Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 39 - 41)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.3.Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, phòng Tài nguyên và Mơi trường, phịng NN & PTNT, phịng Thống kê, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, báo cáo kiểm kê đất đai năm 2015-2020, báo cáo kinh tế xã hội năm 2020.…

2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra nông hộ bằng phiếu điều tra in sẵn dùng để thu thập thông tin về hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các hộ ở địa phương. Tổng số phiếu điều tra là 100 phiếu (20 phiếu/xã), chia đều cho 5 xã đại diện cho 3 tiểu vùng sinh thái có điều kiện và đặc điểm sản xuất nông nghiệp khác nhau của huyện, cụ thể:

- Tiểu vùng 1 (gồm 3 xã và 1 thị trấn): xã Lâu Thượng được lựa chọn là

điểm điều tra đại diện cho nơi có địa hình bằng phẳng, chạy dọc theo Quốc lộ 1B Thái Nguyên – Lạng Sơn có hệ thống giao thơng, thủy lợi rất thuận lợi thuận lợi cho sản xuất cây nơng nghiệp hàng hóa..

- Tiểu vùng 2 (gồm 5 xã phía Nam): xã Liên Minh và xã Phương Giao là 2

xã được chọn là điểm điều tra đại diện cho khu vực đồi núi bát úp, bị chia cắt bởi nhiều khe, suối, sơng và xen kẽ núi đá vơi có các bãi soi bằng phẳng phù hợp phát triển cây công nghiệp ngắn ngày.

- Tiểu vùng 3 (gồm 6 xã phía Bắc): xã Thần Xa và xã Nghinh Tường được lựa chọn là điểm điều tra, là khu vực đất rộng, nhiều đồi núi, khe suối rất thuận lợi cho việc chăn nuôi đại gia súc và phát triển lâm nghiệp

2.3.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả các LUT nông nghiệp

* Hiệu quả kinh tế (Tính trên 1 ha / năm)

+ Giá trị sản xuất (GTSX): GTSX = giá nông sản * năng suất

+ Chi phí trung gian (CPTG): là tổng các chi phí phát sinh trong q trình sản xuất (khơng tính cơng lao động)

+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): TNHH= GTSX - CPTG

+ Hiệu quả sử dụng đồng vốn (HQĐV): HQĐV= TNHH/CPTG + Khả năng phát triển thị trường và ổn định giá cả.

* Hiệu quả xã hội

Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau:

- Mức độ chấp nhận của người dân với các loại hình sử dụng đất (thể hiện ở mức độ đầu tư, ý kiến của hộ gia đình).

- Khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập thường xuyên, ổn định cho nhân dân (công/ha).

- Giá trị ngày công lao động (thu nhập bình qn trên ngày cơng lao động TNHH/LĐ).

Từ đó, tiến hành phân tích so sánh, đánh giá và rút ra kết luận.

* Hiệu quả môi trường:

- Mức độ ảnh hưởng của sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tới môi trường. Khả năng duy trì và cải thiện độ phì của đất, hạn chế ô nhiễm do sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (mức độ sử dụng phân bón hóa học, mức độ sử dụng thuốc phòng trừ cỏ và sâu bệnh).

- Khả năng che phủ đất, hạn chế thóai hóa đất do xói mịn, bảo vệ đất thơng qua việc sử dụng đất thích hợp (tổng sinh khối tươi và tổng sinh khối khô để lại cho đất, khả năng cải tạo đất do trồng cây có nốt sần cố định N….

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

+ Các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm Excel.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 39 - 41)