Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 81)

TT Yếu tố Tỷ lệ ảnh hưởng

(%)

Ghi chú

1 Giải pháp nâng cao chất lượng đất 18

2 Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm 31

3 Giải pháp về vốn đầu tư 19

4 Giải pháp về nguồn nhân lực 13

5 Giải pháp về khuyến nông và khoa học kỹ thuật 11 6

Hồn thiện các chính sách tác động đến hiệu quả

sử dụng đất 8

(Nguồn: Điều tra nông hộ, 2020)

Qua bảng trên cho thấy:

* Giải pháp nâng cao chất lượng đất (chiếm 18%)

- Giải pháp về thủy lợi: Hệ thống thủy lợi tưới, tiêu của huyện Võ Nhai chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ. Nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu được lấy từ suối. Thời gian tới cần nâng cấp, xây mới hệ thống tưới tiêu, đây là giải pháp tích cực để chủ động tiêu nước hồn tồn trong mùa mưa phục vụ sản xuất nơng nghiệp. Khi giải quyết tốt vấn đề thủy lợi thì mức độ thích hợp của nhiều đơn vị đất đai đối với các loại hình sử dụng đất sẽ tăng lên.

- Giải pháp bón phân cải tạo đất: Trong sử dụng đất, vùng đồi núi thường gây ra hiện tượng xói mịn, rửa trơi do độ dốc cao với lượng mưa lớn tập trung, vùng đồng bằng các chất dinh dưỡng trong đất bị nghèo đi do khai thác quá mức làm cho đất đai bị hóa chua, gley hóa, khơng có kết cấu... Những hạn chế đó gây nhiều trở ngại cho việc tổ chức sử dụng đất có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Trong q trình sử dụng đất, việc bón phân hữu cơ cải tạo đất có ý nghĩa rất quan trọng khi đưa diện tích đất chưa sử dụng vào mục đích sản xuất nơng nghiệp và là cơng cụ đắc lực phục vụ cho thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng. Để tăng độ phì và

khử chua cho đất cần khuyến khích người dân bón vơi hợp lý, bón nhiều phân xanh, phân chuồng và hạn chế sử dụng phân hóa học đặc biệt là phân đạm. Thời gian qua, do người nông dân sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân hóa học trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là phân đạm đã làm cho nguồn nước và đất có nguy cơ bị ơ nhiễm. Vì vậy, để bảo vệ mơi trường đất và nước,xã cần có biện pháp khuyến cáo người dân sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học hợp lý, tăng cường bổ sung phân hữu cơ và phân xanh, áp dụng công nghệ sản xuất sản phẩm sạch nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm đất và nước, hạn chế các ảnh hưởng xấu cho con người và môi trường. Các biện pháp kỹ thuật canh tác cũng có vai trị quan trọng trong việc cải tạo đất. Trong q trình canh tác phải áp dụng các cơng thức luân canh hợp lý đối với từng vùng đất khác nhau như: trên đất dốc nên bố trí các loại cây giữ ẩm và giữ đất tốt, duy trì được lớp phủ thực vật trong mùa mưa; trên đất bằng cần luân canh giữa cây trồng cạn và cây trồng nước, trồng xen các loại cây họ đậu để nâng cao độ màu mỡ cho đất.

* Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm (chiếm 31%)

Khó khăn lớn nhất đặt ra với người dân chính là nơng sản hàng hóa sản xuất ra tiêu thụ ở đâu? Khi mà sản xuất nông nghiệp đang dần chuyển sang sản xuất hàng hóa. Xét trong điều kiện của Võ Nhai, là một xã vùng núi, cơ sở hạ tầng giao thơng cịn khó khăn. Các sản phẩm hàng hóa khó vận chuyển tới thị trường trong tỉnh. Để xây dựng được hệ thống thị trường tiêu thụ ổn định, theo chúng tơi cần phải quy hoạch, hình thành các tổ chức tiêu thụ trong nơng thôn theo nguyên tắc tự nguyện, phát triển các hộ nông dân làm dịch vụ tiêu thụ hàng hóa nơng sản, tạo ra mơi trường giao lưu hàng hóa thuận lợi tập trung. Có biện pháp khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tý nhân làm chế biến hoặc tiêu thụ mở rộng diện ký kết hợp đồng với hộ nông dân hoặc hợp tác xã nông nghiệp. Trong khi nông dân chưa thể tự trang bị thơng tin thị trường nên trồng cây gì, ni con gì thì vai trị của các doanh nghiệp trong giai đoạn này là rất quan trọng. Chính các doanh nghiệp sẽ giúp cho nông dân biết họ nên sản xuất giống cây, con gì, sản lượng bao nhiêu, chất lượng ra sao để bán ra theo u cầu thị trường. Chính vì vậy,

cần liên kết giữa doanh nghiệp, nông dân, nhà khoa học và nhà quản lý trong một mơ hình sản xuất. Để liên kết này đạt hiệu quả cao thì cần:

+ Một là, xây dựng mơ hình sản xuất. Mơ hình sản xuất phổ biến hiện nay là hợp tác xã và trang trại. Có hai mơ hình này thì doanh nghiệp mới có thể ký kết các hợp đồng với chủ nhiệm hợp tác xã hoặc chủ trang trại, doanh nghiệp không thể ký hợp đồng với tất cả nơng dân. Sau đó, hợp tác xã sẽ phổ biến sản xuất trực tiếp người dân.

+ Hai là, phải xác định sản phẩm trước khi kí kết hợp đồng, chứ khơng phải bất kỳ sản phẩm nào cũng ký. Việc xây dựng mối liên kết sẽ định ra được xu hướng phát triển sản xuất, sản xuất theo yêu cầu của thị trường, theo các đơn đặt hàng. Mối liên kết này sẽ tạo ra một thị trường nơng sản hàng hóa ổn định và tránh những rủi ro cho người sản xuất.

* Giải pháp về vốn đầu tư (Chiếm 19%)

Vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, cơng trình thủy lợi cải tạo đất là rất lớn. UBND huyện cần có giải pháp thích hợp để huy động các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước (chương trình 135, chương trình ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế trang trại, chương trình hỗ trợ nơng dân nghèo, chương trình nơng thơn mới...), vốn xã hội hóa, vốn huy động từ mọi thành phần kinh tế, vốn tài trợ của trung ương, tỉnh và các tổ chức nước ngoài.

*Giải pháp về nguồn nhân lực (Chiếm 13%)

Nguồn lực con người ngày càng có vai quan trọng và quyết định trong phát triển kinh tế. Huyện có nguồn lao động dồi dào (tỷ lệ lao động nông nghiệp cao), người nơng dân có truyền thống canh tác lâu đời và thuần thục. Việc đầu tư cho nguồn lực con người sẽ đem lại lợi ích thiết thực trong tương lai của vùng, vì vậy chính quyền cần phải có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ, năng lực cán bộ và nhân dân nhằm đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng hàng hóa.

* Giải pháp về khuyến nông và khoa học kỹ thuật (Chiếm 11%)

Trong sản xuất nông nghiệp xã cần tập trung áp dụng khoa học kỹ thuật vào một số vấn đề như giống mới, biện pháp canh tác, phân bón, sản xuất sản phẩm

sạch... Tăng cường công tác khuyến nông nhằm chuyển giao các công nghệ sản xuất tiên tiến đến người nơng dân, kết hợp hài hịa giữa nhà khoa học, nhà đầu tư và nhà nông trong sản xuất nông nghiệp.

* Hồn thiện các chính sách tác động đến hiệu quả sử dụng đất (Chiếm 8%)

Để phát triển nơng nghiệp hàng hóa, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao giá trị thu nhập, vấn đề quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa là nhu cầu bức xúc hiện nay mà huyện cần tiến hành xây dựng. Vùng sản xuất hàng hóa tập trung có thể xây dưới dạng: vùng chuyên canh, vùng đa canh hoặc kết hợp chuyên canh một loại cây trồng chủ lực với đa canh nhiều loại cây trồng khác. Muốn xây dựng vùng sản xuất hàng hóa ổn định cần phải giải quyết đồng bộ các vấn đề: thị trường tiêu thụ, vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật, cơ giới hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất,…là giải pháp cơ bản để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh hàng hóa nông sản. Từng bước xây dựng thương hiệu cho từng loại sản phẩm. Ngồi ra, cần hồn thiện chính sách đất đai, tổ chức lại việc sử dụng đất của nhân dân. Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển nơng nghiệp: Hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho nông dân…

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Kết luận

- Huyện Võ Nhai có điều kiện địa hình, đất đai đa dạng thích hợp với nhiều loại cây trồng cho phát triển nền nông nghiệp phong phú. Tuy nhiên trên địa bàn huyện có những yếu tố hạn chế chính đối với sản xuất nơng nghiệp như độ dốc, khả năng tưới và mức độ suy thóai đất do xói mịn.

- Hiện trạng các loại hình sử dụng đất của huyện có 7 LUT cụ thể: LUT 2 lúa – 1 màu, LUT 2 màu – 1 lúa, LUT 1 lúa, LUT 2 lúa, LUT 1 lúa – 1 màu, LUT chuyên màu, LUT cây ăn quả.

- Kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất là: thuốc lá – ngô hè thu – khoai lang cho thu nhập thuần là 198.176,35 nghìn/ha; Rau đơng – ngơ hè thu – khoai lang cho thu nhập thuần là 132.172,55 nghìn/ha; Lúa xuân – lúa mùa – rau đông cho thu nhập thuần là 130.705,76 nghìn/ha; Thấp nhất là LUT 1 lúa (lúa xuân) cho thu nhập thuần là 229.113,05 nghìn/ha. LUT 2 lúa – 1 màu, LUT 1 lúa – 2 màu, LUT chuyên màu và LUT cây ăn quả cho hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường cao.

- Đã xác định được 5 nhóm yếu tố hạn chế đến hiệu quả sử dụng đất (yếu tố thị trường chiếm tỷ lệ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhiều nhất chiếm 45%; yếu tố khả năng đầu tư vốn chiếm 24%; yếu tố ứng dụng khoa học kỹ thuật chiếm 13%; cuối cùng là chất lượng nguồn nhân lực và chính sách hỗ trợ đều chiếm 9%).

Đã đề xuất được 6 các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất

nông nghiệp trên địa bàn huyện như: giải pháp nâng cao chất lượng đất (18%); giải pháp về thị trường tiêu thụ (31%); giải pháp về vốn đầu tư (19%); giải pháp về nguồn nhân lực (13%); giải pháp về khuyến nông và áp dụng khoa học kỹ thuật (11%); giải pháp hồn thiện các chính sách tác động đến hiệu quả sử dụng đất (8%).

2. Kiến nghị

- Đối với hộ nông dân trong huyện thì cần tích cực tham khảo ý kiến của cán bộ có chun mơn kỹ thuật, các hộ nông dân giỏi làm ăn có nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, để áp dụng các phương thức luân canh mới cho hiệu quả kinh tế cao.

- Tập trung đầu tư xây dựng các cơng trình thuỷ lợi cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, xây dựng các cơng trình tưới, tiêu nước để hạn chế tác hại do lũ lụt gây ra. Đây là một trong những biện pháp quyết định nền nông nghiệp năng suất cao, bền vững.

- Cần ưu tiên phát triển các loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao như LUT 2 lúa-1 màu (lúa xuân-lúa mùa-rau đông), LUT chuyên màu (thuốc lá-ngô hè thu-khoai lang; lạc xuân-ngô hè thu-rau đơng), có khả năng duy trì độ phì đất, đảm bảo đời sống người dân. Tổ chức các chương trình khuyến nông và các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai. Tiếp tục tuyên truyền và vận động người dân chú ý tới các biện pháp cải tạo đất, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường môi trường sinh thái

Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội để hướng tới một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa bền vững, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa đồng bằng và miền núi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Lê Thái Bạt (2007). Sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Tạp chí cộng sản số 14. tr. 134.

2. Vũ Thị Bình (1995). Đánh giá đất đai phục vụ định hướng quy hoạch nâng cao

hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Gia Lâm vùng đồng bằng sông Hồng.

Luận án PTS khoa học nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Tr. 1-24.

3. Bộ Tài Nguyên – Môi trường (2010). Báo cáo về quy hoạch sử dụng đất 2010-

2020.

4. Nguyễn Đình Bồng (2002). Quỹ đất quốc gia – Hiện trạng và dự báo sử dụng

đất. Tạp chí khoa học đất số 16.

5. Các Mác (1949), Tư bản luận - tập III, Nxb Sự thật, Hà Nội

6. Ngô Thế Dân (2001) ,"Một số vấn đề khoa học công nghệ nông nghiệp trong

thời kỳ cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa nơng nghiệp”, Tạp chí Nơng nghiệp và

phát triển nơng thơn, số 1/2001, trang 3-4,13

7. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và các cộng sự (1998), Kinh tế nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

8. Đỗ Nguyên Hải (1999). Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường

trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp. Nhà xuất

bản Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Đỗ Nguyên Hải (2001). Đánh giá đất và hướng sử dụng đất đai bền vững trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Luận án tiến sĩ nông

nghiệp. Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

10. Nguyễn Như Hà (2000), “Phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa sông

Hồng”, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp ĐHNN I, Hà Nội

11. Đặng Hữu (2000). Khoa học và công nghệ phục vụ CNH - HĐH nông nghiệp

12. Lê Hội (1996). Một số phương pháp luận trong việc quản lý sử dụng đất đai.

Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 193.

13. Đỗ Thị Tám (2001). Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Văn Giang – tỉnh Hưng Yên. Luận văn thạc sĩ nông

nghiệp. Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

14. Vũ Thị Thanh Tâm (2007). Đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo hướng sản xuất

nơng nghiệp hàng hóa của huyện Kiến Thụy – tỉnh Hải Phòng. Luận văn thạc sĩ

nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

15. Lê Duy Thước (1992). Tiến tới một khả năng chế độ canh tác hợp lý trên đất đốt nương rẫy trên vùng đồi núi Việt Nam. Tạp chí khoa học đất.

16. Vũ Thị Phương Thụy (2000). Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội. Luận án tiến sĩ kinh tế.

Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

17. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng Sông Hồng và Bắc trung bộ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

18. . Nguyễn Khang, Nguyễn Công Pho và các cộng sự (1999). Nghiên cứu quy trình đánh giá đất cho các vùng lãnh thổ. Viện quy hoạch và thiết kế nông

nghiệp.

19. Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài (2007) Giáo trình kinh tế tài ngun đất. Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội.

20. Luật Đất đai (2013), Số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013.

21. Thái Phiên (2003), “Sử dụng quản lý đất dốc đối với bảo vệ môi trường”, Hội thảo khoa học sử dụng tốt nguồn tài nguyên đất để phát triển và bảo vệ môi trường, Hội khoa học đất Việt Nam

22. Thái Phiên (2000). Sử dụng quản lý đất bền vững. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

23. Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Võ Nhai (2020), Số liệu thống kê đất đai.

24. Trần An Phong (1995), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh

thái và phát triển lâu bền, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. Tr 5- 8

25. Trần An Phong (1995), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh

thái và phát triển lâu bền, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. Tr 5- 8.

26. Nguyễn Khang, Nguyễn Công Pho và các cộng sự (1999). Nghiên cứu quy trình

đánh giá đất cho các vùng lãnh thổ. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp.

27. Lê Duy Thước (1992). Tiến tới một khả năng chế độ canh tác hợp lý trên đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đốt nương rẫy trên vùng đồi núi Việt Nam. Tạp chí khoa học đất.

28. Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình (2000). Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

29. Lê Hồng Sơn (1995). Ứng dụng kết quả đánh giá đất vào đa dạng hóa cây trồng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 81)