Hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 75 - 80)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Hiệu quả môi trường

Các loại hình sử dụng đất bền vững về mặt mơi trường địi hỏi phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thóai hóa đất, ơ nhiễm đất và bảo vệ môi trường tự nhiên, không gây hại cho sức khỏe con người. Huyện Võ Nhai là một huyện miền núi, địa hình đồi núi có độ dốc lớn nên vấn đề bền vững về môi trường càng được quan tâm. Để đánh giá ảnh hưởng của các LUT đến môi trường cần xem xét một số vấn đề sau: xói mịn, rửa trơi, hiện tượng ơ nhiễm đất, nước do sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, hiện tượng thóai hóa đất do khai thác đất q mức mà

khơng có biện pháp bồi bổ độ phì nhiêu của đất. Hiệu quả mơi trường được thể hiện ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. Hiệu quả môi trường của các LUT

STT LUT Chỉ tiêu đánh giá Hệ số sử dụng đất Tỷ lệ che phủ Khả năng bảo vệ, cải tạo đất Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc BVTV 1 2L- -1M *** *** *** * 2 2M – 1L *** *** *** ** 3 1L * * * ** 4 2L ** ** ** * 5 1M – 1L ** * ** ** 6 Chuyên màu *** ** ** **

7 Cây ăn quả ** *** *** ***

(Nguồn: Điều tra nông hộ, 2020)

Ghi chú: Cao: *** , Trung bình: ** , Thấp: *

Đối với LUT 2 lúa – 1 màu, 2 màu - 1 lúa, chuyên màu, cây công nghiệp: đất được sử dụng liên tục trong năm, cây trồng được bố trí phù hợp với từng loại đất, từng mùa vụ tạo ra sự đa dạng về sinh học, tăng hệ số sử dụng dụng đất, tránh được sâu bệnh. Tuy nhiên, cần tăng cường bón phân hữu cơ, hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và bón phân hóa học.

LUT cây ăn quả: trên địa bàn huyện chủ yếu dưới dạng vườn nhà, vườn đồi, trong vườn trồng nhiều loại cây với tầng tán khác nhau, tuy làm giảm hiệu quả kinh tế nhưng lại tăng khả năng bảo vệ đất, khi thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng, khơ hạn, gió, bão, sương muối, rét đậm thì vườn có ý nghĩa về mặt sinh thái (giữ nước, làm cây che bóng, giảm bớt nhiệt độ ngoài trời và trong nhà,…). Đặc biệt, ở những nơi có địa hình dốc, cây ăn quả được trồng theo hình vẩy cá, cây có tầng tán rộng nên ngăn cản được tốc độ của hạt mưa, cây có bộ rễ lớn nên giữ lại nước trong đất,

hạn chế được q trình xói mịn, rửa trơi. Lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng là rất ít khơng làm ảnh hưởng đến môi trường. Trong thực tế, tác động môi trường diễn ra rất phức tạp và theo nhiều yếu tố khác nhau, cây trồng được phát triển tốt khi phù hợp với đặc tính, chất lượng của đất. Tuy nhiên, trong q trình sản xuất dưới sự hoạt động của con người sử dụng hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi chỉ xin được đề cập đến một số vấn đề về mức độ ảnh hưởng đến môi trường trong sản xuất nông, lâm nghiệp:

- Mức đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ảnh hưởng tới môi trường. - Mức độ bảo vệ xói mịn và cải tạo đất.

- Mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng hiện tại đối với đất.

* Mức đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ảnh hưởng của nó tới mơi trường

Một trong những ngun nhân chính dẫn đến suy giảm độ phì ở những vùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân đối giữa N:P:K.

Thực tế việc sử dụng phân bón ở Việt Nam tại nhiều vùng với nhiều loại cây trồng còn thiếu khoa học và lãng phí. Nơng dân mới chỉ quan tâm nhiều đến sử dụng phân đạm mà cịn ít quan tâm đến phân lân, kali và các nguyên tố trung, vi lượng khác.

Qua tổng hợp điều tra hộ nông dân về mức đầu tư phân bón cho các loại cây trồng hàng năm, kết quả đem so sánh với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý cho các cây trồng. Từ kết quả điều tra, phỏng vấn tôi đưa ra một số những nhận xét:

- Mức độ đầu tư phân bón cho cây trồng ở mức bình thường, nhóm cây rau màu lượng phân bón cao hơn các cây khác cây ăn quả. Lượng đạm chủ yếu được bón từ phân Urê, lân (chủ yếu từ supe lân), kali (chủ yếu từ kali clorua).

- Việc cân đối giữa N:P2O5:K2O đối với mỗi cây trồng là rất khác nhau, đặt biệt là ở cây ăn quả. Một số cây trồng lượng phân bón mất cân đối giữa N và P2O5 với K2O, nông dân chưa coi trọng việc bón phân kali cho cây trồng.

- Đạm và lân được dùng nhiều trong số các loại phân vô cơ. Tuy nhiên một số cây trồng lượng phân đạm và lân bón chưa đạt tới chỉ tiêu định mức mà cây trồng cần.

- Chất hữu cơ có vai trị quan trọng đối với độ phì đất. Tuy nhiên, lượng phân hữu cơ được bón thấp hơn nhiều so với yêu cầu.

* Mức độ bảo vệ xói mịn và cải tạo đất

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ đánh giá sơ bộ và khuyến cáo với nông dân về việc bảo vệ xói mịn, cải tạo đất thơng qua các biện pháp canh tác trong từng kiểu sử dụng đất thích hợp, đồng thời cũng đề nghị các nhà quản lý cần đẩy nhanh việc giao đất, giao rừng cho các đối tượng có nhu cầu nhằm tăng nhanh diện tích đất lâm nghiệp so với hiện nay góp phần làm giảm nhẹ những hiểm hoạ của thiên tai, hạn chế xói mịn rửa trơi bề mặt, bảo vệ mơi trường sinh thái và tính đa dạng sinh học của rừng.

Các hình thức chống xói mịn rửa trơi kết hợp trong quá trình canh tác đều được xếp vào nhóm các biện pháp canh tác. Có rất nhiều biện pháp có thể làm lồng ghép trong suốt quá trình từ phát hoang, làm đất đến chăm sóc, thu hoạch như: canh tác theo đường đồng mức, trồng trong rãnh được trồng mới theo rãnh (rạch) là biện pháp chống xói mịn rất hiệu quả, trồng trong hố, xới xáo, làm cỏ, sắp xếp cơ cấu cây trồng: hướng nghiên cứu các biện pháp sinh học để cải tạo, bảo vệ và sử dụng đất ở vùng đồi núi có ý nghĩa rất quan trọng. Về bản chất thóai hóa đất là sự suy giảm dự trữ năng lượng trong đất, do đó để phục hồi độ phì nhiêu cần có sự cung cấp liên tục chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng khóang cho đất, đặc biệt là đất canh nâng cao vai trò của cây cải tạo đất đối với nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

* Mức độ thích hợp các kiểu sử dụng đất hiện tại

Phần lớn các hộ nông dân được phỏng vấn đều cho rằng canh tác cây lúa, ngô và cây ăn quả không ảnh hưởng đến mơi trường đất, cây trồng ln ln thích nghi và cho năng suất cao ổn định, các loại rau cũng cho năng suất cao nhưng mức độ thích hợp để cho năng suất cao trong nhiều năm liền là rất ít, hơn nữa các cây rau như cà chua, bắp cải, đậu đỗ thường dùng nhiều và không cân đối phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến đất đai, mơi trường do người dân bón nhiều phân đạm, phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng thuốc chưa đúng theo quy trình hướng dẫn, lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong quá trình sản xuất ở các loại cây trồng cho thấy lượng thuốc bảo vệ thực

vật được sử dụng tương đối nhiều, hầu hết các loại cây trồng đều được phun thuốc bảo vệ thực vật ít nhất 1 lần/vụ.

- Kiểu sử dụng đất Lúa xuân - lúa mùa tập trung chủ yếu ở các vùng thấp, sử dụng đất 2 lúa là tập quán canh tác lâu đời, nơng dân đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, có trình độ thâm canh thuần thục, năng suất ngày càng tăng, cây Lúa được đổi mới cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng, kết hợp bón phân hóa học với phân hữu cơ, phát triển sử dụng phân vi sinh trong nông nghiệp đã có tác dụng cải tạo, bảo vệ đất, hệ thống tưới tiêu được đầu tư rất tốt, không làm ô nhiễm môi trường. Qua điều tra thực tế cho thấy người dân đã tăng sử dụng phân vi sinh kết hợp với việc bón phân hóa học và kiểm sốt việc dùng thuốc bảo vệ thực vật, để tăng độ màu mỡ cho đất đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Các loại hình sử dụng đất có trồng các cây cơng nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương và cây lương thực như hiện nay thì khơng những cho hiệu quả kinh tế cao mà cịn có tác dụng cải tạo đất rất tốt, đây là loại hình sử dụng đất góp phần cải tạo đất, bên cạnh đó việc sử dụng lượng phân bón lớn đặc biệt là phân hữu cơ hoai mục để lại tồn dư nhiều từ vụ này sang vụ khác cũng góp phần tăng độ phì nhiêu cho đất.

Từ các kết quả nghiên cứu, đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất (hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường) tôi đi đến một số nhận xét như sau:

- Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện có sự chênh lệch khá lớn, tuy nhiên một số loại hình sử dụng đất điển hình khơng những cho hiệu quả kinh tế cao mà cịn tạo nhiều việc làm với giá trị ngày cơng lớn, đó là các loại hình sử dụng đất chun màu, các loại hình sử dụng đất 2 lúa – 1 màu

- Loại hình sử dụng đất lúa - màu, chuyên màu cho hiệu quả kinh tế tương đối cao, phù hợp với năng lực sản xuất của nông hộ tại địa phương, vừa tận dụng hết nguồn lực lao động dư thừa ở địa phương, đảm bảo an toàn lương thực và phát triển bền vững. - Việc chuyển đổi từ đất 2 lúa sang 2 lúa + 1 màu hoặc chuyển từ đất 2 vụ màu sang 3 - 4 vụ nâng cao hiệu quả kinh tế (GTSX/ha) đã mang lại kết quả tích cực ở nhiều khu vực trên địa bàn huyện.

- Loại hình sử dụng đất chuyên màu cho hiệu quả kinh tế cao nhưng việc áp dụng loại hình sử dụng đất này không phổ biến, mặt khác thị trường tiêu thụ sản phẩm ở phạm vi hẹp và ít có điều kiện mở rộng thành các vùng chuyên canh lớn do yêu cầu đầu tư lớn cả về vốn lẫn trình độ thâm canh.

- Loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả, đây là loại hình có nhiều tiềm năng có thể đem nhiều triển vọng nhất cho huyện (nhất là đối với cây na, bưởi…). Tuy nhiên cần phải có nhiều chính sách thị trường cho phù hợp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)