- Thực hiện cơ chế lãi suất cho vay TDXK Nhà nƣớc theo nguyên tắc phi lợi nhuận song phải đảm bảo bù đủ chi phí về vốn, chi phí hoạt động và tăng dự phịng rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHPT.