Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 64 - 71)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp trên địa

3.3.1. Hiệu quả kinh tế

* Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất là cơ sở thực tiễn để lựa chọn các loại hình sử dụng đất đáp ứng mục tiêu phát triển, đồng thời cũng là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp so với các ngành khác trong huyện.

Trên cơ sở các số liệu điều tra phỏng vấn nông hộ thu thập được, đề tài tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thơng qua các chỉ tiêu: Tổng thu nhập từ đất (giá trị sản xuất - GTSX), chi phí trung gian (CPTG), thu nhập hỗn hợp (TNHH), giá trị ngày công (GTNC), hiệu quả đồng vốn (HQĐV), Các chỉ tiêu kinh tế của các loại hình sử dụng đất là cơ sở để giải quyết sự tranh chấp các cây trồng trên cùng một vùng đất. Nguyên tắc chung là lựa chọn các loại hình sử dụng đất có giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp cao, chi phí vật chất thấp.

Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm được đánh giá dựa trên cơ sở so sánh giá trị sản xuất và chi phí sản xuất. Hiệu số giữa giá trị sản xuất với chi phí sản xuất càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao, đây cũng là mục tiêu chung của tất cả các ngành sản xuất vật chất. Cây trồng hàng năm là những loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn (thường tính bằng 01 năm, 01 vụ…). Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính ở huyện Võ Nhai được thể hiện tại bảng 3.6

Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính (tính bình qn cho 1 ha) STT Cây trồng GTSX (1000đ) CPTG (1000đ) TNHH (1000đ) HQĐV (lần) GTNC (1000đ/công) 1 Lúa xuân 49.509,00 20.395,96 29.113,05 1,42 89,97 2 Lúa mùa 49.365,00 18.522,16 30.842,84 1,67 108,56 3 Ngô xuân 40.656,00 14.226,93 26.429,07 1,85 123,98 4 Ngô hè thu 39.083,00 13.802,81 25.280,19 1,83 118,59 5 Ngô đông 36.593,00 14.194,54 22.398,46 1,58 102,63 6 Lạc xuân 68.355,00 21.983,85 46.371,15 2,10 106,04 7 Khoai lang 52.668,00 16.525,51 36.142,490 2,19 135,41 8 Thuốc lá 166.600,00 28,846,33 136.753,67 4,58 249,18 9 Rau đông (rau cải) 98.455,00 27.705,00 70.749,87 2,55 128,04 10 Na 149.400,00 43.267,00 106.133,00 2,45 209,39 11 Bưởi 129.250,00 39.120,46 90.129,54 2,30 185,51 12 Cam 60.775,00 17.996,00 42.808,60 2,38 108,14 13 Quýt 56.775,00 17.883,00 38.891,00 2,17 106,49

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra, 2020)

Từ số liệu bảng 3.6 cho thấy: Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng riêng rẽ mới chỉ phản ánh khả năng thích nghi của từng loại cây trên đất, chỉ khi bố trí kết hợp trong một loại hình sử dụng đất thì mới biểu hiện rõ được khả năng thích nghi của đất đai. Số liệu hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chính trên đất sản xuất nơng nghiệp được trình bày ở bảng 3.6 cho thấy: Trong 17 kiểu sử dụng đất chính nằm trong 6 LUT thì lúa xn – lúa mùa – rau đông, lạc xuân – ngô hè thu – rau đông, rau đông – ngô hè thu – khoai lang, thuốc lá – ngô hè thu – khoai lang là có giá trị sản xuất cao nhất, trên 120 triệu đồng/ha/năm. Các loại hình sử dụng đất cịn lại đều có giá trị sản xuất trung bình và thấp nhất là lúa xuân chỉ đạt 31,5 triệu đồng/ha/năm.

Giá trị sản xuất của cây ăn quả vẫn thấp chưa tương xứng với tiềm năng, trong khi các vùng chuyên canh cây ăn quả tại các địa phương khác cao hơn nhiều. Hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng hàng năm là do các chi phí khơng bao gồm các khoản đầu tư ở thời kỳ kiến thiết cơ bản. Cây na cho hiệu quả kinh tế cao nhất với thu

nhập thuần là 106.133,00 nghìn đồng/ha, giá trị ngày cơng lao động đạt 209,39 nghìn đồng/cơng, hiệu quả sử dụng vốn là 2,45 lần. Diện tích cây na được trồng chủ yếu ở xã La Hiên với diện tích khoảng 2.324,01 ha, xã Phú thượng và xã Lâu Thượng là trên 300 ha. Cây quýt cho hiệu quả thấp nhất với thu nhập thuần là 38.891,00 nghìn đồng/ha.

Loại hình sử dụng đất cây ăn quả tại huyện Võ Nhai không phát triển, năng suất và sản lượng thấp, hiệu quả kinh tế mang lại khơng tương xứng với tiềm năng vốn có do:

- Tuổi cây trong vườn không đồng đều, ít được chăm sóc, khơng được cắt tỉa tạo hình nên độ thơng thóang trong vườn kém.

- Các giống cây ăn quả trong vườn phần lớn không được chọn lọc. Việc đầu tư, chăm sóc, bón phân, quản lý vườn cây không đúng mức, dẫn đến cây trong vườn sinh trưởng kém, chậm ra hoa, kém đậu quả, sâu bệnh khơng được phịng trừ kịp thời,… Các hộ bón một lượng phân rất ít, ít phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây, nhiều hộ chỉ phó mặc cho tự nhiên chờ thu hoạch. Do đó, năng suất, chất lượng thấp, sản phẩm kém khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Người dân ít có thơng tin về thị trường, kết quả là giá bán rất thấp và không ổn định, ảnh hưởng đến thu nhập, hiệu quả sản xuất đối với người trồng lê. Vì vậy, để loại hình trồng cây ăn quả đạt hiệu quả kinh tế cao, thì cần có kế hoạch cải tạo vườn và có những giải pháp về thị trường tiêu thụ.

Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế của các LUT hàng năm tính trên 1ha

LUT Kiểu sử dụng đất GTSX (1000đ) CPTG (1000đ) TNHH (1000đ) HQĐV (lần) GTNC (1000đ) 2 lúa - 1 màu

1. Lúa xuân - lúa

mùa - ngô hè thu 137.957,00 52.720,93 85.236,08 1,64 105,71

2. Lúa xuân – lúa mùa – khoai lang đông

151.542,00 55.443,63 96.098,38 1,76 111,31

3. Lúa xuân – lúa

1 lúa – 2 màu

4. Ngô xuân – lúa

mùa – ngô đông 126.614,00 46.943,63 79.670,37 1,70 111,72

5. Ngô xuân – lúa mùa – khoai lang đông

142.689,00 49.274,60 93.414,40 1,90 122,65

6. Lạc xuân - lúa

mùa - ngô đông 154.313,00 54.700,55 99.612,45 1,78 105,74

1 lúa 7. Lúa xuân 49.509,00 20.395,96 29.113,05 1,42 89,97

2 lúa 8. Lúa xuân – lúa

mùa 98.874,00 38.918,12 59.955,89 1,55 99,27

1 màu - 1 lúa

9. Ngô xuân – lúa

mùa 90.021,00 32.749,09 57.271,91 1,76 116,27

10. Rau - lúa mùa 147.820,00 46.227,16 101.592,71 2,11 118,30

11. Lạc xuân – lúa mùa 117.720,00 40.506,01 77.213,99 1,89 107,30 Chuyên màu và cây công nghiệp hằng năm

12. Ngô xuân – ngô

hè thu – ngô đông 116.332,00 42.224,28 74.107,72 1,75 115,07

13. Ngô xuân – ngô hè thu – khoai lang đông

132.407,00 44.555,25 87.851,75 1,96 125,99

14. Lạc xuân – ngô

hè thu – rau đông 205.893,00 63.491,66 142.401,21 2,16 117,56

15. Lạc xuân – ngô

hè thu – ngô đông 144.031,00 49.981,20 94.049,80 1,84 109,09

16. Rau đông - ngô -

khoai lang 190.206,00 58.033,32 132.172,55 2,19 127,35

17. Thuốc lá - ngô hè

thu- khoai lang 258.351,00 59.174,65 19.8176,35 2,87 167,73

Cây ăn quả 18. Na 149.400,00 43.267,00 106.133,00 2,45 209,39 19. Bưởi 129.250,00 39.120,46 90.129,54 2,30 185,51 20. Cam 60.775,00 17.996,00 42.808,60 2,38 108,14 21. Quýt 56.775,00 17.883,00 38.891,00 2,17 106,49

* Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế huyện Võ Nhai

Ở huyện Võ Nhai hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được phân cấp theo 5 cấp theo các giá trị cụ thể được thể hiện ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Phân cấp hiệu quả kinh tế các LUT sản xuất nơng nghiệp (Tính bình quân/1ha) Cấp GTSX (1000đ) CPTG (1000đ) TNHH (1000đ) HQĐV (lần) GTNC (1000đ) VH > 160.000 > 60.000 >100.000 > 2,0 > 120 H 130.000 - 160.000 50.000 - 60.000 80.000 - 100.000 1,80 – 2,0 110 - 120 M 100.000 - 129.000 40.000 - 49.000 70.000 - 79.000 1,66 – 1,79 100 - 109 L 70.000 - 99.000 20.000 - 39.000 50.000 – 69.000 1,50 – 1,65 90 - 99 VL < 70.000 < 20.000 <50.000 < 1,50 < 90

Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất GTSX Kiểu sử dụng đất GTSX (1000đ) CPTG (1000đ) TNHH (1000đ) HQĐV (lần) GTNC (1000đ)

1. Lúa xuân - lúa mùa - ngô hè thu 137.957 H 52.719,97 H 85.236,08 H 1,64 M 105,71 M

2. Lúa xuân - lúa mùa – khoai lang đông 151.542 H 55.442,67 H 96.098,38 H 1,76 M 111,31 H

3. Lúa xuân – lúa mùa – rau đông 197.329 VH 66.622,16 VH 130.705,8 VH 1,88 H 108,86 M

4. Ngô xuân - lúa mùa - ngô đông 126.614 M 46.943,63 M 79.670,37 M 1,7 M 111,72 H

5. Ngô xuân – lúa mùa – khoai lang đông 142.689 H 49.274,6 M 93.414,4 H 1,90 H 122,65 VH

6. Lạc xuân - lúa mùa - ngô đông 154.313 H 54.700,55 H 99.612,45 H 1,78 M 105,74 M

7. Lúa xuân 49.509 VL 20.395 L 29.113,05 VL 1,42 VL 89,97 VL

8. Lúa xuân – lúa mùa 98.874 L 38.917,16 L 59.955,89 L 1,55 L 99,27 L

9. Ngô xuân – lúa mùa 90.021 L 32.749,09 L 57.271,91 L 1,76 M 116,27 H

10. Rau - lúa mùa 147.820 H 46.227,16 M 101.592,7 VH 2,11 VH 118,30 H

11. Lạc xuân – lúa mùa 117.720 M 40.506,01 M 77.213,99 M 1,89 H 107,30 M

12. Ngô xuân – ngô hè thu – ngô đông 116.332 M 42.224,28 M 74.107,72 M 1,75 M 115,07 H

13. Ngô xuân – ngô hè thu – khoai lang đông 132.407 H 44.555,25 M 87.851,75 H 1,96 H 125,99 VH

14. Lạc xuân – ngô hè thu – rau đông 205.893 VH 63.491,66 VH 14.2401,2 VH 2,16 VH 117,56 H

15. Lạc xuân – ngô hè thu – ngô đông 144.031 H 49.981,2 M 94.049,8 H 1,84 H 109,09 M

16. Rau đông – ngô hè thu - khoai lang 190.206 VH 58.033,32 H 132.172,6 VH 2,19 VH 127,35 VH

17. Thuốc lá - ngô hè thu- khoai lang 258.351 VH 59.174,65 H 198.176,4 VH 2,87 VH 167,73 VH

18. Na 149.400,00 H 43.267,00 M 106.133,00 VH 2,45 VH 209,39 VH

19. Bưởi 129.250,00 H 39.120,46 L 90.129,54 H 2,30 VH 185,51 VH

20. Cam 60.775,00 VL 17.996,00 VL 42.808,60 VL 2,38 VH 108,14 M

21. Quýt 56.775,00 VL 17.883,00 VL 38.891,00 VL 2,17 VH 106,49 M

Qua bảng 3.7, 3.8 và 3.9 ta thấy:

- LUT 2L - 1M: LUT này có hiệu quả kinh tế cao nhưng chỉ được áp dụng được ở một số vùng trong địa bàn huyện. Cơng thức ln canh 2 lúa 1 màu có hiệu quả kinh tế cao nhất là Lúa xuân - lúa mùa - rau đông với thu nhập thuần là 130.705,76 nghìn đồng, giá trị ngày công lao động là 108,86 nghìn đồng. Tuy nhiên, cây rau có mức đầu tư lớn địi hỏi kỹ thuật thâm canh cao, rủi ro lớn do nhu cầu thị trường không ổn định chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết và sâu bệnh. Những năm thời tiết thuận lợi cây trồng cho năng suất cao thì giá sản phẩm thấp. Thị trường tiêu thụ hạn chế nên hình thức thâm canh rau trên quy mô lớn không phát triển. Công thức luân canh Lúa xuân - lúa mùa - ngô hè thu có hiệu quả kinh tế thấp nhất trong LUT này, với thu nhập thuần là 85.236,08 nghìn đồng, với giá trị ngày công lao động là 105,71 nghìn đồng.

- LUT 2M - 1L: Hiệu quả kinh tế của LUT này phụ thuộc vào công thức luân canh. Công thức luân canh cho hiệu quả cao nhất là Lạc xuân - lúa mùa - ngô đông với thu nhập thuần bình quân là 99.612,45 nghìn đồng/ha. giá trị ngày công lao động là 105,74 nghìn đồng/cơng. Tuy nhiên, cơng thức này chưa được áp dụng rộng rãi do lạc là cây trồng kén đất phù hợp với nơi đất cát, tơi xốp, thị trường tiêu thụ hạn chế. Công thức luân canh Ngô xuân - lúa mùa - ngô đông có hiệu quả kinh tế thấp nhất trong LUT này, với thu nhập thuần là 79,670,37 nghìn đồng với giá trị ngày công lao động là 111,72 nghìn đồng.

- LUT 1L: Thu nhập thuần là 29.113,05 nghìn đồng, đây là LUT cho hiệu quả kinh tế thấp nhất với giá trị ngày công lao đơng là 89,97 nghìn đồng. Kiểu sử dụng đất này chỉ trồng 1 vụ lúa xn, các vụ cịn lại thì bỏ hóa đất do địa hình thấp trũng, dễ ngập úng trong mùa mưa, các cây trồng khác nếu trồng trên đất này thì cho hiệu quả rất thấp. Trong những năm gần đây, diện tích canh tác 1 lúa giảm đi đáng kể.

- LUT 2L: LUT 2L phổ biến trên tồn huyện, được người nơng dân chấp nhận vì địi hỏi chi phí vật chất khơng cao và ít bị thất thu hồn tồn cả khi có những biến động về điều kiện thời tiết, đồng thời đảm bảo nhu cầu lương thực cho tiên dùng và chăn nuôi. Đây là lý do mà các hộ nông dân hạn chế về nguồn lực dễ chấp nhận tuy thu nhập chỉ đạt mức trung bình. Thu nhập thuần trên 1 ha đạt 59,955,89 nghìn

đồng, giá trị ngày cơng lao động là 99,27 nghìn đồng/cơng, hiệu quả sử dụng vốn là 1,55 lần.

- LUT 1L - 1M: Giữa các công thức luân canh có sự chênh lệch lớn về hiệu quả kinh tế. Kiểu sử dụng đất cho giá trị ngày công lao động thấp nhất là lạc xuân - lúa mùa với giá trị ngày cơng lao động là 107,30 nghìn đồng/cơng. Lúa mùa - rau là công thức luân canh cho hiệu quả kinh tế cao nhất với giá trị ngày công lao động là 118,30 nghìn đồng/cơng, thu nhập thuần là 101.592,71 nghìn đồng/ha.

- LUT chuyên rau, màu: Loại hình sử dụng đất này phân bố chủ yếu tại các khu vực ven sông suối, đất đai thích hợp cho trồng màu. Hiệu quả kinh tế có sự phân cấp rõ rệt giữa các kiểu sử dụng đất từ rất thấp đến trung bình và cao. Cao nhất là kiểu sử dụng đất thuốc lá – ngô hè thu - khoai lang với thu nhập thuần là 198.176,35 nghìn đồng/ha giá trị ngày công lao động trung bình là 167,73 nghìn đồng/cơng, hiệu quả sử dụng vốn đạt 2,87 lần. Trong LUT này thấp nhất là kiểu sử dụng đất ngô xuân – ngô hè thu – ngô đông với thu nhập thuần là 74.107,72 nghìn đồng/ha, hiệu quả sử dụng đồng vốn là 1,75.

- LUT cây ăn quả Na, bưởi, cam, quyết: Loại hình trồng na cho hiệu quả huy động vốn cao nhất với 2,45 lần, giá trị ngày cơng là 209,39 nghìn/ngày.

Qua phân tích trên, có thể thấy loại hình sử dụng đất tại huyện Võ Nhai khá đa dạng, cây trồng hàng năm chủ yếu vẫn là lúa và ngơ. LUT có hiệu quả kinh tế cao nhất là thuốc lá – ngô hè thu – khoai lang và LUT có hiệu quả kinh tế thấp nhất là 1 lúa.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 64 - 71)