Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sử

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 32 - 38)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.3.2.Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sử

1.3. Cơ sở thực tiễn

1.3.2.Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sử

dụng đất bền vững

1.3.2.1. Nghiên cứu trên thế giới

Cho tới nay, trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đề ra nhiều phương pháp đánh giá để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hóa. Nhưng tùy thuộc vào điều kiện, trình độ và phương thức sử dụng đất ở mỗi nước mà có sự đánh giá khác nhau. Hàng năm các viện nghiên cứu nông nghiệp ở các nước trên thế giới đều nghiên cứu và đưa ra được một số giống cây trồng mới, giúp cho việc tạo ra được một số loại hình sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả hơn. Viện lúa quốc tế IRRI đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất canh tác. Tạp chí "Farming Japan" của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều cơng trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất, điển hình là của Nhật. Nhà Khoa học Nhật Bản Otak Tanakad đã nêu lên những vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từ đó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kỹ thuật, kinh tế - xã hội.

Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống hóa tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hóa của sản phẩm.

Theo kinh nghiệm của Trung Quốc thì việc khai thác và sử dụng đất là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế - xã hội nơng thơn tồn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất đã thúc đẩy kinh tế xã hội nơng thơn phát triển tồn diện về mọi mặt và nâng cao được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

Ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách Quốc gia đã có nhiều quy chế mới ngoài hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây khơng thích hợp với đất nhằm quản lý và bảo vệ đất tốt hơn. Một trong những chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nơng nghiệp quan trọng nhất là chính sách đầu tư vào sản xuất nông

nghiệp, ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD (chiếm 28,3% trong tổng thu nhập nông nghiệp), Canada tương ứng là 5,7 tỉ USD (chiếm 39,1%), Ôxtrâylia 1,7 tỉ USD (chiếm 14,5%), Nhật Bản là 42,3 tỉ USD (chiếm 68,9%), cộng đồng Châu Âu 67,2 tỉ USD (chiếm 40,1%), Áo là 1,6 tỉ USD (chiếm 35,3%). Các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng: đối với các vùng nhiệt đới có thể thực hiện các cơng thức ln canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn mang lại hiệu quả cao hơn. Nghiên cứu bố trí luân canh các cây trồng hợp lý hơn bằng cách đưa các giống cây trồng mới vào hệ thống canh tác nhằm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm/1 đơn vị diện tích đất canh tác trong một năm. Ở Châu Á có nhiều nước cũng tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác luân phiên cây lúa với cây trồng cạn đã thu được hiệu quả cao hơn.

Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước đã gắn phương thức sử dụng đất truyền thống với phương thức hiện đại và chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa nơng nghiệp. Các nước Châu Á trong quá trình sử dụng đất canh tác đã rất chú trọng đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, các cơng thức luân canh tiến bộ để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Nhưng để đạt được hiệu quả thì một phần phải nhờ vào công nghiệp chế biến, gắn sự phát triển công nghiệp với bảo vệ môi sinh - môi trường.

Xuất phát từ những vấn đề này, nhiều nước trong khu vực đã có sự chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp theo hướng kết hợp hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội với việc bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

1.3.2.2. Nghiên cứu trong nước

Từ năm 1992, đánh giá đất đai theo phương pháp của FAO đã được nhiều cơ quan đề xuất như: Viện Thổ nhưỡng - Nơng hóa, Viện quy hoạch và thiết kế nơng nghiệp, Tổng cục quản lý ruộng đất, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội tiến hành nghiên cứu. Kết quả đạt được là đã xây dựng được quy trình phân hạng đất vùng sản xuất nông nghiệp nhằm tăng cường công tác quản lý độ màu mỡ đất và xếp hạng thuế nông nghiệp (Nguyễn Khang, các công sự 1999).

Dựa vào các chỉ tiêu chính là các điều kiện sinh thái và tính chất đất của từng vùng sản xuất nông nghiệp mà đất đai được phân thành 5 đến 7 hạng theo phương pháp xếp điểm. Phương pháp đánh giá đất đai trên thế giới đã được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và áp dụng, đặc biệt là phương pháp đánh giá đất đai của FAO từ năm 1980. Các cơng trình nghiên cứu đã tiến hành và được ứng dụng đó là:

- Đánh giá phân hạng đất tồn quốc (Tơn Thất Chiểu và nhóm nghiên cứu) thực hiện năm 1984 ở tỷ lệ bản đồ 1/500 000. Trong cơng trình nghiên cứu này tác giả đã dựa vào nguyên tắc phân loại đất của Mỹ mà chỉ tiêu áp dụng là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình.

- Trong nghiên cứu đánh giá và quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam (Bùi Quang Toản, 1980). Trong cơng trình nghiên cứu này thì phương pháp phân hạng thích hợp đất đai của FAO đã được áp dụng song chỉ dừng lại ở chỗ chỉ đánh giá các điều kiện tự nhiên như là: Thổ nhưỡng, thuỷ văn, tưới tiêu, khí hậu.và trong nghiên cứu này hệ thống phân vị chỉ dừng lại ở lớp (class) thích nghi cho từng loại hình sử dụng đất.

- Năm 1983, Tổng cục quản lý ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã ban hành “Dự thảo phương pháp phân hạng đất lúa nước cấp huyện” Theo tài liệu đất lúa nước được phân thành 8 hạng và chỉ tiêu chủ yếu là dựa vào năng suất của cây lúa, độ dày tầng canh tác, địa hình, thành phần cơ giới, mức độ mặn, phèn, chua Đặng Hữu (2000).

- Năm 1983, một cơng trình nghiên cứu nhằm khái quát hóa khả năng sử dụng đất toàn bộ vùng đồng bằng Sông Cửu Long đã được thực hiện bởi: “Chương trình quy hoạch tổng thể đồng bằng Sông Cửu Long” (Dự án VIE 87/031) của tác giả MEFb Van Mens Voost và Nguyễn Văn Nhân. Cơng trình nghiên cứu này là cơ sở cho việc xây dựng các phương án sử dụng đất toàn vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

Tuy nhiên kết quả đánh giá đất đai chỉ dừng lại ở việc xem xét các điều kiện tự nhiên liên quan tới mục tiêu sử dụng đất. Bên cạnh đó một nghiên cứu về sử dụng đất phèn và mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long trong khuôn khổ dự án nói trên đã ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai định lượng của FAO, nhằm chỉ ra những

khả năng thích nghi về sử dụng đất của các loại đất có vấn đề ở đồng bằng Sông Cửu Long. Đây là những thử nghiệm đầu tiên ở Việt Nam, bước đầu ứng dụng các phương pháp đánh giá đất đai định lượng gắn với yếu tố kinh tế của sử dụng đất, qua đó đánh giá khả năng đất đai không những ở phạm trù tự nhiên mà cịn xem xét đất đai ở khía cạnh kinh tế xã hội (Trần An Phong, 1995).

Bắt đầu từ năm 1990 viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã thực hiện nhiều chương trình đánh giá đất đai trên phạm vi tồn quốc, với 9 vùng sinh thái và nhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu tư. Trên bản đồ đánh giá đất toàn quốc đã xác định được 90 loại hình sử dụng đất chính, trong đó có 28 loại hình sử dụng đất được lựa chọn. Vùng Tây Ngun có các cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khang; Phạm Dương Ung với cơng trình nghiên cứu “Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai ở Việt Nam”; Nguyễn Khang, Nguyễn Công Pho (Nguyễn Cơng Pho, 1999) với cơng trình nghiên cứu “Đánh giá đất vùng đồng bằng

Sông Hồng”; Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Tân với cơng trình nghiên cứu “Đánh giá đất vùng dự án đa mục tiêu IASOUP”; Nguyễn Chiến Thắng, Cấn Triển với cơng trình nghiên cứu “Đánh giá đất tỉnh Bình Định”; Nguyễn Văn Nhân với cơng trình nghiên cứu “Đánh giá khả năng sử dụng đất đai vùng đồng bằng sơng Cửu Long”(Vũ Thị Bình, 1995).

Trong thời gian này ngồi các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học đất thuộc viện Quy hoạch và Thiết kế nơng nghiệp thì cịn nhiều cơng trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học khác ở các vùng trên tồn quốc đó là:

- Vùng đồi núi Tây Bắc và trung du phía bắc có các cơng trình nghiên cứu của các tác giả Lê Duy Thước (1992). Các tác giả đã có những nhận định tổng quát về quỹ đất của vùng. Nét nổi bật là sự hình thành đất đã chia ra 6 nhóm và 24 loại đất với đặc điểm phát sinh và sử dụng đa dạng. Các nhóm đất chính được nghiên cứu là đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi đều bị suy giảm về độ phì (Lê Hồng Sơn, 1995).

- Vùng đồng bằng Sơng Hồng với các cơng trình nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Công Pho và cộng sự (1992, 1993); Phạm Văn Năng (1992); Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Bộ “Dự án quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng

VIE/89/034”. Các tác giả đã đưa ra kết luận là vùng đồng bằng sơng Hồng có 33 đơn vị đất đai. Loại hình sử dụng đất rất đa dạng với 3 vụ chính: Vụ xuân, vụ mùa và vụ đông. Cây trồng chủ yếu bao gồm: Lúa nước, cây trồng cạn ngắn ngày, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày (Nguyễn Duy Tính, 1995).

- Vùng Dun Hải Nam Trung Bộ có cơng trình nghiên cứu của Lê Quang Chútvà cộng sự (1994) với dự án “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ “ Trong hai năm 1993 -1994 Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình cùng các cộng sự (Đỗ Đình Sâm và

cs., 2000) vận dụng phương pháp đánh giá đất của FAO, từ năm 1992 -1995 thực

hiện đề tài cấp Nhà nước KN 03-01” Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp” trong chương trình cấp Nhà nước KB-0” Khơi phục rừng và phát triển lâm nghiệp”. Kết quả xác định đất vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có 181 đơn vị đất đai. Các tác giả cũng khang định đất vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ đa dạng có độ phì khơng cao, tầng đất mỏng chiếm diện tích lớn, độ dốc trung binh có thể kinh doanh lâm nghiệp phù hợp. Các kết quả nghiên cứu đánh giá đất đai, mức độ thích hợp đất đai của các loại hình sử dụng đất ở các cấp từ toàn quốc đến vùng, tỉnh, huyện của tất cả các 25 tác giả đếu cho thấy sự nhất quán, thống nhất theo phương pháp đánh giá đất đai của FAO. Đây chính là bước lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu phân hạng đất thích hợp trong điều kiện của Việt Nam. Phần lớn các tác giả của các chương trình đánh giá đất đai đều lấy yếu tố đơn vị đất đai hoặc tính chất đất đai làm cơ sở để xếp hạng và phân cấp chỉ tiêu cho đánh giá mức độ thích hợp đất đai của các loại hình sử dụng đất.

Trong 3 năm (1992-1994) thực hiện Chương trình khoa học cơng nghệ cấp Nhà nước KT.02 “Bảo vệ môi trường”, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

(Trần An Phong, 1995) đã tiến hành đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở nước ta theo

quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. Kết quả đã xác định được 4 loại hình sử dụng đất bền vững về kinh tế - xã hội và mơi trường (loại hình sử dụng đất trồng lúa 2-3 vụ, lúa- màu, đất trồng cây lâu năm và đất rừng), một loại hình sử dụng đất khơng bền vững về kinh tế (trồng lúa một vụ, lúa chiêm hoặc lúa mùa), loại cây trồng cạn ngắn ngày không bền vững về môi trường và loại hình sử dụng đất trống

đồi núi trọc không bền vững về kinh tế và môi trường. Tháng 1 năm 1995 hội thảo quốc gia về đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái bền vững do viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà khoa học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hội thảo đã tổng kết, đánh giá sự vận dụng vào thực tế của phương pháp đánh giá đất đai của FAO ở Việt Nam, những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để tiến tới hoàn thiện nội dung và xây dựng quy trình đánh giá đất đai trên các vùng lãnh thố Việt Nam. Thơng qua việc đánh giá khả năng thích hợp đất đai để nắm bắt được tiềm năng đa dạng hóa sản xuất nơng nghiệp, lựa chọn hệ thống sử dụng đất, loại hình sử dụng đất phù hợp để tiến tới sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả cao (Lê Duy Thước (1992). Từ năm 1996 đến nay các chương trình đánh giá đất đai cho các vùng sinh thái khác nhau, các tỉnh, các huyện trọng điểm đã được thực hiện. Đó là cơng trình do Vũ Cao Thái, Phạm Quang Khánh, Nguyễn Văn Khiêm chủ trì đã xác định được tồn tỉnh Đồng Nai có 15 đơn vị đất đai trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 với 92 hệ thống đất chính và 165 hệ thống sử dụng đất chi tiết. Cơng trình “Đánh giá hiệu quả kinh 26 tế của một số loại hình sử dụng đất chính ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng” của Lê Thái Bạt (Lê Thái Bạt, 2003), Nguyễn Thị Dần,

Luyện Hữu Cử, Phan Quốc Hưng Kết quả đã xác định được huyện Trùng Khánh có 5 loại hình sử dụng đất chính, trong đó loại hình cây lâu năm cho hiệu quả kinh tế cao nhất (thu nhập thuần đạt được trên 10 triệu đồng/ha/năm). Ngồi ra cịn nhiều cơng trình đánh giá đất theo phương pháp phân hạng đất theo phương pháp phân hạng thích hợp cho các dự án trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả... ở nhiều địa phương khác như của Đỗ Nguyên Hải, Thái Phiên…(Đỗ Nguyên Hải, 2001;

Thái Phiên, 2000).

Xuất phát từ những yêu cầu sử dụng và quản lý tài nguyên đất, vấn đề nghiên cứu đất đai trên cơ sở đánh giá khả năng sử dụng thích hợp đất đai ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết. Các kết quả bước đầu của các cơng trình nghiên cứu đánh giá đất đai thời gian qua với sự hỗ trợ và giúp đỡ tích cực của các cơ quan Nhà nước và Quốc tế đã và đang góp phần đưa nền nơng nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng sinh thái và phát triển bền vững.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 32 - 38)