Đổi mới hình thức và phương pháp GDHN theo hướng phân luồng cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp tại trung tâm giáo dục thường xuyên giáo dục hướng nghiệp tỉnh bắc kạn theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở​ (Trang 87 - 91)

2.2.1 .Mục đích khảo sát

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung

3.2.3. Đổi mới hình thức và phương pháp GDHN theo hướng phân luồng cho

sinh sau THCS, lồng ghép GDHN thông qua dạy Nghề phổ thông

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Trong thời đại hiện nay, tri thức của lồi người phát triển với tốc độ vơ cùng mạnh mẽ. Đứng trước khối lượng tri thức khổng lồ, nếu khơng có phương pháp lĩnh hội tiếp cận khoa học thì con người sẽ trở nên lạc hậu. Trong trường học cũng vậy, nếu khơng có PPDH phù hợp thời đại thì giáo dục chúng ta sẽ trở nên lạc hậu so với giáo dục của các nước khác. Vì vậy, đổi mới PPDH là yêu cầu tất yếu của giáo dục.

Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học, quyết định hiệu quả của quá trình giảng dạy. Một phương pháp phù hợp sẽ giúp GV truyền đạt những nội dung GDHN dựa trên năng lực bản thân học sinh để giúp HS chọn hướng đi sau tốt nghiệp THCS.

Hiện nay, chương trình Hoạt động GDHN rút xuống cịn 1 tiết/tháng. Vì vậy nội dung GDHN bị rút xuống cịn rất ít, giáo viên khơng có điều kiện hướng dẫn cho HS thực hiện các trắc nghiệm dùng trong hướng nghiệp đã triển khai tập huấn trước đây, dẫn đến HS khơng thể tự tìm hiểu năng lực, xu hướng, hứng thú nghề của bản thân, nên hiệu quả của hoạt động GDHN phân luồng HS chưa cao. Mặt khác, dạy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Nghề phổ thông (70 tiết) là không bắt buộc đối với cấp THCS song trong nhiều năm nay, do yêu cầu về giáo dục toàn diện, do nguyện vọng của học sinh và phụ huynh, 100% các em học sinh tại các trường THCS ở thành phố Bắc Kạn đều đăng kí tham gia học Nghề phổ thơng. Do vậy, có thể lồng ghép hoạt động GDHN trong các giờ dạy Nghề phổ thơng để có nhiều thời gian hơn giành cho hoạt động GDHN.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Nghiên cứu một cách có hệ thống các kinh nghiệm thực tiễn, tổng kết và phổ biến đến từng GV, giúp họ có ý thức và thực hành tiếp cận đổi mới PPDH nói chung và đổi mới phương thức, cách thức GDHN nói riêng sao cho đạt được hiệu quả cao nhất ở mỗi học sinh.

Yêu cầu và hướng dẫn các GV làm công tác GDHN nghiên cứu, trao đổi và thống nhất các câu hỏi, tổ chức các hoạt động cho học sinh trong quá trình GDHN.

Mời các chuyên gia về GDHN truyền đạt kinh nghiệm và góp ý kiến xây dựng. Thay việc thuyết trình, áp đặt cho học sinh GV phải biết lắng nghe về ước mơ, nguyện vọng về Nghề của mỗi học sinh. Trong khi tổ chức hoạt động phải biết quan sát về sự hứng thú của học sinh với Nghề. Đồng thời, GV cần biết phân tích về năng lực học tập, điều kiện kinh tế- xã hội của địa phương, điều kiện về gia đình để có lời khuyên cho học sinh, phụ huynh lựa chọn được con đường đi tốt nhất.

Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học và áp dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật - Công nghệ thông tin hiện đại vào giảng dạy.

Bản thân người quản lý và mỗi GV làm GDHN phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động TV theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của HS, HS đóng vai trị trung tâm trong mọi hoạt động GDHN; tiếp cận với công nghệ hiên đại.

Mỗi GV phải tự mình học hỏi để đổi mới phương pháp trong việc tổ chức các hoạt động GDHN và biết cách sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ cho hoạt động GDHN.

Yêu cầu GV cần đổi mới hình thức tổ chức GDHN bằng cách lồng ghép vào trong quá trình dạy nghề phổ thông. Trong các buổi dạy nghề GV dạy nghề cho học sinh làm các bộ Test dùng để GDHN, các bộ Test này sẽ được các em mang theo trong các buổi học nghề, giáo viên dạy Nghề sẽ hướng dẫn các em thực hiện bộ Test

trong suốt q trình học. Từ những thơng tin trong bộ Test GV dạy Nghề sẽ chuyển kết quả về Ban GDHN cùng với tổ GDHN các Trung tâm cho các em lời khuyên về hướng học sau tốt nghiệp THCS và lựa chọn Nghề phù hợp.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện

- Tổ chức tập huấn, khuyến khích, động viên giáo viên vận dụng các kỹ năng, phương pháp tổ chức hoạt động GDHN; chỉ đạo quá trình đổi mới phương pháp GDHN ở từng hoạt động GDHN, từng GV cụ thể và đưa nội dung bắt buộc trong nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ.

- Đổi mới nhận thức và quan điểm của GV về đối tượng học sinh được GDHN. Khi GV đã có nhận thức đúng đắn và đầy đủ trong việc thay đổi quan điểm thì họ sẽ dốc hết tâm trí, sức lực để soạn giảng cho phù hợp với yêu cầu mới.

Tóm lại: GV phải biết lựa chọn và phối hợp các phương pháp, kỹ thuật thích hợp với nội dung GDHN để đáp ứng mục đích, u cầu của GDHN tơn trọng ước mơ, năng lực của học sinh đồng thời giúp HS nhận thức được năng lực thực sự của bản thân để lựa chọn hướng đi phù hợp sau khi tốt nghiệp.

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung về chủ đề đổi mới phương pháp GDHN để GV có thể trao đổi, thảo luận về việc lựa chọn những biện pháp và hình thức tổ chức GDHN phù hợp, đem lại hiệu quả cao.

- GV phải chú ý tăng cường các hoạt động nhóm hoặc cặp đơi nhằm tạo cho học sinh có nhiều cơ hội giao lưu, chia sẻ với bạn bè, với thầy cô giáo về ước mơ, nguyện vọng bản thân, khám phá năng lực bản thân. Qua đó giáo viên có thể hướng học, hướng nghiệp cho học sinh.

- Giáo viên dạy Nghề lập kế hoạch cụ thể các bước tiến hành GDHN cho học sinh lớp mình.

- Cho HS tự phô tô mỗi em 1 bộ tài liệu, mang theo mỗi buổi học nghề để thực hiện GDHN.

- Giáo viên dạy Nghề nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của GDHN trong quá trình học nghề phổ thông đối với việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai của mỗi người, đặc biệt là lựa chọn ban học ở cấp THPT để phù hợp với hướng đi sau này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Theo kế hoạch, trong các buổi học nghề phổ thông tiếp theo, Giáo viên dạy Nghề dành một khoảng thời gian thích hợp để lần lượt hướng dẫn HS về nhà thực hiện các trắc nghiệm tìm hiểu xu hướng nghề và bản thân (các hướng dẫn cụ thể đã được ghi trên mẫu trắc nghiệm và nội dung của tài liệu này)

- HS tự làm các trắc nghiệm ở nhà sau khi đã được giáo viên dạy Nghề hướng dẫn và nắm vững quy trình. Cần trung thực trong khi làm các trắc nghiệm; Tuyệt đối khơng lấy kết quả của nhau. Có thể làm nhiều lần để kiểm tra kết quả, sau đó ghi kết quả cuối cùng và đầy đủ thông tin vào các mục của Phiếu GDHN.

- Giáo viên dạy Nghề hướng dẫn HS lựa chọn nghề căn cứ vào các thông tin về bản thân đã tìm hiểu được, đối chiếu với yêu cầu nghề nghiệp và nhu cầu xã hội mà HS đã biết thông qua Hoạt động GDHN ở trường phổ thông. HS cần đọc kỹ phần Hướng dẫn và thực hiện chọn nghề theo tính cách, vì đây là cốt lõi của GDDHN. Sau khi lựa chọn, HS căn cứ năng lực học tập của bản thân để lựa chọn ban, trường học tiếp hoặc đi vào cuộc sống.

- HS đối chiếu những kết quả tìm hiểu bản thân về xu hướng nghề, tính cách để xem xét sự phù hợp hay không đối với nghề phổ thông đang học, nếu chưa phù hợp khi có điều kiện chọn lại thì chọn nghề gì.

- HS trình bày với phụ huynh để phụ huynh xem xét kết quả và ghi ý kiến vào phiếu (về định hướng của gia đình trong lựa chọn ngành nghề, trường học, trường thi,...).

- Giáo viên dạy Nghề thu lại phiếu GDHN để xem xét tổng quát, nếu cần thì trao đổi riêng với HS, ghi lời khuyên, cho điểm (đánh giá tinh thần, thái độ, tính đầy đủ, chính xác và hồn thiện của phiếu GDHN), ký tên và chuyển lại cho HS xem (nếu cần, các em có thể phơ tơ lưu lại để tham khảo về sau).

- Giáo viên dạy Nghề cho HS ghi các kết quả GDHN vào danh sách theo mẫu chung và tổng hợp số liệu, thu phiếu GDHN nộp về Ban GDHN; Ban GDHN phối hợp cùng các trung tâm để có thể xử lý và đưa ra lời khuyên xác đáng, trên cơ sở các thơng tin có được, đối chiếu với lựa chọn của HS để đưa ra lời khuyên hay nhận xét, hướng dẫn HS tiếp tục thực hiện lựa chọn chính xác hơn của từng lớp học nghề.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

- Tổ chức cho GV học tập nghiên cứu các chuyên đề GDHN. Trao đổi, thảo luận, tiếp thu các kinh nghiệm của đồng nghiệp để thống nhất trong tổ GDHN

phương thức và quy trình GDHN

- Dự thảo chương trình đổi mới phương pháp GDHN.

- Tổ chức trao đổi, thảo luận để thống nhất phương thức thực hiện.

- Tổ chức chỉ đạo Hội thi GDHN, ngày hội Hướng nghiệp trong đơn vị. Coi trọng chỉ đạo chuyên môn thu nhận thông tin ngược từ học sinh và các GV khác, trao đổi với những GV chưa đổi mới phương pháp trong giảng dạy, kiên quyết xóa bỏ kiểu áp đặt, giáo điều để học sinh hoàn toàn chủ động lĩnh hội dẫn đến thay đổi nhận thức về nghề nghiệp phù hợp với năng lực, điều kiện kinh tế xã hội.

- Tổ chức thao giảng, xây dựng các buổi GDHN mẫu cho các nội dung TV khác nhau.

- Coi trọng việc bồi dưỡng GV cả về nhận thức, nội dung chương trình dạy học, nâng cao năng lực GDHN, tạo động cơ dạy học và quan tâm xây dựng các điều kiện để tạo ra khả năng thực thi có hiệu quả.

- Đánh giá sơ tổng kết sau mỗi đợt tổ chức thi đua, có động viên khen thưởng và rút kinh nghiệm.

- Giáo viên dạy Nghề phải được bồi dưỡng về quy trình cho học sinh làm các mẫu phiếu trắc nghiệm GDHN; có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của GDHN cho học sinh THCS; tích cực học tập nâng cao trình độ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp tại trung tâm giáo dục thường xuyên giáo dục hướng nghiệp tỉnh bắc kạn theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở​ (Trang 87 - 91)