Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp tại trung tâm giáo dục thường xuyên giáo dục hướng nghiệp tỉnh bắc kạn theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở​ (Trang 67 - 79)

2.2.1 .Mục đích khảo sát

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng

2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tạ

tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn theo hướng phân luồng học sinh sau THCS

2.3.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn

Qua khảo sát các khách thể gồm 30 CBQL, 40 GV làm công tác GDHN tại địa bàn nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 2.10: Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn

Stt Quản lý xây dựng kế hoạch GDHN

Nhận định đánh giá

Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện

Thường

xuyên Đôi khi K bao giờ

ĐTB TB Hiệu quả Bình thường K hiệu quả ĐTB TB

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1

Xây dựng kế hoạch GDHN theo hướng phân luồng phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể cho phép của trung tâm và có tính khả thi

43 61.4 19 27.1 8 11.4 2.50 3 45 64.3 17 24.3 8 11.4 2.53 2

2

Kế hoạch GDHN theo hướng phân luồng được công bố công khai từ đầu năm học của ngành giáo dục

52 74.3 11 15.7 7 10.0 2.64 1 50 71.4 12 17.1 8 11.4 2.60 1

3

Nội dung kế hoạch GDHN có sức thuyết phục, hình thức GDHN đa dạng, thiết thực.

39 55.7 19 27.1 12 17.1 2.39 4 32 45.7 26 37.1 12 17.1 2.29 4

4

Cụ thể hóa kế hoạch GDHN năm học thành kế hoạch học kì, tháng, tuần... với những lịch biểu cụ thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Qua bảng 2.10 chúng ta thấy:

Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn được CBQL, GV nhận định mức độ thực hiện với điểm trung bình chung là 2,51 và hiệu quả thực hiện có điểm trung bình chung là 2,48 đều thuộc mức độ điểm nhận định thực hiện và hiệu quả cao. Tuy nhiên, mức độ thực hiện cao hơn so với hiệu quả thực hiện. Trong đó tiêu chí quản lý Kế hoạch GDHN theo hướng phân luồng được công bố công khai từ đầu năm học của ngành giáo dục có điểm trung bình cao nhất và có thứ bậc 1. Trong đó cũng có tiêu chí: Nội dung kế hoạch GDHN có sức thuyết phục, hình thức GDHN đa dạng, thiết thực có điểm trung bình mức độ thực hiện là 2,39, hiệu quả thực hiện là 2,29 thuộc khoảng điểm từ 1,71 - 2,40, mức nhận định trung bình, thứ bậc 4 trong 4 tiêu chí được khảo sát. Trong khi đó, tiêu chí này là một tiêu chí quan trọng nhất trong quản lý kế hoạch giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS. Đó là kim chỉ nam cho việc tổ chức và thực hiện các hoạt động GDHN tại trường THCS. Trao đổi với CBQL các trường THCS chúng tôi nhận thấy: Việc quản lý xây dựng nội dung kế hoạch GDHN đối với công tác GDHN hiện nay cong nhiều khó khăn, nguyên nhân là do việc tham gia GDHN bao gồm nhiều lực lượng, mỗi lực lượng lại dựa vào chức năng và nhiệm vụ haotj động của mình để xây dựng các nội dung đề ra trong kế hoạch như GVCN, đoàn thanh niên, GV bộ mơn… Do đó, nếu khơng có sự phối hợp chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng chồng chéo về nội dung, giảm tính thuyết phục, tính đa dạng bị hạn chế…

Từ thực trạng trên, việc kết hợp giữa các lực lượng trong quản lý xây dựng kế hoạch GDHN ở các trường THCS trên địa bàn nghiên cứu là rất cần thiết để tạo ra sự thống nhất về kế hoạch tổ chức, triển khai trong GDHN, tạo ra sự đa dạng, thiết thực và hiệu quả. Đây cũng là bài toán quản lý đặt ra đối với công tác GDHN cho HS theo hướng phân luồng sau THCS tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn

2.3.2.2. Thực trạng quản lý thực hiện nội dung giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn

Qua khảo sát các ý kiến của CBQL, GV về Thực trạng quản lý thực hiện nội dung giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.11: Thực trạng quản lí thực hiện nội dung giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn

Stt Quản lý thực hiện nội dung GDHN

Nhận định đánh giá

Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện

Thường

xuyên Đôi khi K bao giờ

ĐTB TB Hiệu quả Bình thường K hiệu quả ĐTB TB SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1

Chỉ đạo Tập trung vào công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của phụ huynh về chọn nghề theo định hướng phân luồng HS

52 74.3 14 20.0 4 5.7 2.69 1 46 65.7 16 22.9 8 11.4 2.54 1

2

Chỉ đạo công tác định hướng cho học sinh tự xác định được trình độ của mình để lựa chọn nghề phù hợp sau khi tốt nghiệp THCS, nếu không theo học tiếp THPT

34 48.6 26 37.1 10 14.3 2.34 2 31 44.3 28 40.0 11 15.7 2.29 2

3

Quán triệt tăng cường tổ chức tư vấn cho HS về những ưu tiên đối với HS tốt nghiệp THCS khi vào học nghề

33 47.1 21 30.0 16 22.9 2.24 4 29 41.4 23 32.9 18 25.7 2.16 4

4

Chỉ đạo phổ biến kịp thời đến giáo viên, HS và phụ huynh ,các văn bản chỉ đạo về công tác phân luồng HS sau THCS và giám sát việc thực hiện theo văn bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Đánh giá chung của các khách thể khảo sát về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện việc quản lí thực hiện nội dung giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn nhìn chung mới chỉ ở mức trung bình với điểm trung bình mức độ thực hiện là 2,38; hiệu quả thực hiện thấp hơn là 2,30. Trong đó tiêu chí nội dung: Chỉ đạo Tập trung vào công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của phụ huynh về chọn nghề theo định hướng phân luồng HS có thứ hạng đánh giá cao nhất, thứ bậc 1 với nhận định mức độ thực hiện điểm trung bình là 2,69; hiệu quả thực hiện là 2,54, cũng là tiêu chí duy nhất có điểm trung bình trong khoảng từ 2,41 - 3,0, thuộc mức nhận định cao. Tiêu chí có điểm trung bình thấp nhất là nội dung: Quán triệt tăng cường tổ chức tư vấn cho HS về những ưu tiên đối với HS tốt nghiệp THCS khi vào học nghề, với điểm trung bình mức độ thực hiện là 2,24 và nhận định hiệu quả thực hiện có điểm trung bình là 2,16 thuộc mức đánh giá trung bình, đều có thứ bậc 4.

Nhìn chung nhận định của các khách thể về mức độ thực hiện việc quản lí nội dung GDHN theo hướng phân luồng học sinh sau THCS cao hơn hiệu quả thực hiện. Trao đổi với các chuyên gia, CBQL chúng tôi nhận thấy: Công tác quản lý luôn được các cơ sở giáo dục thực hiện và theo sát nhằm chỉ đạo và điều hành công việc chung, tuy nhiên việc thực hiện các quản lý nội dung GDHN, đo đạc và đánh giá chủ yếu mang tính định lượng, thiếu bộ cơng cụ để đánh giá cụ thể nên hiệu quả thực hiện chưa cao, hơn nữa để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý này đòi hỏi đội ngũ CBQL cần cso kinh nghiệm và nghiệp vụ quản lý gắn sát với chun mơn mới đảm bảo tính hiệu quả.

Từ đó, việc nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL công tác GDHN tại các trường THCS trên địa bàn là một yêu cầu khách quan nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý một cách toàn diện và đồng bộ.

2.3.2.3. Thực trạng quản lý các hình thức giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 2.12: Thực trạng quản lý các hình thức giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn

Stt Quản lý các hình thức GDHN

Nhận định đánh giá

CBQL, GV Hiệu quả thực hiện

Thường

xuyên Đôi khi K bao giờ

ĐTB TB Hiệu quả Bình thường K hiệu quả ĐTB TB

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1 Tư vấn hướng nghiệp. 52 74.3 12 17.1 6 8.6 2.66 2 50 71.4 14 20.0 6 8.6 2.63 1 2 Tổ chức cho học sinh đi tham quan

các trường THPT trên địa bàn. 33 47.1 22 31.4 15 21.4 2.26 5 31 44.3 21 30.0 18 25.7 2.19 6 3

Tổ chức cho học sinh đi tham quan các cơ sở sản xuất có trong địa bàn.

32 45.7 21 30.0 17 24.3 2.21 6 35 50.0 21 30.0 14 20.0 2.30 4

4 Tổ chức thi tìm hiểu nghề. 48 68.6 14 20.0 8 11.4 2.57 3 35 50.0 26 37.1 9 12.9 2.37 2 5 Tổ chức các buổi sinh hoạt

hướng nghiệp. 53 75.7 14 20.0 3 4.3 2.71 1 40 57.1 12 17.1 18 25.7 2.31 3 6 Lồng ghép GDHN vào các mơn

văn hố, các chủ đề 45 64.3 18 25.7 7 10.0 2.54 4 32 45.7 20 28.6 18 25.7 2.20 5

Từ bảng 2.12 chúng ta thấy:

Đánh giá chung của CBQL, GV về mức độ thực hiện việc quản lý các hình thức giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn có điểm trung bình là 2,49, thuộc mức nhận định thực hiện cao. Tuy nhiên, đánh giá chung về hiệu quả thực hiện hoạt động này lại chỉ có điểm trung bình là 2,33, thuộc mức nhận định hiệu quả trung bình. Có 4/6 tiêu chí CBQL, GV nhận định mức độ thực hiện có điểm trung bình từ 2,41 - 3,0, mức nhận định cao. Chỉ có 1/6 tiêu chí đó là: Tư vấn hướng nghiệp, được CBQL, GV nhận định mức độ hiệu quả thực hiện có điểm trung bình là 2,63 mức nhận định hiệu quả cao, thứ bậc 1. Trao đổi, tìm hiểu ngun nhân vấn đề chúng tơi nhận thấy: Việc quản lý hình thức tư vấn hướng nghiệp được thực hiện thường xuyên và hiệu quả cao là do hoạt động này địi hỏi có chương trình, kế hoạch cụ thể, có sự phối hợp và liên kết với các đội ngũ trong và ngoài nhà trường, nên việc quản lý luôn được tăng cường và đạt hiệu quả. Đặc biệt là để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, tăng cường công tác tư vấn học đường nói chung và tư vấn hướng nghiệp nói riêng, địi hỏi đội ngũ CBQL cần có sự quan tâm, chỉ đạo và thực hiện đảm bảo yêu cầu thực tiễn giáo dục. Cịn việc quản lý các hình thức GDHN khác được giao cho các cá nhân, tổ chức, nhóm chun mơn thực hiện và báo cáo, do vậy đôi khi việc quản lý chưa được sâu sát, hiệu quả chưa đạt theo yêu cầu thực tiễn.

Trong các tiêu chí quản lý hình thức GDHN, các tiêu chí: Tổ chức cho học sinh đi tham quan các cơ sở sản xuất có trong địa bàn, điểm trung bình 2,21; Tổ chức cho học sinh đi tham quan các trường THPT trên địa bàn, điểm trung bình 2,26 có mức độ thực hiện thấp nhất tương ứng với thứ bậc 5 và 6. Trong khi đó hiệu quả thực hiện quản lý các hình thức GDHN thấp nhất ngoài tiêu chí đã nêu cịn có tiêu chí: Lồng ghép GDHN vào các mơn văn hố, các chủ đề với điểm trung bình 2,20, thứ bậc hiệu quả 5.

Thực trạng trên đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lý GDHN cho HS theo hướng phân luồng sau THCS tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn là tăng cường hơn nữa hoạt động quản lý hình thức GDHN, chú trọng hiệu quả hoạt động quản lý hơn là mức độ tham gia thực hiện, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu việc quản lý hình thức GDHN tại địa bàn hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

2.3.2.4. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn

Qua khảo sát các khách thể, chúng tôi thu được kết quản như sau:

Bảng 2.13: Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn

Stt

Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục

hướng nghiệp

Nhận định đánh giá

Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện

Thường

xuyên Đôi khi K bao giờ

ĐTB TB Hiệu quả Bình thường K hiệu quả ĐTB TB

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1

Chỉ đạo, quán triệt giáo viên thực hiện nghiêm túc kế hoạch GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh.

39 55.7 18 25.7 13 18.6 2.37 2 36 51.4 21 30.0 13 18.6 2.33 2

2

Chỉ đạo, kiểm tra việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh nhằm tạo sự ra sự hiệu quả hoạt động.

35 50.0 24 34.3 11 15.7 2.34 4 31 44.3 27 38.6 12 17.1 2.27 3

3

Kiểm tra tiến trình thực hiện kế hoạch GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh của giáo viên.

38 54.3 19 27.1 13 18.6 2.36 3 33 47.1 22 31.4 15 21.4 2.26 4

4

Họp rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả của hoạt động GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh

40 57.1 18 25.7 12 17.1 2.40 1 39 55.7 19 27.1 12 17.1 2.39 1

Từ kết quả khảo sát và thống kê bảng 2.13 cho chúng ta thấy:

Nhận định chung của khách thể khảo sát về mức độ quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn có điểm trung bình 2,37; hiệu quả thực hiện là 2,31 đều nằm trong khoảng điểm từ 1,71 - 2,40 thuộc mức nhận định, đánh giá trung bình. Hiệu quả thực hiện cũng có điểm trung bình ở các tiêu chí khảo sát đều thấp hơn mức độ thực hiện. Đặc biệt trong tất cả các tiêu chí khảo sát, khơng có tiêu chí nào đạt điểm trung bình thuộc mức nhận định cao. Trong đó tiêu chí: Họp rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả của hoạt động GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh có điểm nhận định mức thực hiện và hiệu quả cao nhất lần lượt là 2,40 và 2,39, thứ bậc 1. Thấp nhất là Chỉ đạo, kiểm tra việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh nhằm tạo sự ra sự hiệu quả hoạt động.

Tìm hiểu nguyên nhân thực trạng trên, chúng tôi nhận thấy: Trong quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh nói chung là một hoạt động phức tạp, bao gồm nhiều nội dung, hơn nữa công tác này muốn đạt hiệu quả phải là một quá trình, yêu cầu đối với người CBQL phải có trình độ chun mơn sâu về kiểm tra, đánh giá. Trong khi đó phần lớn CBQL chưa được đào tạo chuyên biệt, việc tập huấn và bồi dưỡng năng lực quản lý mới chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp tại trung tâm giáo dục thường xuyên giáo dục hướng nghiệp tỉnh bắc kạn theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở​ (Trang 67 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)