Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 57 - 59)

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TDXK TẠI NHPT VIỆT NAM

2.3.2. Những hạn chế

Ngoài những thành tựu đạt đƣợc trong việc ban hành các chính sách và các văn bản nghiệp vụ TDXK thì chính sách TDXK cịn chƣa thực sự linh hoạt, chƣa phù hợp với diễn biến của hoạt động xuất khẩu cũng nhƣ biến động của thị trƣờng trong nƣớc và thế giới; Cơ chế lãi suất chƣa linh hoạt, có độ trễ khá lớn so với sự

thay đổi của lãi suất thị trƣờng và lãi suất TDXK cố định ở một mức lãi suất. NHPT không chủ động trong việc thay đổi mức lãi suất, việc thay đổi mức lãi suất thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính và mức lãi suất cơng bố là cố định áp dụng cho tất cả các mặt hàng vay vốn TDXK.

* Nợ quá hạn, nợ xấu TDXK ngày càng tăng cao

Giai đoạn từ 2011 đến nay, tình hình hoạt động TDXK Nhà nƣớc của NHPT gặp rất nhiều khó khăn, nợ quá hạn tăng cao, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lâm vào tình trạng hoạt động cầm chừng, hoặc đóng cửa hồn tồn. NHPT đã chủ động giảm cho vay, tập trung thu nợ nhăm bảo toàn vốn, tuy nhiên những khách hàng có nợ quá hạn kéo dài cần phải thu hồi thì gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khoản vay đã thành nợ nhóm 5 và chuyên sang hạch toán ngoại bảng.

* Tỷ trọng doanh số cho vay xuất khẩu tại NHPT so với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc vẫn còn nhỏ bé, chƣa đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp xuất khẩu.

* Các hình thức xuất khẩu cịn đơn giản.

NHPT chủ yếu là cho vay nhà xuất khẩu, chƣa triển khai đƣợc nghiệp vụ cho nhà nhập khẩu vay và các hình thức bảo lãnh hay các hình thức tài trợ gián tiếp nhƣ bảo hiểm xuất khẩu theo thơng lệ quốc tế. Thêm vào đó sản phẩm cho vay chƣa đa dạng, việc cung cấp các dịch vụ đi kèm nhƣ thanh toán trong nƣớc, thanh toán quốc tế, chuyển đổi ngoại tệ, v.v.. chƣa đƣợc thực hiện, doanh nghiệp phải sử dụng các dịch vụ này tại các ngân hàng thƣơng mại. Hiện nay, NHPT chủ yếu triển khai cho vay bằng đồng Việt Nam nên các doanh nghiệp có nhu cầu nhập nguyên liệu chế biến và sản xuất hàng xuất phải gánh tăng chi phí và rủi ro tỉ giá khi thực hiện mua nguyên liệu nhập khẩu và khi trả nợ vỡ phải quy đổi các đồng tiền thu về sang VND.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)