Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp tại trung tâm giáo dục thường xuyên giáo dục hướng nghiệp tỉnh bắc kạn theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở​ (Trang 84 - 85)

2.2.1 .Mục đích khảo sát

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh

học sinh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng cho học sinh sau THCS

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Thông qua biện pháp này nhằm tạo chuyển biến tích cực cả về mặt nhận thức, thái độ và hành vi cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh về vai trò tầm quan trọng của hoạt động GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh sau THCS.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Tổ chức cho cán bộ, GV học tập chính trị để nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về GD&ĐT, về những thuận lợi và thách thức đối với cơng tác GDHN nói chung và cơng tác GDHN cho học sinh THCS nói riêng. Từ nhận thức đó CB, GV có thể cụ thể hóa các chủ trương, đường lối đó vào kế hoạch giảng dạy và cơng tác của mình cho phù hợp.

Tuyên truyền cho GV có nhận thức đúng đắn về vai trị, nhiệm vụ của mình trong việc nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và năng lực GDHN nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng GDHN phân luồng học sinh sau THCS. Đặc biệt, cần tác động làm thay đổi nhận thức chưa đúng đắn của một bộ phận CB, GV về vai trò và nhiệm vụ của mình trong cơng tác GDHN.

Tích cực tun truyền và xây dựng mơi trường thi đua, tìm hiểu sâu rộng về vai trò và tầm quan trọng của GDHN cho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay.

Tổ chức cho cán bộ, GV học tập, nghiên cứu các văn bản liên quan đến quy định, quy chế, định hướng phát triển GD&ĐT của ngành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thành phố.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện

Vào thời điểm đầu mỗi năm học, tổ chức cho cán bộ, GV học tập, quán triệt chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về GD&ĐT các văn bản liên quan của ngành, trong đó tập trung vào vai trò và tầm quan trọng của GDHN phân luồng học sinh sau THCS.

Hàng năm xây dựng kế hoạch ngân sách và huy động các nguồn lực khác nhằm cung cấp và nâng cấp hệ thống các phương tiện, thiết bị và tài liệu phục vụ cho hoạt động GDHN.

Tuyên truyền đến các tổ chức xã hội, phụ huynh, học sinh qua các phương tiện truyền thơng như truyền hình, truyền thanh, báo chí, khẩu hiệu tun truyền,…

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về vai trị, tầm quan trọng của GDHN đối với học sinh THCS.

Huy động sự ủng hộ và tham gia của các lực lượng trong xã hội (xí nghiệp, doanh nghiệp, hội phụ huynh) tham gia vào công tác GDHN nhằm đầu tư CSVC, trang thiết bị, đào tạo đội ngũ.

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đề ra nhằm điều chỉnh những sai lệch và có biện pháp khen thưởng kịp thời.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Mỗi CBQL và GV tham gia vào cơng tác GDHN phải có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong cơng tác GD&ĐT nói chung và vai trò, tầm quan trọng của việc thúc đẩy hoạt động GDHN phân luồng cho học sinh THCS nói riêng trước yêu cầu cấp thiết về việc trang bị kĩ năng chọn trường, chọn nghề cho học sinh THCS hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp tại trung tâm giáo dục thường xuyên giáo dục hướng nghiệp tỉnh bắc kạn theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở​ (Trang 84 - 85)