ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TDXK TẠI NHPT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 56)

2.3.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, việc ban hành và duy trì chính sách TDXK tại NHPT trong thời gian qua là đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tế. Cơ chế chính sách TDXK phù hợp với quan điểm và chủ trƣơng về bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, không phân biệt doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc.

Thứ hai, nhiệm vụ TDXK đƣợc tập trung về một đầu mối là NHPT đã giúp Chính phủ có công cụ hữu hiệu trong việc thực hiện chính sách TDXK, đồng thời

tách bạch hoạt động tín dụng theo chính sách và tín dụng thƣơng mại. Bên cạnh đó, NHPT vừa thực hiện chính sách tín dụng đầu tƣ phát triển vừa thực hiện chính sách TDXK nên có thuận lợi trong việc cung cấp và quản lý vốn cho vay từ khâu đầu tƣ đến khâu tiêu thụ sản phẩm đối với các đơn vị vừa hoạt động sản xuất vừa hoạt động xuất khẩu.

Thứ ba, NHPT đã ban hành tƣơng đối đầy đủ các văn bản hƣớng dẫn quy trình nghiệp vụ, phù hợp với cơ chế chính sách nhƣ quy trình nghiệp vụ cho vay, đảm bảo tiền vay, phân cấp thực hiện nghiệp vụ cho vay xuất khẩu, lãi suất cho vay, thủ tục xét duyệt cho vay, kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình vay vốn và trả nợ của đơn vị xuất khẩu.

Thứ tư, việc mở rộng cho vay của NHPT là phù hợp với chủ trƣơng của Chính phủ về khuyến khích xuất khẩu trong từng thời kỳ, góp phần quan trọng trong việc xử lý những khó khăn về nguồn vốn cho các doanh nghiệp khi duy trì thị trƣờng xuất khẩu truyền thống và mở rộng xuất khẩu sang thị trƣờng mới. Hoạt động TDXK tại NHPT đã giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, tăng khả năng cạnh tranh, tranh thủ thời cơ mở rộng và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp giữ vững thị trƣờng truyền thống, khai thác các thị trƣờng mới và tiềm năng.

Đạt đƣợc những kết quả trên trƣớc tiên là nhờ quyết tâm đổi mới của Chính phủ trong ban hành chính sách TDXK phù hợp quy luật kinh tế, phù hợp với các quy định quốc tế về TDXK của Nhà nƣớc. Mặt khác, là với sự nỗ lực của NHPT trong thực hiện chính sách TDXK của Nhà nƣớc, cùng với sự hợp tác của những doanh nghiệp xuất khẩu trong việc vay, trả sòng phẳng trong thời gian qua.

2.3.2. Những hạn chế

Ngoài những thành tựu đạt đƣợc trong việc ban hành các chính sách và các văn bản nghiệp vụ TDXK thì chính sách TDXK còn chƣa thực sự linh hoạt, chƣa phù hợp với diễn biến của hoạt động xuất khẩu cũng nhƣ biến động của thị trƣờng trong nƣớc và thế giới; Cơ chế lãi suất chƣa linh hoạt, có độ trễ khá lớn so với sự

thay đổi của lãi suất thị trƣờng và lãi suất TDXK cố định ở một mức lãi suất. NHPT không chủ động trong việc thay đổi mức lãi suất, việc thay đổi mức lãi suất thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính và mức lãi suất công bố là cố định áp dụng cho tất cả các mặt hàng vay vốn TDXK.

* Nợ quá hạn, nợ xấu TDXK ngày càng tăng cao

Giai đoạn từ 2011 đến nay, tình hình hoạt động TDXK Nhà nƣớc của NHPT gặp rất nhiều khó khăn, nợ quá hạn tăng cao, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lâm vào tình trạng hoạt động cầm chừng, hoặc đóng cửa hoàn toàn. NHPT đã chủ động giảm cho vay, tập trung thu nợ nhăm bảo toàn vốn, tuy nhiên những khách hàng có nợ quá hạn kéo dài cần phải thu hồi thì gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khoản vay đã thành nợ nhóm 5 và chuyên sang hạch toán ngoại bảng.

* Tỷ trọng doanh số cho vay xuất khẩu tại NHPT so với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc vẫn còn nhỏ bé, chƣa đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp xuất khẩu.

* Các hình thức xuất khẩu còn đơn giản.

NHPT chủ yếu là cho vay nhà xuất khẩu, chƣa triển khai đƣợc nghiệp vụ cho nhà nhập khẩu vay và các hình thức bảo lãnh hay các hình thức tài trợ gián tiếp nhƣ bảo hiểm xuất khẩu theo thông lệ quốc tế. Thêm vào đó sản phẩm cho vay chƣa đa dạng, việc cung cấp các dịch vụ đi kèm nhƣ thanh toán trong nƣớc, thanh toán quốc tế, chuyển đổi ngoại tệ, v.v.. chƣa đƣợc thực hiện, doanh nghiệp phải sử dụng các dịch vụ này tại các ngân hàng thƣơng mại. Hiện nay, NHPT chủ yếu triển khai cho vay bằng đồng Việt Nam nên các doanh nghiệp có nhu cầu nhập nguyên liệu chế biến và sản xuất hàng xuất phải gánh tăng chi phí và rủi ro tỉ giá khi thực hiện mua nguyên liệu nhập khẩu và khi trả nợ vỡ phải quy đổi các đồng tiền thu về sang VND.

2.3.3. Nguyên nhân

* Cơ chế lãi suất chƣa linh hoạt, có độ trễ khá lớn so với sự thay đổi của lãi suất thị trƣờng và lãi suất TDXK cố định ở một mức lãi suất. NHPT không chủ động trong việc thay đổi mức lãi suất, việc thay đổi mức lãi suất thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính và mức lãi suất công bố là cố định áp dụng cho tất cả các mặt hàng vay vốn TDXK.

* Lãi suất cho vay thấp nhƣng nguồn vốn cho vay không đáp ứng kịp thời cho nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp xuất khẩu dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn, không muốn trả nợ.

Do đặc thù của NHPT, lãi suất cho vay luôn thấp hơn các NHTM để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, trong điều kiện mà nguồn vốn cho vay của NHPT không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp xuất khẩu, NHTM thắt chặt tín dụng, sẽ dẫn đến hậu quả là các doanh nghiệp xuất khẩu muốn chiếm dụng vốn, không muốn trả nợ cho NHPT. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên nợ quá hạn tăng cao tại NHPT trong thời gian qua.

* Cơ chế trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro chƣa hợp lý

Trong hoạt động tín dụng, rủi ro đến đâu, trích lập dự phòng đến đod. Tuy nhiên, ở NHPT, mặc dù dƣ nợ mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng, nhƣng trích dự phòng rủi ro theo quy định hàng năm tối đa bằng 0,5% trên dƣ nợ bình quân cho vay tín dụng xuất khẩu. Việc trích lập dự phòng rủi ro theo lối cào bằng nhƣ thế này rõ ràng không phản ánh đúng tính chất, mức độ rủi ro theo phân loại dƣ nợ. Hàng năm NHPT vẫn thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm nợ nhƣ hƣớng dẫn của NHNN. Tuy nhiên, việc phân loại dƣ nợ tại NHPT không có ý nghĩa trong việc trích lập dự phòng rủi ro.

* Hệ thống thông tin phục vụ công tác thẩm định, hệ thống đánh giá khách hàng chƣa hoàn chỉnh

Hiện nay, NHPT mới chỉ có hƣớng dẫn tạm thời về việc chấm điểm, xếp hạng nội bộ doanh nghiệp vay vốn TDXK tại hệ thống NHPT. Tiêu chí chấm điểm về uy

tín đối với các TCTD chƣa phản ánh chính xác, Hệ thống chấm điểm chƣa xây dựng phù hợp với từng phân khúc thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, theo tính chất ngành nghề, theo địa bàn. Không phân chia theo khách hàng là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, ..v.v…

* NHPT chƣa thực hiện thanh toán quốc nên dẫn đến không quản lý đƣợc nguồn tiền trả nợ của Nhà nhập khẩu và không thu hồi nợ đƣợc.

Công tác thanh toán quốc tế hiện nay NHPT thực hiện thông qua Ngân hàng TMCP Công Thƣơng (Vietinbank) và một số NHTM khác, thông qua việc ký biên bản thỏa thuận ba bên. Tuy nhiên, việc chấp hành, thực hiện đúng biên bản thỏa thuận phụ thuộc phần lớn vào ý thức tự giác, tuân thủ theo điều khoản đã ký tại biên bản (biên bản không có trách nhiệm ràng buộc nhƣ hợp đồng). Do đó, NHPT gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ khi khách hàng vay vốn, NHTM không thực hiện đúng nhƣ cam kết đã ký.

* Công tác kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn vay chƣa chặt chẽ, công tác kiểm soát nội bộ chƣa hiệu quả.

Cơ chế kiểm soát của NHPT hiện nay mới chỉ chú trọng đến công tác kiểm tra kiểm soát xử lý sau, chứ chƣa chú trọng đến công tác kiểm soát ngăn ngừa. Chất lƣợng tự kiểm tra, kiểm soát chƣa cao dẫn đến còn nhiều tồn tại chƣa đƣợc phát hiện chấn chỉnh kịp thời. Tổ chức bộ máy làm công tác kiểm tra trong hệ thống vẫn còn mỏng, chƣa có tính chuyên nghiệp, chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Công tác tự kiểm tra ở Chi nhánh không đạt hiệu quả vì không đảm bảo đƣợc tính trung thực của cán bộ chuyên quản.

* Cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống thông tin quản trị tại NHPT chƣa hoàn thiện.

Máy móc trang thiết bị cho cán bộ nhân viên mặc dù đƣợc bổ sung song vẫn còn thiếu, chƣa đồng bộ. Hệ thống báo cáo NHPT hiện vẫn hiện vẫn thực hiện cả ở phần mềm và báo cáo giấy gây tốn kém và mất thời gian tổng hợp.

Công tác xây dựng hệ thống thông tin khách hàng, thông tin thị trƣờng, thông tin các mặt hàng xuất khẩu chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ nên NHPT chƣa thể tƣ vấn cho doanh nghiệp một cách hiệu quả và thiết thực đồng thời dẫn tới việc cảnh báo an toàn tín dùn chƣa đƣợc thực hiện bài bản làm ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng.

* Chất lƣợng phục vụ và sự chuyên nghiệp của NHPT chƣa cao

Số lƣợng, năng lực và trình độ cán bộ, đặc biệt là các bộ phận nghiệp vụ hỗ trợ cho hoạt động TDXK đang thiếu và còn hạn chế. Thái độ phục vụ của cán bộ NHPT chƣa cao. Mặt khác, NHPT có đối tƣợng cho vay hạn chế, do đó việc cán bộ ít có cơ hội tiếp xúc với nhiều đối tƣợng khách hàng đãlàm giảm tính chuyên nghiệp trong việc phục vụ khách hàng của cán bộ NHPT.

Ngoài ra, năng lực cán bộ của NHPT chƣa cao, thiếu kinh nghiệm, chƣa theo kịp yêu cầu. Điều này hoàn toàn không phù hợp với yêu cầu trong tình hình hội nhập nhƣ hiện nay khi mà sự ƣu đãi về lãi suất mất dần, lãi suất cho vay tiệm cận với lãi suất thị trƣờng thì vấn đề quan tâm của khách hàng là chất lƣợng phục vụ và sự chuyên nghiệp của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chƣơng 2 của luận văn tiến hành phân tích thực trạng phát triển TDXK tại NHPT Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2017 theo 2 nội dung: Phát triển TDXK theo chiếu rộng/quy mô, khối lƣợng; phát triển TDXK theo chiếu sấu/chất lƣợng và hiệu quả. Từ đó rút ra những đánh giá kết quả đạt đƣợc, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế. Những đánh giá về thực trạng phát triển TDXK tại NHPT Việt Nam là cơ sở khoa học thực tiễn cho hệ thống giải pháp, kiến nghị và đế xuất của đề tài.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1. ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG TDXK CỦA NHPT VIỆT NAM

3.1.1. Chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến 2030

* Quan điểm chiến lược

- Phát triển sản xuất để tăng nhanh xuất khẩu, đồng thời đáp ứng nhu cầu trong nƣớc; khai thác tốt lợi thế so sánh của nền kinh tế, nâng cao hiêu quả, năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm và tiến tới cân bằng cán cân thƣơng mại.

- Xây dựng, củng cố các đối tác hợp tác chiến lƣợc để phát triển thị trƣờng bền vững; kết hợp hài hòa lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài của quốc gia, lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị - đối ngoại, chủ động và độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đa dạng hóa thị trƣờng xuất nhập khẩu. Tích cực và chủ động tham gia vào mạng lƣới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; chú trọng xây dựng và phát triển hàng hóa có giá trị gia tăng cao, có thƣơng hiệu trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

* Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11 - 12%/năm trong thời kỳ 2011 - 2020, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 tăng trƣởng bình quân 12%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 tăng trƣởng bình quân 11%/năm. Duy trì tốc độ tăng trƣởng khoảng 10% thời kỳ 2021 - 2030.

- Định hƣớng chung của hoạt động xuất khẩu trong những năm tới đƣợc xác định nhƣ sau:

+ Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản (là nhóm hàng có lợi thế về tài nguyên nhƣng bị giới hạn nguồn cung): Có lộ trình giảm dần xuất khẩu khoáng sản thô; đầu tƣ công nghệ để tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, tận dụng các cơ hội thuận lợi về thị trƣờng và giá cả để tăng giá trị xuất khẩu. Định hƣớng tỷ trọng nhóm hàng này

trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 11,2% năm 2011 xuống còn 4,4% vào năm 2020.

+ Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (là nhóm hàng có lợi thế và năng lực cạnh tranh dài hạn nhƣng giá trị gia tăng còn thấp): Nâng cao năng suất, chất lƣợng và giá trị gia tăng; chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hƣớng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Định hƣớng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 21,2% năm 2011 xuống còn 13,5% vào năm 2020.

+ Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo (là nhóm hàng có tiềm năng phát triển và thị trƣờng thế giới có nhu cầu): Phát triển sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ và chất xám cao; phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ giá trị trong nƣớc, giảm phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Định hƣớng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 40,1% năm 2011 tăng lên 62,9% vào năm 2020.

+ Nhóm hàng mới (nằm trong nhóm hàng hóa khác): Rà soát các mặt hàng mới có kim ngạch hiện nay còn thấp nhƣng có tiềm năng tăng trƣởng cao trong thời gian tới để có các chính sách khuyến khích phát triển, tạo sự đột phá trong xuất khẩu. Định hƣớng tỷ trọng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 12% năm 2010 tăng lên 19,2% vào năm 2020.

3.1.2. Định hướng phát triển TDXK tại NHPTVN

3.1.2.1. Định hướng chung

Mở rộng và nâng cao chất lƣợng nghiệp vụ TDXK Nhà nƣớc của NHPT theo hƣớng an toàn, hiệu quả nhằm tăng cƣờng hỗ trợ đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của nền kinh tế phù hợp với Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Chiến lƣợc xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hƣớng đến năm 2030; nâng cao vị thế và vai trò của nghiệp vụ TDXK Nhà nƣớc trong hoạt động của NHPT.

3.1.2.2. Định hướng cụ thể

- Tốc độ tăng trƣởng tín dụng giai đoạn 2011 - 2020 bình quân khoảng 10%/năm. Giai đoạn sau năm 2020, tốc độ tăng trƣởng tín dụng đƣợc xác định phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Nâng cao chất lƣợng tín dụng đặc biệt là công tác thẩm định, giải ngân, quản lý thu hồi nợ; xây dựng cơ chế phân loại nợ xấu phù hợp với tính chất hoạt động của NHPT; xây dựng cơ chế trích lập dự phòng rủi ro và các biện pháp xử lý nợ xấu cho vay các chƣơng trình; tích cực thu hồi nợ và xử lý rủi ro nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu tổng thể dƣới 7% vào năm 2015, từ 4-5% vào năm 2020; tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2020 - 2030 ở mức dƣới 3%.

- Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi chính sách hỗ trợ phát triển theo chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, chƣơng trình mục tiêu đƣợc Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ quyết định; đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ ngày một tốt hơn chính sách TDXK Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)