Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp tại trung tâm giáo dục thường xuyên giáo dục hướng nghiệp tỉnh bắc kạn theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở​ (Trang 40 - 42)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng cho học sinh

sau Trung học cơ sở

1.4.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng cho học sinh sau Trung học cơ sở sinh sau Trung học cơ sở

Xây dựng kế hoạch hoạt động TVHN theo hướng phân luồng học sinh sau THCS bao gồm xây dựng mục tiêu, chương trình hoạt động TVHN, xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định phục vụ cho hoạt động TVHN phân luồng HS. Việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động TVHN giúp các nhà quản lý tập trung chú ý vào mục tiêu hoạt động TVHN phân luồng HS, dự kiến trước những khả năng ứng phó với những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn nhân lực và đem lại hiệu quả cao nhất; đồng thời giúp nhà quản lý dễ dàng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình của các lực lượng tham gia hoạt động TVHN và hiệu quả của việc phân luồng HS.

Việc xây dựng kế hoạch TVHN theo hướng phân luồng HS trong trường THCS phụ thuộc vào mục tiêu hoạt động TVHN trong năm học và các nhiệm vụ phải thực hiện để đạt mục tiêu đó. Để xác định nội dung kế hoạch hoạt động TVHN trong năm học cần căn cứ vào kế hoạch tổng thể và nhiệm vụ cụ thể của hoạt động TVHN trong năm học đó của nhà trường. Đồng thời khi xây dựng kế hoạch TVHN theo hướng phân luồng HS cần cụ thể hóa các nhiệm vụ, nội dung theo tháng, tuần, buổi; theo các hoạt động chính và theo trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân tham gia vào hoạt động TVHN, kết quả phân luồng HS sau khi được tư vấn.

1.4.2. Quản lý nội dung giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng cho học sinh sau Trung học cơ sở sinh sau Trung học cơ sở

Thứ nhất, cần chỉ đạo công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của phụ

tâm lý phải tốt nghiệp trung học phổ thơng mới được coi là đủ trình độ văn hóa hay phải tốt nghiệp đại học mới thỏa mãn yêu cầu của các bậc phụ huynh.

Thứ hai, quán triệt giáo viên định hướng cho học sinh tự xác định được trình

độ của mình để lựa chọn nghề phù hợp sau khi tốt nghiệp THCS, nếu không theo học tiếp THPT; cần nhấn mạnh cho các em học sinh hiểu việc phân luồng sau THCS để giúp mỗi cá nhân học sinh tự nhận biết khả năng của mình, chọn đúng hướng đi phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu lao động của xã hội mà không nhất thiết phải theo đuổi việc được học đại học

Thứ ba, chỉ đạo công tác truyền thông tác động đến học sinh bằng cách cung

cấp cho các em những thông tin cần thiết về quyền lợi và những ưu tiên đối với học sinh tốt nghiệp THCS khi vào học nghề: Khi thực hiện công tác hướng nghiệp cũng cần cho học sinh biết rõ những ưu tiên đối với học sinh tốt nghiệp THCS khi vào học nghề sẽ được miễn một nửa học phí, học sinh vùng khó khăn sẽ được miễn hoàn toàn.

Thứ tư, Phổ biến kịp thời đến giáo viên, học sinh và phụ huynh, các văn bản

chỉ đạo về công tác phân luồng học sinh sau THCS như chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau THCS. Trong đó đáng chú ý nhất là sau khi hồn thành chương trình GDTX cấp THPT và chương trình đào tạo TCCN, nếu đủ điều kiện theo quy định hiện hành, người học có thể tham gia kỳ thi quốc gia tốt nghiệp THPT và kỳ thi tốt nghiệp TCCN để có cơ hội nhận được 2 bằng tốt nghiệp.

1.4.3. Quản lý các hình thức giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS sinh sau THCS

Công tác hướng nghiệp cho học sinh THCS là cần thiết. Học sinh lớp 9 mỗi tháng được học 01 tiết hướng nghiệp để định hướng sau khi tốt nghiệp THCS. Công tác hướng nghiệp cần thực hiện nghiêm túc với những hình thức đa dạng như:

Tư vấn hướng nghiệp.

Tổ chức cho học sinh đi tham quan các trường đại học, cao đẳng. Tổ chức cho học sinh đi tham quan các trường TCCN, trường nghề.

Tổ chức cho học sinh đi tham quan các cơ sở sản xuất, các nông trường, lâm trường, HTX ni trồng thuỷ hải sản có trong địa bàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Tổ chức các buổi sinh hoạt hướng nghiệp.

Lồng ghép GDHN vào các mơn văn hố, các chủ đề (Đã cắt bỏ mục 1.4.4)

1.4.4. Quản lý việc kiểm tra đánh giá giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng cho học sinh sau Trung học cơ sở luồng cho học sinh sau Trung học cơ sở

Kiểm tra, đánh giá là một khâu khơng thể thiếu trong q trình quản lý hoạt động GDHN phân luồng HS. Đánh giá không chỉ ở giai đoạn cuối cùng của mỗi giai đoạn giáo dục mà cần thực hiện thường xuyên trong suốt cả quá trình. Đánh giá ở những thời điểm cuối mỗi giai đoạn sẽ trở thành khởi điểm của mỗi giai đoạn tiếp theo với yêu cầu giáo dục cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một quá trình GDHN theo hướng phân luồng HS.

Vậy, muốn hoạt động GDHN, phân luồng HS đạt hiệu quả cao thì nhà quản lý phải bám sát mục tiêu của hoạt động GDHN đã đề ra; xây dựng các tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động GDHN; thực hiện công tác kiểm tra đánh giá một cách thường xuyên và phối hợp tốt các phương pháp kiểm tra đánh giá:

Đánh giá qua việc theo dõi các bảng biểu báo cáo định kỳ về nề nếp học tập của học sinh, hoạt động giảng dạy của giáo viên… để có ý kiến chỉ đạo kịp thời. Đánh giá một cách thường xuyên và theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng để rút kinh nghiệm về những gì đã và chưa làm được, những sai sót cần khắc phục.

Đánh giá hoạt động GDHN phân luồng HS thơng qua giáo viên và học sinh vì đây chính là đối tượng chính trong hoạt động GDHN.

Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, đề ra biện pháp phù hợp đối với những yếu tố phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động GDHN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp tại trung tâm giáo dục thường xuyên giáo dục hướng nghiệp tỉnh bắc kạn theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở​ (Trang 40 - 42)