Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển TDXK tại NHPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 25)

1.2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng xuất khẩu theo chiều rộng/quy mô

* Tốc độ tăng trƣởng tín dụng, số lƣợng khách hàng và sản phẩm dịch vụ tín dụng xuất khẩu:

Chỉ tiêu này phản ánh trình độ phát triển của dƣ nợ tín dụng, số lƣợng khách hàng và sản phẩm dịch vụ tín dụng xuất khẩu theo thời gian, đƣợc tính bằng công thức sau:

Yi –y(i-1) Ki(%) = --- x100 Y(i-1)

Trong đó: Ki : Tốc độ tăng trƣởng của dƣ nợ tín dụng, số lƣợng khách hàng, sản phầm dịch vụ tín dụng xuất khẩu

Yi : Tổng dƣ nợ tín dụng, số lƣợng khách hàng, sản phẩm dịch vụ TDXK tại kỳ nghiên cứu

Y(i-1): Tổng dƣ nợ tín dụng, số lƣợng khách hàng, sản phẩm dịch vụ TDXK tại kỳ so sánh

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng, số lƣợng khách hàng, sản phẩm TDXK các năm để đánh giá sự biến động của tín dụng, tìm kiếm khách hàng, đa dụng hóa sản phẩm dịch vụ tín dụng xuất khẩu. Chỉ tiêu càng cao thì thể hiện trình độ phát triển về chiều rộng của Ngân hàng càng cao, và ngƣợc lại.

1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển TDXK theo chiều sâu: + Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này phản ảnh hiệu quả trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kì nào đó, với doanh số cho vay nhất định ngân hàng thu về bao nhiêu đồng vốn.

+ Tỷ lệ nợ quá hạn (%)

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = --- x 100 Tổng dƣ nợ

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu đƣợc dùng để đánh giá chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lƣợng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngƣợc lại.

+ Tỷ lệ nợ xấu (%)

Tổng nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu (%) = --- x 100 Tổng dƣ nợ

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, ngƣời ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng, Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lƣợng tín dụng của ngân hàng càng kém , và ngƣợc lại.

+ Tiêu chí về sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong hoạt động tín dụng xuất khẩu:

Đây là chỉ tiêu định tính phản ánh chất lƣợng của tín dụng bán lẻ tại NHTM, để xác định tiêu chí này sử dụng phƣơng pháp khảo sát mẫu thông qua bảng câu hỏi.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TDXK

1.2.4.1. Các nhân tố bên ngoài

* Chính sách xuất khẩu: Đây là nhân tố mang tính vĩ mô điều chỉnh trực tiêp tới khả năng mở rộng hay thu hẹp hoạt động TDXK. Sự thay đổi trong chiến lƣợc xuất khẩu sẽ làm thay đổi chính sách TDXK. Do vậy, để thúc đây tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu thì chính sách TDXK của Nhà nƣớc phải đƣợc xây dƣng trên cơ sở phù hợp với chiến lƣợc xuất khâu trong từng giai đoạn, thời kỳ. Đặc biệt, chính sách TDXK phải phát huy đƣợc hiệu quả là đòn bẫy thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng chiến lƣợc của Nhà nƣớc.

* Đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội và nguồn lực xuất khẩu: Môi trƣờng và rủi ro kinh doanh của các quốc gia là khác nhau nên yêu cầu cho mỗi loại hình tín dụng xuất khẩu cũng khác nhau. Đây là nhân tố khách quan ảnh hƣởng trực tiếp đến mở rộng TDXK. Nếu tình hình kinh tế phát triển, chính trị - xã hội ổn định và nguồn lực xuất khẩuu của địa phƣơng dồi dào thì ngân hàng có khả năng mở rộng TDXK, ngƣợc lại nếu nền kinh tế trì trệ, chính trị - xã hội không ổn định, đặc biệt nguồn lực xuất khẩu không có hoặc hạn chế thì ngân hàng rất khó có thê mở rộng hoạt động TDXK.

* Tình hình kinh tế chính trị xã hội của các nước nhập khẩu: Cũng tƣơng tự nhƣ nƣớc xuất khẩu, nếu tình hình kinh tế phát triển, chính trị - xã hội ổn định nhu cầu về hàng hóa tại các nƣớc nhập khẩu sẽ ổn định. Nếu nền kinh tế trì trệ hay suy thoái, chính trị - xã hội không ổn định ảnh hƣởng lớn tới khả năng nhập khẩu hàng hóa, làm suy giảm lƣợng hàng hóa xuất khẩu của nƣớc xuất khẩu.

* Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiêp: Trong những giai đoạn phát triên khác nhau của nền kinh tế, nhu cầu đƣợc tài trợ xuất khẩu của các doanh nghiệp sẽ dƣới nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với yêu cầu của hoạt động sản xuất,

thƣơng mại và đầu tƣ.

* Tình hình tài chính của doanh nghiêp và hiêu quả của dự án/phương án sản xuất kinh doanh: Đã là TDXK của Nhà nƣớc thì nhân tố đặt lên hàng đầu phải là thuộc đối tƣợng. Do vậy, tính hiệu quả của dự án/phƣơng án và năng lực tài chính của các doanh nghiệp là yếu tố quan trọng thứ hai. Do tính hiệu quả của dự án/phƣơng án luôn đƣợc cân nhắc ở cả hai khía cạnh hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội. Một dự án/phƣơng án có hiệu quả sẽ thu hồi đƣợc cả gốc và lãi, tránh thất thoát vốn của Nhà nƣớc. Một doanh nghiệp có tình hình tài chính bình thƣờng song dự án/phƣơng án lại mang lại hiệu quả lớn về mặt xã hội thì có thê vẫn đƣợc xem xét.

1.2.4.2. Các nhân tố bên trong

* Năng lực ngân hàng: Đánh giá sản phâm dịch vụ thực thi chính sách TDXK Nhà nƣớc là đa dạng hay đơn điệu. Các doanh nghiệp có khó khăn trong việc tiếp cận các sản phâm dịch vụ hay không. Việc quản trị, điều hành có đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đề ra của Chính phủ nhƣ doanh số cho vay, doanh số dƣ nợ, số lƣợng doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ. Bên cạnh đó năng lực trong xử lý rủi ro của ngân hàng cũng ảnh hƣởng rất nhiều đến tình hình hoạt động TDXK.

* Nguồn nhân lực của ngân hàng: Nguồn nhân lực chất lƣợng cao, nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển của hoạt động TDXK. Do đó, ngân hàng cần có những cơ chế đãi ngộ hấp dẫn cũng nhƣ thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ nguồn nhân lực.

1.2.5. Sự cần thiết phải phát triển TDXK tại NHPT

* Đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng gia tăng cho hoạt động xuất khẩu.

Cơ cấu xuất khẩu của các nƣớc thƣờng thay đổi các giai đoạn khác nhau. Sự thay đổi này bao giờ cũng theo hƣớng gia tăng tỷ trọng hàng chế biến và có hàm lƣợng công nghệ cao, giảm tỷ trọng hàng thô và bán thành phẩm. Hơn nữa, đối với hầu hết các nƣớc đang phát triển, việc tăng xuất khẩu những mặt hàng mới và công nghệ cao là cách tốt nhất để tăng tổng kim ngạch xuất khẩu và đƣợc coi là một nhân

tố cơ bản trong chiến lƣợc phát triển của các nƣớc này. Để có thể mở rộng xuất khẩu những mặt hàng này, các nƣớc cần phải có một lƣợng vốn lớn để đáp ứng nhu cầu tài trợ xuất khẩu.

Với mục tiêu đạt đƣợc kim ngạch xuất khẩu cao, chính sách hỗ trợ xuất khẩu cần phải đảm bảo rằng một khối lƣợng lớn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu tiếp cận tín dụng một cách dễ dàng và giá trị của khoản tín dụng ở mức lớn, thời gian phù hợp với chu kỳ kinh doanh. Thực tế cho thấy, ở hầu hết các nƣớc đang phát triển, khả năng tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ xuất khẩu là yếu tố thƣờng gây cản trở cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu hơn là các yếu tố về lãi suất.

* Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia các hoạt động thương mại quốc tế.

Mỗi quốc gia có những tiêu chí đánh giá khác nhau để đƣa ra tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một đặc điểm chung của loại hình doanh nghiệp này là hạn chế về vốn, về quy mô sản xuất. Nguồn vốn hạn hẹp làm cho các doanh nghiệp thƣờng gặp khó khăn trong việc mua sắm mới và nâng cấp trang thiết bị, đổi mới hiện đại hoá công nghệ, cải tạo môi trƣờng, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ lao động mua nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, khó khăn trong việc đƣa sản phẩm đã sản xuất ra thị trƣờng quốc tế nhất là khi nƣớc đó đang trong giai đoạn đang phát triển. Hơn nữa, với quy mô nhỏ nhƣ trên, các doanh nghiệp này cũng khó có thể tiếp cận đƣợc những khoản tín dụng của ngân hàng và các tổ chức tín dụng theo nhu cầu thực tế của họ để phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu khách hàng mỗi khi họ có đơn hàng xuất khẩu, đặc biệt là nguyên nhân không đủ các điều kiện vay vốn do thiếu tài sản bảo đảm.

Đối với các nƣớc đang và kém phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp mới tham gia vào hoạt động xuất khẩu chƣa có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế, chƣa am hiểu pháp luật thƣơng mại quốc tế, tập quán thƣơng mại phức tạp của các nƣớc và các khu vực lãnh thổ khác nhau,

lại có tài sản cầm cố thế chấp có trị nhỏ nên các tổ chức tín dụng thƣờng do dự và không muốn mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp này. Với một cơ quan tài trợ xuất khẩu của Chính phủ cấp TDXK, các doanh nghiệp này có thể dễ tiếp cận nguồn vốn hơn để mở rộng sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu.

Tài trợ xuất khẩu của chính phủ, đặc biệt là hình thức cho vay nhà nhập khẩu và tài trợ dự án đầu tƣ quốc tế sẽ giúp cho các doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu phát triển tạo lập đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng thế giới thông qua việc bán đƣợc hàng hoá của mình ra thị trƣờng nƣớc ngoài, khi chƣa có uy tín cao trên trƣờng quốc tế. Đối với tài trợ các dự án đầu tƣ quốc tế sẽ giúp các doanh nghiệp trong nƣớc phát triển quy mô kinh doanh, đồng thời trực tiếp xuất khẩu hàng hoá sang nƣớc đƣợc đầu tƣ.

* Chia sẻ và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá thƣơng mại quốc tế, tính chất phức tạp và tính bất ổn trong thƣơng mại quốc tế đã trở thành vấn đề mà các nhà xuất khẩu đặc biệt quan tâm. Trong thƣơng mại quốc tế, các nhà xuất khẩu thƣờng gặp nhiều rủi ro và các rủi ro nếu có cũng nghiêm trọng hơn trong kinh doanh nội địa. Các rủi ro có thể phát sinh ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình xuất khẩu do các nguyên nhân rất khác nhau, chẳng hạn nhƣ các rủi ro về chính trị, sự mâu thuẫn của các hệ thống pháp luật, những khác biệt trong tập quán thƣơng mại, những quy định về quản lý ngoại hối…Nói chung là bất kỳ một rủi ro nào xảy ra cũng sẽ gây thiệt hại về tài chính cho nhà xuất khẩu. Với việc thiết lập và phát triển hệ thống tài trợ xuất khẩu, các nhà xuất khẩu cũng nhƣ các ngân hàng cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu chuyển giao một phần rủi ro hoặc giảm thiểu rủi ro thông qua việc mua bảo hiểm TDXK, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu từ một cơ quan của Chính phủ.

Việc thành lập các công ty cho thuê của Ngân hàng tại nƣớc ngoài là một hình thức tài trợ trung và dài hạn cho nhà nhập khẩu khá hiệu quả: giúp cho nhà nhà nhập khẩu có máy móc thiết bị theo đúng tiêu chuẩn yêu cầu để sản xuất trong khi không có tiền để trả ngay khi thực hiện hình thức nhập khẩu hàng hoá đó. Và lợi ích

của nhà xuất khẩu ở đây là đáp ứng đƣợc nhu cầu cung cấp thiết bị mà vẫn thu đƣợc tiền ngay sau khi giao hàng (từ công ty cho thuê) trong khi ngƣời sử dụng cuối cùng không có đủ khả năng tài chính để mua tài sản theo phƣơng thức trả tiền ngay. 1.3. KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN TDXK TẠI MỘT SỐ NHPT TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO NHPT VIỆT NAM

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển TDXK tại một số NHPT trên thế giới

1.3.1.1. NHPT Hàn Quốc

* Hàn Quốc có một hệ thống tài trợ xuất khẩu thực sự phát triển. Hoạt động TDXK đƣợc cung cấp chủ yếu qua Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc – KEXIM.

* KEXIM là một tổ chức tài chính của Chính phủ, đƣợc thành lập năm 1976 và hoạt động theo luật về Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc. Mục tiêu hoạt động chủ yếu của KEXIM là thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cƣờng hợp tác kinh tế với nƣớc ngoài. Để thực hiện mục tiêu trên, KEXIM thực hiện tài trợ cho các thƣơng vụ xuất nhập khẩu, các dự án đầu tƣ ở nƣớc ngoài bằng cách cho vay, cấp bảo lãnh, hỗ trợ lãi suất tiền vay và các hình thức hỗ trợ tài chính khác.

* Cơ cấu sản phẩm TDXK Nhà nƣớc của KEXIM

- Các sản phẩm tín dụng xuất chính: Các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu của KEXIM đƣợc chia thành 3 mảng lớn: tín dụng nhà xuất khẩu (tín dụng ngƣời bán), tín dụng nhà nhập khẩu (tín dụng ngƣời mua) và các chƣơng trình bảo lãnh tín dụng.

- Tín dụng người bán: Bao gồm cho vay đối với các doanh nghiệp trong nƣớc

xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp nặng nhƣ tàu, máy công nghiệp, nhà máy điện nguyên tử, máy bay, sắt thép.. .cho vay xuất khẩu các dịch vụ kỹ thuật, cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.. .Khi cho vay đối với các doanh nghiệp trong nƣớc xuất khẩu và các mặt hàng công nghiệp nặng, KEXIM yêu cầu các nhà xuất khẩu phải ký quỹ 15% giá trị hợp đồng đối với các loại hàng hóa là nhà máy, máy bay, sắt thép các loại và 20% đối với tất cả các loại hàng hóa còn lại. Lãi suất cho

vay không thấp hơn lãi suất huy động của ngân hàng. Mức tài trợ tối đa của ngân hàng này căn cứ vào tổng giá trị hợp đồng xuất khẩu trừ đi phần ngƣời mua đã đặt cọc. Mức cho vay tối đa trƣớc khi giao hàng là 90% đối với các sản phẩm là nhà máy, máy móc thiết bị, tàu thuyền, 70% đối với thiết bị rời và 75% đối với các loại hàng hóa khác. Mức cho vay sau khi giao hàng cố định ở mức 85% giá trị phần hợp đồng xuất khẩu sau khi trừ đi phần đặt cọc của ngƣời mua.

- KEXIM cho vay xuất khẩu các dịch vụ kỹ thuật: bí quyết kỹ thuật, nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, kỹ thuật giám sát trong lắp đặt và vận hành các nhà máy, dây chuyền thiết bị toàn bộ hay công trình xây dựng ở nƣớc ngoài nhằm đẩy mạnh sản xuất khu vực dịch vụ này. Lãi suất và các điều kiện cho vay nhƣ trong chƣơng trình cho vay xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp nặng.

- Tín dụng người mua: Bao gồm cho vay trực tiếp nhà nhập khâu, cho ngân hàng nƣớc ngoài vay để cấp tín dụng cho nhà nhập khâu, tài trợ dự án.

- Cho vay trực tiếp nhà nhập khẩu: KEXIM cho nhà nhập khâu nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)