Tình hình sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 25 - 32)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.3.1.Tình hình sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam

1.3. Cơ sở thực tiễn

1.3.1.Tình hình sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam

1.3.1.1. Tình hình sử dụng đất trên thế giới

Tổng diện tích đất trên thế giới 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng băng và 13.251 triệu ha đất khơng phủ băng.

Trong đó 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy. Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ lệ đất có khả năng canh tác ở các nước phát triển là 70%; ở các nước đang phát triển là 36%. Trong đó, những loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như đất phù sa, đất đen, đất rừng nâu chỉ chiếm 12,6%; những loại đất quá xấu như đất vùng tuyết, băng, hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên chiếm đến 40,5%; cịn lại là các loại đất khơng phù hợp với việc trồng trọt như đất dốc, tầng đất mỏng…(Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và cs, 1998).

Khoảng 2/3 diện tích đất nơng nghiệp trên thế giới đã bị suy thóai nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mịn rửa trơi, sa mạc hóa, chua hóa, mặn hóa, ơ nhiễm mơi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất nơng nghiệp đã bị suy thóai mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hóa do biến động khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn mất 100.000

ha đất nơng nghiệp và đồng cỏ. Thóai hóa mơi trường đất có nguy cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong 25 năm tới.… (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim

Chung và cs, 1998).

Tỷ trọng đóng góp gây suy thóai đất trên thế giới như sau: mất rừng 30%, khai thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi,...) 7%, chăn thả gia súc quá mức 35%, canh tác nơng nghiệp khơng hợp lý 28%, cơng nghiệp hóa gây ơ nhiễm 1%.Vai trò của các nguyên nhân gây thóai hóa đất ở các châu lục khơng giống nhau: ở Châu Âu, châu Á, Nam Mỹ mất rừng là nguyên nhân hàng đầu, châu Đại Dương và châu Phi chăn thả gia súc q mức có vai trị chính yếu nhất, Bắc và Trung Mỹ chủ yếu do hoạt động nơng nghiệp.…

Xói mịn rửa trơi: Mỗi năm rửa trơi xói mịn chiếm 15% nguyên nhân thóai hóa đất, trong đó nước đóng góp 55,7% vai trị, gió đóng góp 28%, mất dinh dưỡng đóng góp 12%. Trung bình đất đai trên thế giới bị xói mịn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trơi xói mịn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực.… (Phạm Vân Đình, Đỗ

Kim Chung và cs, 1998).

Hoang mạc hóa là quá trình tự nhiên và xã hội. Khoảng 30% diện tích trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang bị hoang mạc hóa đe doạ và hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hóa, mất khả năng canh tác do những hoạt động của con người.

Theo dự đoán, nhiều thành phố của các quốc gia ven biển trên thế giới đang đứng trước nguy cơ bị nước biển nhấn chìm do mực nước biển dâng - hậu quả trực tiếp của sự tan băng ở Bắc và Nam cực. Trong số 33 thành phố có quy mơ dân số 8 triệu người vào năm 2015, ít nhất 21 thành phố có nguy cơ cao bị nước biển nhấn chìm tồn bộ hoặc một phần và khoảng 332 triệu người sống ở vùng ven biển và đất trũng sẽ bị mất nhà cửa vì ngập lụt. Mức độ rủi ro cao về lãnh thổ bị thu hẹp do nước biển dâng theo thứ tự là Trung Quốc, Ấn độ, Bawnglađet, Việt Nam, Inddooneexxia, Nhật Bản, Ai Cập, Hoa kỳ, Thái Lan và Philippin (Phạm Vân Đình,

Nước biển dâng còn kèm theo hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu trong nội địa và sự nhiễm mặn của nước ngầm, tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và tài nguyên nước ngọt.

a) Nước Thụy Điển

Pháp luật và chính sách đất đai ở Thụy Điển từ năm 1970 trở lại đây gắn liền với việc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật bất động sản tư nhân. Quy định các vật cố định gắn liền với bất động sản, quy định việc mua bán đất đai, việc thế chấp, quy định hoa lợi và các hoạt động khác như vấn đề bồi thường, quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, đăng ký quyền sở hữu đất đai và hệ thống đăng ký... (Phạm

Vân Đình, Đỗ Kim Chung và cs, 1998).

b) Trung Quốc

Đất đai ở Trung Quốc được phân thành 3 loại:

- Đất dùng cho nông nghiệp là đất trực tiếp sử dụng vào sản xuất nông nghiệp bao gồm đất canh tác, đất rừng, đồng cỏ, đất dùng cho các cơng trình thủy lợi và đất mặt nước nuôi trồng.

- Đất xây dựng gồm đất xây dựng nhà ở đô thị và nông thôn, đất dùng cho mục đích cơng cộng, đất dùng cho khu cơng nghiệp, cơng nghệ, khóang sản và đất dùng cho cơng trình quốc phịng.

- Đất chưa sử dụng là đất không thuộc hai loại đất trên

Ở Trung Quốc hiện có 250 triệu hộ nơng dân sử dụng trên 100 triệu ha đất canh tác, bình quân khoảng 0.4ha/hộ gia đình. Vì vậy Nhà nước có chế độ bảo hộ đặc biệt đất canh tác.

Nhà nước thực hiện chế độ bồi thường đất đối với đất bị trưng dụng theo mục đích. Đồng thời nghiêm cấm tuyệt đối việc xâm phạm, lạm dụng tiền đền bù đất trưng dụng và các loại tiền khác liên quan đến đất bị trưng dụng để sử dụng vào mục đích khác (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và cs, 1998).

c) Nước Pháp

Các chính sách quản lý đất đai ở Cộng hịa Pháp được xây dựng trên một số nguyên tắc chỉ đạo quy hoạch không gian bao gồm cả chỉ đạo quản lý sử dụng đất đai và hình thành các cơng cụ quản lý đất đai.

Nguyên tắc đầu tiên là phân biệt rõ ràng không gian công cộng và không gian tư nhân. Không gian công cộng gồm đất đai, tài sản trên đất thuộc sở hữu của Nhà nước và tập thể địa phương. Tài sản công cộng được đảm bảo lợi ích cơng cộng có đặc điểm là không thể chuyển nhượng, tức là không mua, bán được. Không gian công cộng gồm các cơng sở, trường học, bệnh viện, nhà văn hóa, bảo tàng...

Thực hiện chính sách miễn giảm thuế, được hưởng quy chế ưu điểm đối với một số đất đai chuyên dùng để gieo hạt, đất đã trồng hoặc trồng lại rừng, đất mới dành cho cây ươm trồng.

Việc mua bán đất đai không thể tự thực hiện giữa người bán và người mua, muốn bán đất phải xin phép cơ quan giám sát việc mua bán. Việc bán đất nông nghiệp phải nộp thuế đất và thuế trước bạ. Đất này được ưu tiên bán cho những người láng giềng để tạo ra các thửa đất có diện tích lớn hơn.

Đối với đất đơ thị mới, khi chia cho người dân thì phải nộp 30% chi phí cho các cơng trình xây dựng hạ tầng, phần còn lại là 70% do kinh phí địa phương chi trả.

Ngày nay, đất đai ở Pháp ngày càng có nhiều luật chi phối theo các quy định của các cơ quan hữu quan như quản lý đất đai, môi trường, quản lý đô thị, quy hoạch vùng lãnh thổ và đầu tư phát triển (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và cs, 1998).

1.3.1.2. Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam

Đất nông nghiệp ở Việt Nam chưa được sử dụng một cách hiệu quả, thực tế đó được thể hiện qua những khía cạnh sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đầu tư và hiệu quả khai thác tài nguyên đất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung chưa cao, thể hiện ở tỷ lệ đất thủy lợi hóa, hệ số sử dụng đất thấp, chỉ đạt 1,6 vụ/năm; năng suất cây trồng thấp, chỉ có năng suất lúa, cà phê, ngơ đã đạt và vượt mức trung bình thế giới. Năng suất trung bình của thế giới với từng loại cây trồng này là: lúa: 4 tấn/ha, ngô: 5,5 tấn/ha và cà phê đạt 7 tạ nhân/ha còn ở Việt Nam là 2,1 tấn nhân/ha. Đất SXNN của Việt Nam chỉ chiếm 28,38% tổng diện tích đất nơng nghiệp gần tương đương với diện tích này là diện tích đất chưa sử dụng. Tỷ lệ này cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác được diện tích đất nói trên phục vụ cho các mục đích khác nhau. Bên cạnh đó, thu nhập từ

SXNN cịn ở mức thấp, năm 2010 thu nhập bình qn của nông dân cả nước chỉ đạt khoảng 3,5 triệu/hộ/năm tức là khoảng gần 300 nghìn đồng/hộ/tháng (Nguyễn Đình

Bồng, 2002).

Chất lượng dự báo nhu cầu quỹ đất cho phát triển để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa cao. Những con số dự báo chưa được tính tốn khoa học, chưa sát với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường bất động sản. Thực tế này đã dẫn đến hậu quả là vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất và thường phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hơn nữa, trách nhiệm của từng cấp trong việc quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được xác định rõ

Theo tác giả Đỗ Nguyên Hải (2001), đất lúa là loại đất đặc biệt quan trọng đối với một đất nước có tới hơn 70% dân số làm nơng nghiệp như Việt Nam. Thực tế, quy hoạch sử dụng đất những năm qua cho thấy vẫn cịn tình trạng lấy đất phục vụ mục đích phi nơng nghiệp trên đất nơng nghiệp có năng suất cao, thậm chí trên đất chuyên trồng lúa nước, trong khi ở địa phương vẫn còn các loại đất khác. Nhiều “bờ xôi, ruộng mật” đã bị các KCN chiếm mất. Quy hoạch cho phép giảm đất lúa quá dễ dãi so với nhu cầu, trong khi đó các KCN chỉ lấp đầy 46% gây nhiều lãng phí và bức xúc trong nhân dân.

Cũng về tình trạng này, các nhà quy hoạch định chính sách đang lo lắng chính đáng về viễn cảnh đất chuyển đổi đất lúa bừa bãi và không được giám sát đầy đủ các mục đích sử dụng. Ở ngoại ơ các thành phố, có áp lực ngày càng lớn đối với việc chuyển đổi đất sử dụng nông nghiệp sang mục đích cơng nghiệp và đơ thị. Đất lúa chuyển đổi để xây dựng một khu công nghiệp sẽ bị mất đi mãi mãi đối với nông nghiệp. Sự kém hiệu quả còn thể hiện ở sự phối hợp chưa tốt giữa các Bộ, ngành, các địa phương trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, giữa quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp với quy hoạch đất cho nuôi trồng thủy sản. Phần lớn các địa phương, nhất là các thành phố còn lúng túng trong việc gắn kết giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn. Nhiều quy hoạch ngành được xây dựng sau khi quy hoạch sử dụng đất

được xét duyệt nên không được cập nhật đầy đủ dẫn đến vướng mắc trong q trình thực hiện (theo Bộ Tài ngun – Mơi trường, 2010).

Kết quả kiểm kê cho thấy phần lớn các chỉ tiêu đều không theo quy hoạch sử dụng đất, hoặc là khơng hồn thành, hoặc là thực hiện quá chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã được Chính phủ phê duyệt. Trong đó, đất trồng lúa nước vượt 10,3%, đất trồng cây lâu năm vượt 10,87%, và đất ở vượt 2%; các loại đất không đạt chỉ tiêu quy hoạch gồm đất nuôi trồng thủy sản chỉ đạt 84,72%, đất lâm nghiệp 96,2%, đất chuyên dùng đạt 94,28%. (Bộ Tài nguyên – Môi trường, 2010).

Việc phát triển các khu đô thị mới ở một số thành phố lớn còn phân tán, tạo nên nhiều khu đất nông nghiệp xen kẹt giữa các khu đô thị bị bỏ hoang nhiều năm, gây lãng phí rất lớn như ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phịng. Luật Đất đai quy định mỗi xã chỉ để lại không quá 5% đất nông nghiệp dành cho công ích, song kết quả kiểm kê cho thấy hiện 21 tỉnh, thành phố để lại quỹ đất này quá tỷ lệ cho phép (theo Bộ Tài nguyên – Môi trường, 2010).

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Bồng (2002). phần lớn diện tích

đất nơng nghiệp bị giảm đều do sử dụng vào mục đích xây dựng KCN, KCX, các khu vui chơi giải trí (sân golf) hoặc để hoang hóa.

Cũng theo tác giả này, từ khi bắt đầu thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư (năm 1991) đến cuối tháng 12/2010, đã có 261 KCN được thành lập, chiếm 71.394 ha đất, trong đó 45.854 ha có thể sử dụng làm mặt bằng sản xuất, đã đưa 21.095 ha vào sử dụng với tỷ lệ lấp đầy 46%. Điều này đã khiến cho các KCN thừa diện tích, trong khi đó diện tích đất nơng nghiệp lại bị giảm.

Diện tích đất canh tác Việt Nam vào loại thấp nhất trên thế giới, đất canh tác chỉ khoảng 0,12%. Trong khi những mảnh đất màu mỡ cứ ít đi, nhường chỗ dần cho những KCN, sân golf thì mỗi năm dân số tăng khoảng 1 triệu người. Đất nông nghiệp không thể phục hồi hoặc có thể thì rất ít. Tuy trước mắt Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu lương thực khá ổn định, an ninh lương thực cấp quốc gia chưa phải là điều đáng quan ngại. Nhưng tốc độ chuyển đổi đất hiện nay sẽ đặt cho tương lai nhiều thách thức.

Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu cho xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cấp bách luôn được các nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm.

1.3.1.3. Tình hình sử dụng đất ở Võ Nhai

Các loại đất ở Võ Nhai được hình thành và phân bố trên nền địa hình phức tạp, hơn 83% diện tích là đồi núi, trong đó có nhiều nơi có độ dốc lớn, kể cả vùng đồng bằng. Với điều kiện khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều, lượng mưa phân phối không đều theo mùa, các đá mẹ đa phần là trầm tích và phiến sét chua, do đó đã tạo cho Võ Nhai có chủng loại thổ nhưỡng phong phú, phân bố nhiều ở vùng núi, trung du. Phương thức sử dụng nhóm đất này là: vùng núi để phát triển rừng, cây đặc sản, cây dược liệu và nông lâm kết hợp; vùng trung du là địa bàn chính để trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả; vùng đồng bằng bố trí các khu dân cư. Vùng trung du - miền núi trồng lúa, các loại cây lấy củ và cây công nghiệp dài ngày.

Nguồn ô nhiễm chủ yếu đến môi trường đất là các nhân tố tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội của con người.

Nhân tố tự nhiên làm suy thóai mơi trường đất và gây ảnh hưởng lớn nhất đến khu vực miền núi của huyện Võ Nhai.

. Miền núi, trung du Võ Nhai là một trong những huyện chiếm phần lớn diện tích tồn tỉnh. Độ cao trung bình khoảng 500m, độ chia cắt ngang, chia cắt sâu, độ dốc của địa hình có sự phân bậc rõ ràng. Do đó các q trình trượt lở, đổ lở xói lở, xói mịn đều xảy ra mạnh mẽ… Lớp phủ thổ nhưỡng chịu ảnh hưởng và bị thay đổi bởi các quá trình này. Đất ở khu vực bị xói mịn, rửa trơi có tầng dày bị giảm, độ phì nhiêu giảm, hàm lượng mùn giảm…

Võ Nhai đã và đang từng bước chuyển đổi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại các địa phương trong tỉnh, đổi mới mơ hình tổ chức hoạt động của các tổ chức nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Võ Nhai cũng đã và đang nâng cao hiệu quả sử dụng đất đáp ứng nhu cầu cho người dân hiện nay và đóng góp một phần giúp tỉnh Thái Nguyên ngày càng phát triển hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 25 - 32)