TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 39 - 42)

2.1.1. Sự ra đời của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ Phát triển (DAF) để thực hiện chính sách TDĐT và TDXK Nhà nƣớc, ngày 19/5/2006 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg về việc thành lập NHPT Việt Nam.

Tên giao dịch chính thức: Ngân hàng Phát triển Việt Nam (The Viet Nam Development Bank - VDB)

2.1.2. Đặc điểm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

- NHPT Việt Nam có tƣ cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, đƣợc mở

tài khoản tại Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN), Kho bạc Nhà nƣớc, các NHTM trong nƣớc và nƣớc ngoài, đƣợc tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. NHPT Việt Nam kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ phát triển.

- Thời hạn hoạt động của NHPT Việt Nam là 99 năm, kể từ ngày Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập NHPT có hiệu lực.

- NHPT Việt Nam là một tổ chức tài chính Nhà nƣớc, thực hiện chính sách tín

dụng đầu tƣ và TDXK của Nhà nƣớc cho các đối tƣợng cần khuyến khích đầu tƣ, khuyến khích xuất khẩu trong từng thời kỳ của Chính phủ.

- NHPT Việt Nam đƣợc tiếp nhận vốn ngân sách Nhà nƣớc, vốn ODA do Chính phủ giao; huy động vốn của các thành phần kinh tế và vốn nƣớc ngoài, nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nƣớc.

- Hoạt động của NHPT Việt Nam khơng vì mục đích lợi nhuận, tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. NHPT Việt Nam đƣợc Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, đƣợc miễn nộp thuế và các khoản nộp

ngân sách Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật. Đây vừa là đặc điểm vừa là một sự khác biệt của NHPT Việt Nam so với các tổ chức tài chính khác.

- Việc điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ tuỳ thuộc yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể, bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn của NHPT Việt Nam và do Thủ tƣớng Chính phủ xem xét, quyết định. Tổ chức và hoạt động của NHPT Việt Nam đƣợc quy định theo Điều lệ tổ chức và hoạt động do Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.

- Với tính chất cho vay ƣu đãi, hoạt động cho vay đầu tƣ của NHPT Việt Nam

hiện nay có lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thƣơng mại trên thị trƣờng. Trong trƣờng hợp lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động, NHPT Việt Nam đƣợc cấp bù chênh lệch lãi suất. Đây cũng là điểm hết sức khác biệt so với các tổ chức tài chính khác.

- Thủ tƣớng Chính phủ quyết định Quy chế quản lý tài chính của NHPT Việt Nam theo đề nghị của Bộ trƣởng Bộ Tài chính. Bộ Tài chính là cơ quan quản lý chính về các vấn đề có liên quan đến chính sách hoạt động, giám sát và làm đầu mối trong việc giải quyết những vấn đề chung và vấn đề liên ngành của NHPT Việt Nam. NHNN hƣớng dẫn thực hiện nghiệp vụ có liên quan đến tín dụng đầu tƣ và TDXK, giám sát hoạt động nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

2.1.3. Tổ chức bộ máy của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

NHPT Việt Nam đƣợc tổ chức theo hệ thống và thực hiện nhiệm vụ thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Bộ máy quản lý và điều hành của NHPT Việt Nam gồm có: Hội đồng quản lý, Ban kiểm sốt và Bộ máy điều hành.

Hình 2.1: Tổ chức bộ máy NHPT Việt Nam

* Hội đồng quản lý: Hiện nay, Hội đồng quản lý có 06 thành viên, trong đó có

03 thành viên là lãnh đạo các Bộ (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Ngân hàng Nhà nƣớc). ủy viên phụ trách Hội đồng quản lý là lãnh đạo Bộ Tài chính. Thủ tƣớng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng quản lý theo đề nghị của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ, sau khi có ý kiến của Bộ trƣởng Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan.

Từ 9/2016, Hội đồng quản lý đƣợc đổi thành Hội đồng quản trị. Số thành viên của Hội đồng quản trị tối đa là 5 (năm) ngƣời, làm việc theo chế độ chuyên trách. Tổng giám đốc Ngân hàng phát triển Việt Nam là thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tƣớng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm; các thành viên Hội đồng quản trị cịn lại do Bộ trƣởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm.

* Ban kiểm sốt: Ban kiểm sốt có tối đa 07 thành viên chuyên trách, là các

chuyên gia am hiểu về lĩnh vực tài chính, tín dụng, đầu tƣ…, hiểu biết về pháp luật, khơng có tiền án, tiền sự về các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật. Trƣởng Ban kiểm soát do Hội đồng quản lý quyết định bổ

Hội đồng quản lý /Hội đồng quản trị Hội sở chính Ban kiểm sốt Văn phịng đại diện trong nƣớc Văn phòng dại diện ở nƣớc ngồi (chƣa có) Các chi nhánh NHPT tại địa phƣơng Các Sở giao dịch

nhiệm, miễn nhiệm. Các thành viên khác của Ban kiểm soát do Chủ tịch Hội đồng Quản lý bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Trƣởng Ban kiểm soát.

* Bộ máy điều hành:

- Hội sở chính đặt tại Thủ đơ Hà Nội.

- Sở giao dịch, Chi nhánh, Văn phịng đại diện trong nƣớc và nƣớc ngồi. Cho đến thời điểm hiện nay, tồn hệ thống NHPT Việt Nam có 02 Sở Giao dịch đặt tại Thủ đơ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 05 Chi nhánh khu vực và 49 Chi nhánh NHPT tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)