Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp tại trung tâm giáo dục thường xuyên giáo dục hướng nghiệp tỉnh bắc kạn theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở​ (Trang 79 - 83)

2.2.1 .Mục đích khảo sát

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng

2.3.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp

học sinh tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn theo hướng phân luồng học sinh sau THCS

Qua phần khảo sát, điều tra thực trạng cũng như phân tích, mơ tả thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn theo hướng phân luồng học sinh sau THCS trên đây, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận sau:

2.3.3.1. Công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn theo hướng phân luồng học sinh sau THCS

* Ưu điểm:

Sở giáo dục tỉnh Bắc Kạn, phòng GD thành phố Bắc Kạn đã có những văn bản chỉ đạo mang tính cơ sở pháp lý cụ thể đối với công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Những văn bản này mang tính định hướng cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn theo hướng phân luồng học sinh sau THCS

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp quản lý, CBQL cơ sở giáo dục và GV về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh bước đầu có những chuyển biến tích cực.

Việc triển khai xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung được chỉ đạo kịp thời, chương trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh đã chú trọng cập nhật các kiến thức, bám sát yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thơng trong tình hình mới.

Đã đa dạng hóa các hình thức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, tạo ra những điều kiện thuận lợi để HS được tham gia và được tư vấn hướng nghiệp.

Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh đã được triển khai tới các cơ sở và mỗi giáo viên.

Bước đầu xây dựng được đội ngũ GV cho công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn theo hướng phân luồng học sinh sau THCS

Chất lượng giáo dục hướng nghiệp của địa phương đã có một số chuyển biến tích cực trong những năm học gần đây. Chất lượng giáo viên có sự chuyển biến và dần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tại các cơ sở giáo dục.

* Hạn chế:

Điều kiện cơ sở vật chất như phòng học còn chật chội, trang thiết bị, đồ dùng cho công tác giáo dục hướng nghiệp cịn thiếu thốn. HS đơi khi cịn chưa thật tích cực, tự giác trong các hoạt động được tư vấn hướng nghiệp.

Các cấp quản lý chưa có cơ chế, chế tài từ cấp Bộ đến cơ sở trường học để kịp thời khen, chê đúng mức đối với giáo viên tích cực hay chưa tích cực tham gia giáo dục hướng nghiệp. Vì vậy, phần nào chưa động viên và khuyến khích được sự tham gia và đóng góp trí tuệ của GV trong công tác.

Đội ngũ GV tham gia trực tiếp công tác giáo dục hướng nghiệp chưa được đào tạo chuyên biệt, việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng hoặc học tập nâng cao trình độ cho đội ngũ GV chưa được thực hiện thường xuyên.

* Nguyên nhân của những hạn chế

- Nguyên nhân khách quan:

Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp cịn chưa đồng bộ.

Do trình độ văn hóa, trình độ dân trí ở địa phương cịn có hạn chế nhất định nên việc tham gia hoạt động GDHN của HS cũng cịn khơng ít khó khăn, bất cập

- Nguyên nhân chủ quan:

Đội ngũ CBQL, GV cịn những khó khăn nhất định như về trình độ khơng đồng đều, kỹ năng thực hiện hoạt động công tác giáo dục hướng nghiệp còn hạn chế, việc trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau chưa được thường xuyên

Một bộ phận CBQL chưa làm tốt nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá công tác công tác giáo dục hướng nghiệp một cách đúng mức.

Sự phối hợp, trao đổi kinh nghiệm ít được tổ chức giữa các trường nên sự thống nhất về các nội dung trong công tác giáo dục hướng nghiệp cịn chưa linh hoạt.

2.3.3.2. Cơng tác quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm GDTX- GDHN tỉnh Bắc Kạn theo hướng phân luồng học sinh sau THCS

* Ưu điểm.

Trong q trình chỉ đạo và quản lý cơng tác quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn theo hướng phân luồng học sinh sau THCS đã xác định đây là nhiệm vụ quan trọng và là một định hướng lớn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, hướng tới đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng những năm tiếp theo. Vì thế đã huy động được đơng đảo sự tham gia của CBQL, GV, HS và các cấp chính quyền địa phương tham gia.

Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn đã có những chỉ đạo và nhiều biện pháp trong hoạt động quản lý. Những biện pháp này về cơ bản đã đem lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn.

Việc đổi mới nội dung, hình thức quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn được quan tâm và chỉ đạo cụ thể theo từng năm học, bám sát yêu cầu thực tiễn giáo dục và sự chỉ đạo của các cấp quản lý

* Hạn chế.

Việc khảo sát, tìm hiểu nhu cầu giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn chưa tốt dẫn đến chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, cũng như khơng phân hóa được đối tượng cần hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Một số biện pháp quản lí giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn của CBQL thực hiện chưa đồng bộ, có một số biện pháp đề ra nhưng chưa hoặc không thực hiện được do nhiều yếu tố khách quan. CBQL còn thiếu về các kỹ năng quản lý GDHN.

Việc kiểm soát, giám sát, kiểm tra - đánh giá hoạt động quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn cịn bng lỏng và chưa chặt chẽ nên chất lượng chưa đảm bảo. Khâu kiểm tra, đôn đốc công tác GDHN đơi khi cịn hình thức.

Kết luận chương 2

Trên cơ sở tìm hiểu điều kiện kinh tế - xã hội, khái quát tình hình giáo dục tại các trường THCS mà Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn phối hợp thực hiện TVHN, chúng tơi đã phân tích thực trạng công tác GDHN và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Trung tâm GDTX- GDHN tỉnh Bắc Kạn. Kết quả phân tích thực trạng cho thấy:

Về cơng tác GDHN tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực, huy động được đơng đảo lực lượng tham gia, thực hiện nhiều nội dung, hình thức GDHN cho HS theo hướng phân luồn sau THCS. Tuy nhiên trong tiến trình thực hiện vẫn cịn nhiều hạn chế và bất cập cần có những sự điều chỉnh và định hướng mới đáp ứng được yêu cầu hiện nay.

Về công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn cũng có những bước khởi đầu, đạt được những thành tự nhất định. Song trong cơng tác quản lý cũng cịn tồn tại nhiều bất cập từ quản lý xây dựng kế hoạch, quản lý nội dung, quản lý hình thức GDHN cho HS, đặc biệt là hiệu quả các mặt quản lý cịn có chưa đáp ứng được thực tiễn tại đơn vị hiện nay và xu hướng phát triển giáo dục trong tương lai. Những yếu kém và bất cập này có nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó phải kể đến năng lực và trình độ của đội ngũ CBQL, GV, HS… Những kết quả nghiên cứu chương 2 có độ tin cậy và là căn cứ, cơ sở khoa học để chúng tôi đề xuất các biện pháp của đề tài.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI

TRUNG TÂM GDTX-GDHN TỈNH BẮC KẠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp tại trung tâm giáo dục thường xuyên giáo dục hướng nghiệp tỉnh bắc kạn theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở​ (Trang 79 - 83)