Kinh nghiệm phát triển TDXK tại một số NHPT trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 31 - 39)

1.3. KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN TDXK TẠI MỘT SỐ NHPT TRÊN

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển TDXK tại một số NHPT trên thế giới

1.3.1.1. NHPT Hàn Quốc

* Hàn Quốc có một hệ thống tài trợ xuất khẩu thực sự phát triển. Hoạt động TDXK đƣợc cung cấp chủ yếu qua Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc – KEXIM.

* KEXIM là một tổ chức tài chính của Chính phủ, đƣợc thành lập năm 1976

và hoạt động theo luật về Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc. Mục tiêu hoạt động chủ yếu của KEXIM là thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cƣờng hợp tác kinh tế với nƣớc ngoài. Để thực hiện mục tiêu trên, KEXIM thực hiện tài trợ cho các thƣơng vụ xuất nhập khẩu, các dự án đầu tƣ ở nƣớc ngoài bằng cách cho vay, cấp bảo lãnh, hỗ trợ lãi suất tiền vay và các hình thức hỗ trợ tài chính khác.

* Cơ cấu sản phẩm TDXK Nhà nƣớc của KEXIM

- Các sản phẩm tín dụng xuất chính: Các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu của

KEXIM đƣợc chia thành 3 mảng lớn: tín dụng nhà xuất khẩu (tín dụng ngƣời bán), tín dụng nhà nhập khẩu (tín dụng ngƣời mua) và các chƣơng trình bảo lãnh tín dụng.

- Tín dụng người bán: Bao gồm cho vay đối với các doanh nghiệp trong nƣớc

xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp nặng nhƣ tàu, máy công nghiệp, nhà máy điện nguyên tử, máy bay, sắt thép.. .cho vay xuất khẩu các dịch vụ kỹ thuật, cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.. .Khi cho vay đối với các doanh nghiệp trong nƣớc xuất khẩu và các mặt hàng công nghiệp nặng, KEXIM yêu cầu các nhà xuất khẩu phải ký quỹ 15% giá trị hợp đồng đối với các loại hàng hóa là nhà máy, máy bay, sắt thép các loại và 20% đối với tất cả các loại hàng hóa cịn lại. Lãi suất cho

vay không thấp hơn lãi suất huy động của ngân hàng. Mức tài trợ tối đa của ngân hàng này căn cứ vào tổng giá trị hợp đồng xuất khẩu trừ đi phần ngƣời mua đã đặt cọc. Mức cho vay tối đa trƣớc khi giao hàng là 90% đối với các sản phẩm là nhà máy, máy móc thiết bị, tàu thuyền, 70% đối với thiết bị rời và 75% đối với các loại hàng hóa khác. Mức cho vay sau khi giao hàng cố định ở mức 85% giá trị phần hợp đồng xuất khẩu sau khi trừ đi phần đặt cọc của ngƣời mua.

- KEXIM cho vay xuất khẩu các dịch vụ kỹ thuật: bí quyết kỹ thuật, nghiên

cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, kỹ thuật giám sát trong lắp đặt và vận hành các nhà máy, dây chuyền thiết bị tồn bộ hay cơng trình xây dựng ở nƣớc ngoài nhằm đẩy mạnh sản xuất khu vực dịch vụ này. Lãi suất và các điều kiện cho vay nhƣ trong chƣơng trình cho vay xuất khẩu các mặt hàng cơng nghiệp nặng.

- Tín dụng người mua: Bao gồm cho vay trực tiếp nhà nhập khâu, cho ngân

hàng nƣớc ngồi vay để cấp tín dụng cho nhà nhập khâu, tài trợ dự án.

- Cho vay trực tiếp nhà nhập khẩu: KEXIM cho nhà nhập khâu nƣớc ngoài

vay tiền trung và dài hạn để mua những hàng hóa tƣ liệu sản xuất của Hàn Quốc, theo đó, KEXIM và nhà nhập khâu sẽ ký kết hợp đồng tín dụng và KEXIM sẽ thanh toán cho nhà nhập khâu khi họ giao hàng.

- KEXIM cũng có thể cấp tín dụng trung và dài hạn cho các ngân hàng nƣớc ngồi có đủ năng lực tài chính, các ngân hàng này sẽ dùng nguồn vốn vay của KEXIM cho vay trung và dài hạn cho các nhà nhập khâu để mua tƣ liệu sản xuất của Hàn Quốc. Danh sách các mặt hàng thuộc đối tƣợng đƣợc hƣởng các khoản tín dụng này do KEXIM cung cấp khi cấp tín dụng cho các ngân hàng nƣớc ngồi.

- Hoạt động bảo lãnh tín dụng: Bao gồm các bảo lãnh liên quan đến hợp đồng

tín dụng nhƣ bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, KEXIM cũng cung cấp dịch vụ bảo lãnh tài chính và hỗ trợ lãi suất. Các hoạt động cho vay của KEXIM phải tuân thủ các nguyên tắc của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), theo đó lãi suất cho vay là lãi suất thị trƣờng (lãi suất cho vay không đƣợc thấp hơn lãi suất thƣơng mại tham chiếu (CIRR) do tổ chức OECD công bố). Đối

với hoạt động bảo lãnh, phí bảo lãnh đƣợc tính tốn trên cơ sở số tiền đề nghị bảo lãnh, rủi ro quốc gia và một khoản lợi tức nhất định do KEXIM xác định.

1.3.1.2. NHPT Trung Quốc

Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (EIBC) đƣợc thành lập với vai trị là cơ quan chính sách trực thuộc Quốc vụ viện thực hiện các chính sách của Nhà nƣớc, trợ giúp về tiền tệ, thúc đẩy xuất khẩu. EIBC là cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ cung cấp hỗ trợ, tài trợ chính sách cho xuất khẩu và nhập khẩu, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy tăng trƣởng xuất khẩu và đầu tƣ ra nƣớc ngoài; thúc đẩy hợp tác kinh tế của Trung Quốc và các nƣớc trên thế giới, đặc biệt với các nƣớc đang phát triển.

Các nghiệp vụ chủ yếu của EIBC:

* Tín dụng xuất khẩu người bán

- Tín dụng dành cho mặt hàng thiết bị: Nhằm hỗ trợ xuất khẩu thiết bị toàn bộ, phụ kiện và các dịch vụ kỹ thuật có liên quan, hỗ trợ các nhà thầu Trung Quốc thắng thầu tại các dự án tại Trung Quốc do World Bank (WB), Asian Development Bank (ADB) hoặc các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ hoặc các dự án khác có sử dụng vốn cho vay lại của nƣớc ngồi.

- Tín dụng dành cho mặt hàng tàu biển: nhằm hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu tàu biển hoặc sửa chữa, đóng lại các tàu đã đăng ký ở nƣớc ngoài.

- Tín dụng dành cho các mặt hàng cơng nghệ cao và mới.

- Tín dụng dành cho các mặt hàng điện tử và cơ khí thơng dụng. - Các khoản vay dành cho các hợp đồng xây dựng nƣớc ngoài. - Các khoản vay dành cho đầu tƣ ra nƣớc ngồi.

* Tín dụng xuất khẩu người mua

Nghiệp vụ này nhằm mục đích kích thích xuất khẩu hàng hoá và vốn của Trung Quốc ra nƣớc ngoài. Ngƣời vay là bên mua, ngân hàng của bên mua hoặc bộ

tài chính nƣớc ngƣời mua. Phạm vi cho vay là bên vay dùng tiền vay để mua các sản phẩm cơ điện, thiết bị đồng bộ và các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật cao của Trung Quốc, chủ yếu là cho vay trung và dài hạn.

* Nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế:

EIBC cung cấp bảo lãnh quốc tế cho các khu vực mục tiêu là xuất khẩu các sản phẩm cơ khí điện tử, các thiết bị tồn bộ, các sản phẩm công nghệ cao và mới, các hợp đồng xây dựng nƣớc ngoài, các dự án dự thầu quốc tế tại Trung Quốc vay vốn của các tổ chức tài chính quốc tế và chính phủ nƣớc ngồi.

* Khoản vay ưu đãi giành cho nước ngoài:

Khoản vay ƣu đãi giành cho nƣớc ngoài là khoản vay với lãi suất thấp mang tính việc trợ của chính phủ Trung Quốc giành cho các nƣớc đang phát triển khác.

1.3.1.3. NHPT Thái Lan

Ngân hàng xuất nhập khẩu Thái Lan (EXIM Thai) là một tổ chức thuộc Chính phủ Hồng Gia Thái Lan, hoạt động dƣới sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính Thái Lan. EXIM Thai đƣợc thành lập năm 1993 và hoạt động theo Luật ngân hàng xuất nhập khẩu Thái Lan. Tổng số vốn điều lệ của ngân hàng này sau hai lần bổ sung lên 6.500 triệu Baht. Nhiệm vụ của EXIM Thai là đáp ứng yêu cầu của nhà xuất khẩu Thái Lan để nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Thái Lan trong kinh doanh quốc tế.

Một số hoạt động TDXK chủ yếu của EXIM Thai:

* Tín dụng ngắn hạn

- Tài trợ trƣớc khi giao hàng bao gồm các hình thức:

+ Tài trợ trƣớc khi giao hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ: một khoản hạn mức tín dụng bằng đồng Baht đƣợc cung cấp cho các doanh nghiệp thuộc loại này với lãi suất thấp hơn của hình thức tài trợ bằng đồng Baht trƣớc khi giao hàng.

+ Hỗ trợ xuất khẩu trọn gói: là tín dụng hạn mức cho các doanh nghiệp xuất khẩu mới hoạt động hoặc có quy mơ nhỏ dƣới hình thức tài trợ trƣớc khi giao hàng, nếu có sự bảo lãnh của cá nhân ngƣời đứng đầu thì các nhà xuất khẩu có thể đƣợc cấp khoản tín dụng lên tới 2 triệu USD.

+ Tín dụng bổ sung: Là hình thức tín dụng hạn mức kết hợp với bảo hiểm xuất khẩu dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu vốn trƣớc và sau khi giao hàng.

- Tài trợ xuất khẩu sau khi giao hàng gồm: tín dụng hỗ trợ thƣơng mại miễn truy đòi cung cấp cho các nhà nhập khẩu để nhà xuất khẩu có thể mở rộng thị trƣờng và giảm chi phí, tín dụng hỗ trợ thƣơng mại có truy đòi dành cho các nhà XK sử dụng các điều khoản tín dụng để tăng tính thanh khoản và mở rộng thị trƣờng XK.

- Tài trợ cho hoạt động tái xuất khẩu: hình thức này nhằm mục đích hỗ trợ cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ nhà cung cấp từ một quốc gia để tái xuất khẩu tới ngƣời mua ở một quốc gia khác, mục tiêu của nó là hỗ trợ cho việc Thái Lan trở thành một trung tâm thƣơng mại tiềm năng trong khu vực, thời hạn hồn trả của khoản tín dụng này phù hợp với thời hạn thanh toán xuất khẩu.

- Tín dụng dành cho nhà cung cấp của ngƣời xuất khẩu: một khoản tín dụng hạn mức cung cấp cho nhà xuất khẩu trực tiếp và/hoặc nhà cung cấp của ngƣời xuất khẩu cho việc tài trợ trƣớc khi giao hàng và để tái xuất.

* Tín dụng dài hạn

- Tín dụng dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh: đối tƣợng là cá nhà sản xuất hƣớng về xuất khẩu, doanh thu là ngoại tệ, doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu, mới thành lập hoặc đang hoạt động. Thời hạn cho vay từ 2 - 5 năm tuỳ theo khả năng trả nợ của ngƣời vay.

- Tín dụng dài hạn cho xuất khẩu tƣ liệu sản xuất: nhằm tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của nhà xuất khẩu các tƣ liệu sản xuất mới hoặc đã qua sử dụng với các

đối thủ cạnh tranh của các nƣớc khác. Thời hạn cho vay của các khoản tín dụng này tƣơng đối dài, từ 3 - 7 năm tuỳ theo tuổi thọ của tƣ liệu sản xuất. Trị giá khoản vay tối đa là 85% trị giá HĐXK.

- Tín dụng hợp đồng nƣớc ngồi bao gồm các sản phẩm: cho vay dài hạn cho các bên tham gia hợp đồng thầu ở nƣớc ngoài. EXIM Thai sẽ cho vay bằng đồng USD tối đa 85% chi phí thực hiện hợp đồng. Khoản vay này sẽ đƣợc cấp cho các ngân hàng của các nƣớc có dự án thầu để cho các bên thực hiện hợp đồng vay lại hoặc cho vay trực tiếp đối với các bên tham gia thực hiện hợp đồng.

Ngồi ra EXIM Thai cịn thực hiện các loại bảo lãnh hợp đồng.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển TDXK đối với Việt Nam

Qua việc tìm hiểu cơ cấu tổ chức và cơ cấu hoạt động TDXK của các nƣớc có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cơ bản cho Việt Nam trong q trình hồn thiện, phát triển hệ thống chính sách và tổ chức thực hiện chính sách TDXK Nhà nƣớc nhƣ sau:

Một là, các nƣớc đều coi trọng chính sách hỗ trợ cho xuất khẩu để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Hoạt động TDXK Nhà nƣớc ở các nƣớc đƣợc thực hiện hoặc thông qua một tổ chức là Ngân hàng xuất nhập khâu, hoặc thông qua hai tổ chức là Ngân hàng xuất nhập khẩu và Công ty bảo hiểm TDXK.

Hai là, cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nƣớc đƣợc triển khai dƣới nhiều hình

thức đa dạng, khơng chỉ là cho vay mà cịn có các hình thức hỗ trợ gián tiếp nhƣ bảo lãnh, bảo hiểm; không chỉ cho vay ngắn hạn mà còn cho vay trung, dài hạn.

Ba là, cơ cấu sản phẩm TDXK Nhà nƣớc của các nƣớc phát triển rất đa dạng

từ tín dụng nhà nhập khẩu, xuất khẩu đến các chƣơng trình bảo lãnh tín dụng của Hàn Quốc. Tín dụng xuất khẩu dành cho bên bán của Trung Quốc phát triển với nhiều sản phẩm nhƣ: vay hạng mục; vay bao thầu cơng trình ở nƣớc ngồi; vay mậu dịch gia cơng nƣớc ngồi và vay để đầu tƣ ra nƣớc ngoài.

Bốn là, về xu hƣớng phát triển TDXK ở các nƣớc: Trong thời gian gần đây,

chính sách TDXK đang chuyển biến nhanh theo xu hƣớng chuyển từ việc tập trung tài trợ cho ngƣời cung cấp trong nƣớc sang tập trung hỗ trợ cho mục tiêu chiếm lĩnh thị trƣờng và tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, các nƣớc hƣớng vào việc: Tập trung tài trợ nhiều hơn cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc thực hiện các dự án ở nƣớc ngoài bằng các thiết bị, kỹ thuật trong nƣớc; Tăng cƣờng hỗ trợ tín dụng cho ngƣời mua hàng nƣớc ngồi để thanh tốn cho ngƣời cung cấp (Nhiều nƣớc coi đây là giải pháp chủ yếu để thúc đẩy tiêu thụ hàng xuất khẩu, thể hiện ở tỷ trọng tín dụng hỗ trợ ngƣời mua đã tăng nhanh hơn so với tỷ trọng tín dụng hỗ trợ ngƣời cung cấp); Thông qua tài trợ xuất khẩu, các nƣớc phát triển (thậm chí cả các nƣớc đang phát triển nhƣ Trung Quốc) đều chú trọng đến việc tăng cƣờng các khoản tín dụng ƣu đãi (ODA) cho các nƣớc đang phát triển, bản chất cũng là hình thức hỗ trợ để tiêu thụ máy móc thiết bị trong nƣớc.

Nhƣ vậy, có thê thấy rằng, để thực hiện chiến lƣợc xuất khẩu của Chính phủ, tầm hoạt động của các Ngân hàng xuất nhập khẩu các nƣớc đang chuyển mạnh ra ngoài biên giới trên cơ sở tiềm lực rất mạnh về tài chính, hƣớng vào việc chiếm lĩnh thị trƣờng, lấy việc đảm bảo cho khâu tiêu thụ sản phẩm quốc nội làm mục tiêu chủ yếu cho việc thực hiện chính sách TDXK. Ở Việt Nam hiện nay, cơ quan duy nhất thực hiện chính sách TDXK Nhà nƣớc là Ngân hàng Phát triên Việt Nam. Để thực hiện thành công chiến lƣợc phát triển xuất khẩu mà Chính phủ đã đề ra, vấn đề hàng đầu hiện nay là NHPT tổ chức thực hiện thật tốt các chủ chƣơng chính sách đã có, tận dụng những cơ chế Chính phủ đã mở, kịp thời nghiên cứu đề xuất tháo gỡ các vƣớng mắc phát sinh để gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Song song với việc đó, cần đúc kết các bài học thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế để vận dụng vào thực tiễn hoạt động TDXK Nhà nƣớc tại Việt Nam sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển, điều kiện kinh tế của đất nƣớc, phù hợp với quy định của WTO, của OECD và thông lệ quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chƣơng 1 của Luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về TDXK Nhà nƣớc, Phát triển tín dụng xuất khẩu tại NHPT, sau cùng là giới thiệu kinh nghiệm hoạt động TDXK của Nhà nƣớc tại một số quốc gia từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng phát triển hoạt động TDXK tại Việt Nam. Những lý luận đƣợc đề cập trong chƣơng 1 nhằm xây dựng khung lý thuyết định hƣớng cho quá trình nghiên cứu thực hiện mục tiêu của đề tài.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)