Một số nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và đề xuất một số giải pháp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 80 - 85)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Một số nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và đề xuất một số giải pháp

nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho huyện Võ Nhai

3.4.1 Một số nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp cho huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên nông nghiệp cho huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên

Qua q trình điều và tổng hợp các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai như sau:

Bảng 4.13. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

TT Yếu tố Tỷ lệ ảnh hưởng

(%) Ghi chú

1 Nhu cầu sử dụng gia đình và thị trường 45

2 Chính sách hỗ trợ của nhà nước 9

3 Khả năng đầu tư vốn 24

4 Ứng dụng khoa học kỹ thuật 13

5 Chất lượng nguồn nhân lực 9

6 Khác 0

(Nguồn: Điều tra nông hộ, 2020)

Qua bảng trên cho thấy yếu tố thị trường chiếm tỷ lệ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhiều nhất chiếm 45%; yếu tố khả năng đầu tư vốn chiếm 24%; yếu tố ứng dụng khoa học kỹ thuật chiếm 13%; cuối cùng là chất lượng nguồn nhân lực và chính sách hỗ trợ đều chiếm 9%.

3.4.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho huyện Võ Nhai huyện Võ Nhai

Bảng 4.14. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

TT Yếu tố Tỷ lệ ảnh hưởng

(%)

Ghi chú

1 Giải pháp nâng cao chất lượng đất 18

2 Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm 31

3 Giải pháp về vốn đầu tư 19

4 Giải pháp về nguồn nhân lực 13

5 Giải pháp về khuyến nông và khoa học kỹ thuật 11 6

Hồn thiện các chính sách tác động đến hiệu quả

sử dụng đất 8

(Nguồn: Điều tra nông hộ, 2020)

Qua bảng trên cho thấy:

* Giải pháp nâng cao chất lượng đất (chiếm 18%)

- Giải pháp về thủy lợi: Hệ thống thủy lợi tưới, tiêu của huyện Võ Nhai chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ. Nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu được lấy từ suối. Thời gian tới cần nâng cấp, xây mới hệ thống tưới tiêu, đây là giải pháp tích cực để chủ động tiêu nước hoàn toàn trong mùa mưa phục vụ sản xuất nông nghiệp. Khi giải quyết tốt vấn đề thủy lợi thì mức độ thích hợp của nhiều đơn vị đất đai đối với các loại hình sử dụng đất sẽ tăng lên.

- Giải pháp bón phân cải tạo đất: Trong sử dụng đất, vùng đồi núi thường gây ra hiện tượng xói mịn, rửa trơi do độ dốc cao với lượng mưa lớn tập trung, vùng đồng bằng các chất dinh dưỡng trong đất bị nghèo đi do khai thác quá mức làm cho đất đai bị hóa chua, gley hóa, khơng có kết cấu... Những hạn chế đó gây nhiều trở ngại cho việc tổ chức sử dụng đất có hiệu quả trong sản xuất nơng nghiệp. Trong q trình sử dụng đất, việc bón phân hữu cơ cải tạo đất có ý nghĩa rất quan trọng khi đưa diện tích đất chưa sử dụng vào mục đích sản xuất nơng nghiệp và là cơng cụ đắc lực phục vụ cho thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng. Để tăng độ phì và

khử chua cho đất cần khuyến khích người dân bón vơi hợp lý, bón nhiều phân xanh, phân chuồng và hạn chế sử dụng phân hóa học đặc biệt là phân đạm. Thời gian qua, do người nông dân sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân hóa học trong sản xuất nơng nghiệp đặc biệt là phân đạm đã làm cho nguồn nước và đất có nguy cơ bị ơ nhiễm. Vì vậy, để bảo vệ mơi trường đất và nước,xã cần có biện pháp khuyến cáo người dân sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học hợp lý, tăng cường bổ sung phân hữu cơ và phân xanh, áp dụng công nghệ sản xuất sản phẩm sạch nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm đất và nước, hạn chế các ảnh hưởng xấu cho con người và môi trường. Các biện pháp kỹ thuật canh tác cũng có vai trị quan trọng trong việc cải tạo đất. Trong q trình canh tác phải áp dụng các cơng thức luân canh hợp lý đối với từng vùng đất khác nhau như: trên đất dốc nên bố trí các loại cây giữ ẩm và giữ đất tốt, duy trì được lớp phủ thực vật trong mùa mưa; trên đất bằng cần luân canh giữa cây trồng cạn và cây trồng nước, trồng xen các loại cây họ đậu để nâng cao độ màu mỡ cho đất.

* Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm (chiếm 31%)

Khó khăn lớn nhất đặt ra với người dân chính là nơng sản hàng hóa sản xuất ra tiêu thụ ở đâu? Khi mà sản xuất nông nghiệp đang dần chuyển sang sản xuất hàng hóa. Xét trong điều kiện của Võ Nhai, là một xã vùng núi, cơ sở hạ tầng giao thơng cịn khó khăn. Các sản phẩm hàng hóa khó vận chuyển tới thị trường trong tỉnh. Để xây dựng được hệ thống thị trường tiêu thụ ổn định, theo chúng tôi cần phải quy hoạch, hình thành các tổ chức tiêu thụ trong nơng thôn theo nguyên tắc tự nguyện, phát triển các hộ nơng dân làm dịch vụ tiêu thụ hàng hóa nơng sản, tạo ra mơi trường giao lưu hàng hóa thuận lợi tập trung. Có biện pháp khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tý nhân làm chế biến hoặc tiêu thụ mở rộng diện ký kết hợp đồng với hộ nông dân hoặc hợp tác xã nông nghiệp. Trong khi nông dân chưa thể tự trang bị thơng tin thị trường nên trồng cây gì, ni con gì thì vai trò của các doanh nghiệp trong giai đoạn này là rất quan trọng. Chính các doanh nghiệp sẽ giúp cho nông dân biết họ nên sản xuất giống cây, con gì, sản lượng bao nhiêu, chất lượng ra sao để bán ra theo u cầu thị trường. Chính vì vậy,

cần liên kết giữa doanh nghiệp, nơng dân, nhà khoa học và nhà quản lý trong một mơ hình sản xuất. Để liên kết này đạt hiệu quả cao thì cần:

+ Một là, xây dựng mơ hình sản xuất. Mơ hình sản xuất phổ biến hiện nay là hợp tác xã và trang trại. Có hai mơ hình này thì doanh nghiệp mới có thể ký kết các hợp đồng với chủ nhiệm hợp tác xã hoặc chủ trang trại, doanh nghiệp không thể ký hợp đồng với tất cả nơng dân. Sau đó, hợp tác xã sẽ phổ biến sản xuất trực tiếp người dân.

+ Hai là, phải xác định sản phẩm trước khi kí kết hợp đồng, chứ không phải bất kỳ sản phẩm nào cũng ký. Việc xây dựng mối liên kết sẽ định ra được xu hướng phát triển sản xuất, sản xuất theo yêu cầu của thị trường, theo các đơn đặt hàng. Mối liên kết này sẽ tạo ra một thị trường nơng sản hàng hóa ổn định và tránh những rủi ro cho người sản xuất.

* Giải pháp về vốn đầu tư (Chiếm 19%)

Vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, cơng trình thủy lợi cải tạo đất là rất lớn. UBND huyện cần có giải pháp thích hợp để huy động các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước (chương trình 135, chương trình ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế trang trại, chương trình hỗ trợ nơng dân nghèo, chương trình nơng thơn mới...), vốn xã hội hóa, vốn huy động từ mọi thành phần kinh tế, vốn tài trợ của trung ương, tỉnh và các tổ chức nước ngoài.

*Giải pháp về nguồn nhân lực (Chiếm 13%)

Nguồn lực con người ngày càng có vai quan trọng và quyết định trong phát triển kinh tế. Huyện có nguồn lao động dồi dào (tỷ lệ lao động nông nghiệp cao), người nơng dân có truyền thống canh tác lâu đời và thuần thục. Việc đầu tư cho nguồn lực con người sẽ đem lại lợi ích thiết thực trong tương lai của vùng, vì vậy chính quyền cần phải có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ, năng lực cán bộ và nhân dân nhằm đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng hàng hóa.

* Giải pháp về khuyến nơng và khoa học kỹ thuật (Chiếm 11%)

Trong sản xuất nông nghiệp xã cần tập trung áp dụng khoa học kỹ thuật vào một số vấn đề như giống mới, biện pháp canh tác, phân bón, sản xuất sản phẩm

sạch... Tăng cường công tác khuyến nông nhằm chuyển giao các công nghệ sản xuất tiên tiến đến người nơng dân, kết hợp hài hịa giữa nhà khoa học, nhà đầu tư và nhà nông trong sản xuất nơng nghiệp.

* Hồn thiện các chính sách tác động đến hiệu quả sử dụng đất (Chiếm 8%)

Để phát triển nơng nghiệp hàng hóa, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao giá trị thu nhập, vấn đề quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa là nhu cầu bức xúc hiện nay mà huyện cần tiến hành xây dựng. Vùng sản xuất hàng hóa tập trung có thể xây dưới dạng: vùng chuyên canh, vùng đa canh hoặc kết hợp chuyên canh một loại cây trồng chủ lực với đa canh nhiều loại cây trồng khác. Muốn xây dựng vùng sản xuất hàng hóa ổn định cần phải giải quyết đồng bộ các vấn đề: thị trường tiêu thụ, vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật, cơ giới hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất,…là giải pháp cơ bản để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh hàng hóa nơng sản. Từng bước xây dựng thương hiệu cho từng loại sản phẩm. Ngồi ra, cần hồn thiện chính sách đất đai, tổ chức lại việc sử dụng đất của nhân dân. Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp: Hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho nông dân…

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 80 - 85)