Kết quả khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp tại trung tâm giáo dục thường xuyên giáo dục hướng nghiệp tỉnh bắc kạn theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở​ (Trang 52 - 67)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng

2.3.1. Thực trạng hoạt động hướng nghiệp tại Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn theo hướng phân luồng học sinh sau THCS

2.3.1.1. Nhận thức về giáo dục hướng nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tại các trường mà Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn phối hợp làm công tác TVHN

Bảng 2.3. Nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của phân luồng sau THCS của CBQL, GV và HS các trường mà Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn phối hợp làm công tác TVHN

Stt Ý nghĩa của phân luồng sau THCS Mức độ đánh giá CBQL,GV HS Rất đồng ý Bình thường K đồng ý ĐTB TB Rất đồng ý Bình thường K đồng ý ĐTB TB SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1

Phân luồng tốt sẽ ít gây ra áp lực cho các trường ĐH, CĐ

34 48.6 26 37.1 10 14.3 2.34 1 73 52.1 46 32.9 21 15.0 2.37 1

2

Phân luồng theo trình độ làm cho người học có được kết quả tốt hơn

35 50.0 23 32.9 12 17.1 2.33 2 72 51.4 41 29.3 27 19.3 2.32 2

3

Việc lựa chọn con đường học tập quyết định tới sự phát triển của người học tương lai

29 41.4 28 40.0 13 18.6 2.23 4 65 46.4 39 27.9 36 25.7 2.21 4

4

Phân luồng học sinh sau THCS có ý nghĩa quan trọng tới sự phát triển của nền KT-XH của địa phương

32 45.7 24 34.3 14 20.0 2.26 3 68 48.6 38 27.1 34 24.3 2.24 3

Bảng 2.3 cho thấy:

CBQL, GV, HS các trường THCS trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn phối hợp làm công tác TVHN có nhận thức chưa thật sự đầy đủ và toàn diện về tầm quan trọng và ý nghĩa của phân luồng sau THCS. Điểm trung bình nhận định của CBQL, GV là 2,29; HS là 2,29 đều thuộc khoảng điểm từ 1,71 - 2,40, thuộc mức nhận định trung bình. Trong đó vấn đề được các khách thể nhận thức cao nhất là: Phân luồng tốt sẽ ít gây ra áp lực cho các trường ĐH, CĐ với điểm trung bình của CBQL, GV là 2,34 và HS là 2,37, mức nhận định trung bình, đều thuộc thứ bậc 1. Sự nhận thức giữa các khách thể khảo sát có tính tương đồng chặt chẽ về thứ bậc, tuy nhiên nhận thức của CBQL, GV ở một số tiêu chí đều cao hơn so với nhận định của HS, song sự chênh lệch không cách biệt lớn.

Nguyên nhân vấn đề trên chúng tôi nhận thấy: Đội ngũ CBQL, GV là lực lượng trực tiếp tham gia tổ chức, thực hiện và điều hành hoạt động GDHN theo hướng phân luồng HS, thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo, việc học tập, bồi dưỡng và tập huấn chuyên môn tuy còn chưa nhiều, nên có sự nhận thức cao hơn so với học sinh, đối tượng được GDHN.

Khi trao đổi với CBQL, GV các trường THCS trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn phối hợp làm công tác TVHN chúng tôi còn nhận thấy, trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, đội ngũ CBQL, GV cần thấy rõ vị trí, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong việc đáp ứng những nội dung đổi mới giáo dục phổ thông, trong đó công tác tư vấn nghề nghiệp và hướng nghiệp, dạy học theo phát triển năng lực người học là khâu then chốt. Tuy nhiên, không phải tất cả CBQL, GV tại các trường THCS trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn và Huyện Bạch Thông đều có nhận thức đầy đủ và toàn diện, vì tỷ lệ nhận định bình thường và không đồng ý vẫn có một số lượng tương. Do vậy, việc tăng cường nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về hoạt động GDHN theo phân luồng học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông là một yêu cầu đặt ra đối với cơ sở giáo dục địa phương hiện nay.

2.3.1.2. Thực trạng đối tượng tham gia giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng cho học sinh các trường mà Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn phối hợp làm công tác TVHN

Bảng 2.4. Đối tượng tham gia giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng cho học sinh các trường mà Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn phối hợp làm công tác TVHN

Stt Đối tượng tham gia

Mức độ đánh giá

CBQL,GV HS

Thường

xuyên Đôi khi K bao giờ

ĐTB TB

Thường

xuyên Đôi khi K bao giờ

ĐTB TB

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1 Đoàn thanh niên 66 94.3 3 4.3 1 1.4 2.93 3 122 87.1 11 7.9 7 5.0 2.82 3

2 Giáo viên chủ nhiệm lớp 68 97.1 2 2.9 0 0.0 2.97 1 135 96.4 5 3.6 0 0.0 2.96 1

3 Giáo viên môn Công Nghệ 63 90.0 5 7.1 2 2.9 2.87 4 118 84.3 15 10.7 7 5.0 2.79 4

4 Giáo viên môn Giáo dục

công dân 58 82.9 9 12.9 3 4.3 2.79 6 110 78.6 19 13.6 11 7.9 2.71 6

5 Giáo viên các bộ môn khác 60 85.7 7 10.0 3 4.3 2.81 5 106 75.7 29 20.7 5 3.6 2.72 5

6 Cán bộ tổ hành chính 33 47.1 28 40.0 9 12.9 2.34 8 85 60.7 36 25.7 19 13.6 2.40 8

7 Các đoàn thể khác 55 78.6 12 17.1 3 4.3 2.74 7 108 77.1 21 15.0 11 7.9 2.69 7

Qua khảo sát các khách thể về đối tượng tham gia GDHN theo hướng phân luồng cho học sinh các trường mà Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn phối hợp làm công tác TVHN, kết quả bảng 2.4 cho thấy:

Tổng chung nhận định mức độ tham gia của các đối tượng của CBQL, GV là 2,80; HS là 2,76 đều thuộc khoảng điểm từ 2,41 - 3,0 thuộc mức nhận định mức độ tham gia cao. Trong đó, đối tượng Giáo viên chủ nhiệm được nhận định tham gia cao nhất, CBQL, GV nhận định với điểm trung bình 2,97; HS là 2,96 mức điểm nhận định rất cao, đều có thứ bậc 1. Tiếp theo là ban giám hiệu được CBQL, GV nhận định điểm trung bình là 2,96; HS là 2,92, thứ bậc 2. Tiếp đến là đến Đoàn thanh niên, giáo viên bộ môn… Trong đó chỉ có đối tượng tham gia là Cán bộ hành chính có điểm trung bình nhận định của CBQL, GV là 2,34; HS là 2,40 thuộc khoảng điểm từ 1,71 - 2,40 thuộc mức nhận định trung bình. Tương ứng với nhận định đó đối tượng này có tỷ lệ nhận định không bao giờ tham gia cao nhất trên 12,0% ở cả nhận định của CBQL, GV và HS.

Mức độ nhận định tham gia của các đối tượng được CBQL, GV và HS đánh giá có sự chênh lệch song không đáng kể, Điểm trung bình nhận định của CBQL, GV thường cao hơn của HS ở tất cả các đối tượng, tuy nhiêm thứ bậc xếp hạng lại rất tương đồng ở các đối tượng khảo sát.

Khi tìm hiểu thực trạng vấn đề này, qua trao đổi trực tiếp với CBQL, GV, HS chúng tôi nhận thấy: Việc tham gia GDHN cho HS được gắn liền với vị trí nhiệm vụ được phân công của các lực lượng trong nhà trường, đứng đầu thực hiện trực tiếp với lớp và cá nhân HS là người GVCN lớp, các GV, đoàn thể. Còn đối tượng là Cán bộ hành chính tuy tham gia nhưng gần như là những người âm thầm phục vụ cơ sở vật chất, điều kiện môi trường cho hoạt động GDHN là chính. Nhìn chung thì các lực lượng tham gia GDHN được nhận định có sự chênh lệch trong các nhận định của CBQL, GV và HS. Từ thực trạng đó, việc huy động các nguồn lực của nhà trường tham gia GDHN một cách rộng lớn và sâu sát hơn là yêu cầu đối với các trường THCS trên địa bàn hiện nay.

2.3.1.3. Thực trạng nguyện vọng của HS sau tốt nghiệm THCS trên địa bàn thành phố Bắc Kạn và huyện Bạch Thông

Bảng 2.5. Nguyện vọng của học sinh sau tốt nghiệp THCS trên địa bàn thành phố Bắc Kạn và huyện Bạch Thông

Stt Nguyện vọng của học sinh sau tốt nghiệp THCS SL %

1 Thi vào các trường THPT 100 80,0

2 Học tại các đơn vị giáo dục có đào tạo THPT hệ GDTX học lồng ghép chương trình đào tạo Trung cấp nghề

20 10,0

3 Học Trung cấp chuyên nghiệp hoặc đi học nghề 15 0,7 4 Đi làm những công việc lao động PT để kiếm tiền giúp gia đình 5 0,3

Qua khảo sát 140 HS THCS trên địa bàn về nguyện vọng sau tốt nghiệp THCS, chúng tôi thu được kết quả bảng 2.5.

Từ kết quả bảng 2.5, chúng ta nhận thấy, đa phần HSTHCS đều có nguyện vọng tiếp tục được tham gia học tập như: 80,0% có nguyện vọng học lên THPT, 10,0% muốn học tại THPT hệ GDTX học lồng ghép chương trình đào tạo Trung cấp nghề, 0,7% muốn học Trung cấp chuyên nghiệp hoặc đi học nghề và chỉ có 0,3% có nguyện vọng đi làm những công việc lao động PT để kiếm tiền giúp gia đình.

Kết quả này phản ánh rõ xu hướng học tập của HSTHCS hiện nay, tuy nhiên việc quan trọng là cần hướng nghiệp để HS học tập lên trình độ cao hơn phù hợp với năng lực bản thân để phát huy tiềm năng là rất cần thiết. Đặc biệt là với HS có nhu cầu đi học nghề. Với HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em muốn đi làm những công việc phổ thông để phụ giúp gia đình cũng cần có sự tư vấn và định hướng nghề cho các em phù hợp. Vấn đề này đặt ra với các trường THCS nhiệm vụ cần thiết đó là tăng cường công tác GDHN, quản lý hoạt động GDHN theo hướng phân luồng HS sau THCS.

2.3.1.4. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS Trung tâm GDTX-GDHN phối hợp làm công tác TVHN

Để tìm hiểu thực trạng các nội dung GDHN tại các trường mà Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn phối hợp làm công tác TVHN, chúng tôi đã khảo sát các khách thể, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6. Thực trạng việc thực hiện nội dung GDHN cho học sinh ở các trường THCS Trung tâm GDTX-GDHN phối hợp làm công tác TVHN Stt Nội dung GDHN Mức độ đánh giá CBQL,GV HS Thường

xuyên Đôi khi K bao giờ

ĐTB TB

Thường

xuyên Đôi khi K bao giờ

ĐTB TB

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1

Giáo dục về các kiểu nghề, loại nghề, nhóm nghề hiện có trên cả nước và địa phương

60 85.7 6 8.6 4 5.7 2.80 2 120 85.7 15 10.7 5 3.6 2.82 2

2

Hệ thống các trường lớp đào tạo nghề của Trung ương cũng như địa phương

61 87.1 7 10.0 2 2.9 2.84 1 124 88.6 12 8.6 4 2.9 2.86 1

3

Tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú, kế hoạch nghề nghiệp của học sinh

55 78.6 12 17.1 3 4.3 2.74 3 89 63.6 38 27.1 13 9.3 2.54 4

4

Đo đạc các chỉ số tâm, sinh lý trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến nghề định chọn.

31 44.3 22 31.4 17 24.3 2.20 5 72 51.4 42 30.0 26 18.6 2.33 6

5

Theo dõi các bước đường phát triển, sự phù hợp nghề của học sinh qua quá trình hoạt động lao động

26 37.1 32 45.7 12 17.1 2.20 5 64 45.7 59 42.1 17 12.1 2.34 5

Qua bảng 2.6 chúng ta thấy:

Đánh giá chung về các nội dung GDHN cho HS THCS đều có điểm trung bình chung khá cao, CBQL, GV nhận định 2,56; HS là 2,58 đều thuộc khoảng điểm từ 2,41 - 3,0, thuộc mức nhận định thực hiện cao. Trong đó các nội dung được nhận định rất cao đó là: Hệ thống các trường lớp đào tạo nghề của Trung ương cũng như địa phương, mức độ đánh giá thường xuyên của CBQL, GV là 87,1%, với điểm trung bình 2,84; HS là 88,6%, với điểm trung bình 2,86, đều xếp thứ bậc 1. Giáo dục về các kiểu nghề, loại nghề, nhóm nghề hiện có trên cả nước và địa phương, mức độ đánh giá thường xuyên của CBQL, GV là 85,7%, với điểm trung bình 2,80; HS là 85,7%, với điểm trung bình 2,82, đều xếp thứ bậc 2. Tuy nhiên, trong một số nội dung GDHN cho HS THCS chưa được thực hiện thường xuyên cao như: Đo đạc các chỉ số tâm, sinh lý trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến nghề định chọn; Theo dõi các bước đường phát triển, sự phù hợp nghề của học sinh qua quá trình hoạt động lao động được CBQL, GV và HS nhận định đều có điểm trung bình nằm trong giới hạn từ 1,71 - 2,40, thuộc mức nhận định thực hiện trung bình và cũng có thứ bậc thấp nhất. Trong khi đó chúng ta thấy đây là hai nội dung rất quan trọng trong GDHN cho HS. Một mặt chúng ta biết được các chỉ số liên quan đến nghề để tư vấn cho HS lựa chọn đúng, một mặt để theo rõi, nhận xét và điều chỉnh sao cho HS lựa chọn nghề phù hợp thông qua chính thực tiễn trải nghiệm của HS.

Trao đổi về vấn đề này, CBQL, GV đều cho rằng: Đội ngũ Cán bộ làm công tác GDHN tại địa phương chưa được đào tạo chuyên biệt, chủ yếu là kiêm nhiệm và được tập huấn, bồi dưỡng một số nội dung, nên trình độ kiến thức, kỹ năng còn có những hạn chế nhất định. Do đó, việc đo các chỉ số tâm, sinh lý là rất khó...

Do vậy , yêu cầu đặt ra với các trường THCS trên địa bàn hiện nay là vừa tăng cường thực hiện các nội dung GDHN, vừa nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác GDHN để nâng cao chất lượng việc GDHN cho HS THCS là rất cần thiết.

2.3.1.5. Thực trạng thực hiện phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn phối hợp làm công tác TVHN

* Thực trạng phương pháp GDHN cho học sinhở các trường THCS Trung tâm GDTX-GDHN phối hợp làm công tác TVHN

Bảng 2.7. Thực trạng phương pháp GDHN cho học sinhở các trường THCS Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn phối hợp làm công tác TVHN Stt Phương pháp GDHN Mức độ đánh giá CBQL,GV HS Thường

xuyên Đôi khi K bao

giờ ĐTB TB

Thường

xuyên Đôi khi K bao

giờ ĐTB TB

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1 Phương pháp tích lũy kinh nghiệm 46 65.7 13 18.6 11 15.7 2.50 2 98 70.0 19 13.6 23 16.4 2.54 2 2 Học nghề phổ thông (thực hành nghề) 51 72.9 11 15.7 8 11.4 2.61 1 102 72.9 22 15.7 16 11.4 2.61 1 3 Tham gia hoạt động ngoại khóa 34 48.6 26 37.1 10 14.3 2.34 4 58 41.4 45 32.1 37 26.4 2.15 5 4 Tìm hiểu thông tin nghề nghiệp 36 51.4 23 32.9 11 15.7 2.36 3 61 43.6 48 34.3 31 22.1 2.21 3 5 Tư vấn hướng nghiệp 26 37.1 32 45.7 12 17.1 2.20 5 51 36.4 63 45.0 26 18.6 2.18 4 6 Phương pháp khác (nếu có) 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0.00 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0.00

Bảng 2.7 choa thấy:

Đánh giá chung về mức độ vận dụng, thực hiện các phương pháp GDHN cho HS THCS của CBQL, GV và HS mới chỉ ở mức trung bình, với điểm trung bình nhận định cuả CBQL, GV là 2,40; HS là 2,34. Trong đó có hai phương pháp: Phương pháp tích lũy kinh nghiệm; Học nghề phổ thông (thực hành nghề) được tất cả các khách thể khảo sát nhận định với điểm trung bình từ 2,50-2,61, thuộc khoảng điểm từ 2,41 - 3,0, thuộc mức nhận định mức độ thực hiện cao, với thứ bậc thực hiện lần lượt là 1,2. Tuy nhiên đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên các phương pháp này cũng không phải là thật sự cao như: Học nghề phổ thông (thực hành nghề) cả CBQL, GV và HS nhận định mức thường xuyên thực hiện cũng chỉ là 72,9%.

Các phương pháp khác được khảo sát được các khách thể đều có điểm trung bình trong khoảng từ 1,71 - 2,40, thuộc mức độ nhận định thực hiện trung bình. Đặc biệt là có những phương pháp được nhận định mức độ không bao giờ thực hiện chiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp tại trung tâm giáo dục thường xuyên giáo dục hướng nghiệp tỉnh bắc kạn theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở​ (Trang 52 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)