GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TDXK TẠI NHPT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 64 - 67)

3.2.1. Nhóm giải pháp phát triển TDXK về chiều rộng

* Áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt: Cơ chế lãi suất TDXK Nhà nƣớc đang

thực hiện theo Nghị định số 75/NĐ-CP ngày 30/8/2011 với cơ chế lãi suất cố định cho tất cả các mặt hàng đƣợc tài trợ. Nhƣ vậy, với cơ chế lãi suất cố định hiện tại NHPT không phân loại đƣợc khách hàng có kim ngạch xuẩt khẩu lớn và nhỏ, giữa khách hàng có phƣơng án kinh doanh rủi ro thấp và cao. Do đó, cần có cơ chế lãi

suất linh hoạt phù hợp với từng đối tƣợng, từng mặt hàng, từng khách hàng cụ thể. Cơ chế lãi suất TDXK Nhà nƣớc cần ban hành theo hƣớng khung lãi suất TDXK Nhà nƣớc, NHPT đƣợc quyền áp dụng các mức lãi suất khác nhau trong khung lãi suất đã công bố đối với từng mặt hàng, từng khách hàng và các phƣơng án có độ rủi ro khác nhau. Ngoài ra, cơ chế lãi suất theo khung lãi suất sẽ khắc phục đƣợc nhƣợc điểm thời gian công bố lãi suất. Hiên nay, thời gian cơng bố lãi st cịn chậm, chƣa theo kịp biến đơng của thị trƣờng. NHPT phải trình Bộ Tài chính để ban hành mức lãi suất, thƣờng thời gian để ban hành mức lãi suât mới từ 1 đên 1,5 tháng. Với cơ chế lãi suất linh hoạt NHPT vẫn trình Bộ Tài chính nhƣng thời gian là tháng cuối quý IV của năm và ban hành khung lãi suất để thực hiện cho năm tiếp theo. Nhƣ vậy, với khung lãi suất linh hoạt có mức lãi suất cao và thấp khác nhau, NHPT sẽ chủ động thực hiên nghiệp vụ TDXK Nhà nƣớc trong năm tiếp theo.

* Tài trợ nhu cầu vốn phát sinh của các khâu trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp: Hiên tại, NHPT chỉ thực hiện cho vay quá trình thu mua nguyên liệu

phục vụ cho quá trình sản xuất của doanh nghiêp (cho vay thu mua cá, tôm nguyên liêu trong ngành thủy sản, cho vay thu mua cà phê, hạt điều trong ngành nông lâm...) mà chƣa tài trợ cho các khâu trƣớc sản xuất (nghiên cứu thị trƣờng, nghiên cứu phát triển sản phẩm, xúc tiến thƣơng mại) và các khâu sau bán hàng (các chi phí phục vụ thu hồi cơng nợ, giải quyết tranh chấp thƣơng mại.). Do đó, NHPT cần đa dạng hóa tài trợ cho các nhu cầu vốn phát sinh của các khâu trong quá trình sản xuất của doanh nghiêp.

* Tài trợ nhu cầu vốn dài hạn: Cho vay các dự án đầu tƣ để sản xuất hàng

xuất khẩu; các dự án thuộc lĩnh vực công nghiêp phụ trợ của các ngành thuộc đối tƣợng khuyến khích xuất khẩu.

* Áp dụng hình thức bảo lãnh cho hoạt động xuất khẩu: Bảo lãnh dự thầu, bảo

lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn tín dụng ngân hàng và bảo lãnh thanh tốn ứng trƣớc.

3.2.2. Nhóm giải pháp phát triển về chiều sâu

* Áp dụng hình thức bảo lãnh cho hoạt động xuất khẩu: Bảo lãnh dự thầu, bảo

lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn tín dụng ngân hàng và bảo lãnh thanh toán ứng trƣớc.

* Triển khai thanh toán quốc tế: Việc triển khai thanh toán quốc tế vừa đáp

ứng nhu cầu của khách hàng vừa phục vụ cho NHPT trong công tác quản lý và thu hồi nợ.

* Áp dụng hình thức bảo hiểm xuất khẩu: Khi mua bảo hiểm xuất khẩu các ngân hàng sẽ phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng xuất khẩu. Ngồi ra, bảo hiểm xuất khẩu còn bảo vệ, tránh cho nhà xuất khẩu một loạt các rủi ro tiềm ẩn trong, trƣớc và sau khi giao hàng.

* Nâng cao khả năng phòng ngừa, quản lý và xử lý rủi ro: Thực hiện quy định

phân loại nợ theo tính chất khoản nợ nhƣ thông lệ hiện hành của ngân hàng. Trên cơ sở đó, trích lập dự phịng rủi ro từng nhóm nợ để gắn trách nhiệm tài chính với tính chất khoản nợ, khơng thực hiện theo mức trích cào bằng 0.5% trên dƣ nợ bình qn hàng năm nhƣ hiện nay.

* Nâng cao công tác thẩm định: Công tác thẩm định đóng vai trị then chốt

trong hiệu quả của hoạt động tín dụng. Do đó, NHPT cần phải chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao năng lực thẩm định các khoản vay TDXK.

3.2.3. Nhóm giải pháp bổ trợ khác

* Ứng dụng công nghệ thông tin: Ứng dụng rộng rãi các phần mềm theo

hƣớng có thể triển khai chung để thuận tiện trong công tác báo cáo thống kê, khai thác số liệu phục vụ điều hành hoạt động của toàn hệ thống.

* Đào tạo nguồn nhân lực: Tổ chức đào tạo có trọng tâm, trọng điểm, theo

tiêu chuẩn chức vụ, vị trí cơng việc, đặc biệt quan tâm đào tạo kỹ năng quản lý cho đội ngũ chuyên gia và cán bộ lãnh đạo các cấp. Đào tạo phải gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, để cán bộ có ý thức trách nhiệm tự giác tham gia đào tạo.

Có chế độ khen thƣởng phù hợp nhằm đơng viên, khuyến khích cán bộ nỗ lực trong cơng viêc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)