Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Võ Nhai

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 52 - 53)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.3.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Võ Nhai

* Thuận lợi: Với sự đoàn kết nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ và nhân dân trong toàn huyện đã giành được nhiều kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, tạo nền tảng để huyện Võ Nhai phát triển mạnh mẽ hơn.

- Kinh tế có bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng kinh tế nơng, lâm nghiệp có chiều hướng giảm, kinh tế cơng nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ có chiều hướng tăng.

- Lợi thế lớn nhất của huyện Võ Nhai là có đường Quốc lộ 1B đi qua huyện, tạo nên sự giao lưu kinh tế đối ngoại, trao đổi hàng hóa và tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế thương mại, các hoạt động kinh doanh và dịch vụ du lịch trên địa bàn.

- Vùng trồng na của huyện ln tăng với diện tích hiện khoảng 400 ha, với năng suất ngày càng được cải thiện, góp phần quan trọng vào việc ổn định nguồn nguyên liệu cho nhà máy đường hoạt động.

- Người dân huyện có truyền thống cần cù lao động, trong cơ chế đổi mới đã thể hiện tính năng động, nhạy bén theo yêu cầu thị trường và trong tiếp thu khoa học - cơng nghiệp mới.

* Khó khăn:

- Là một huyện miền núi, cách thành phố 40 km và đường đi lại khó khăn nên có nhiều hạn chế, thách thức trong việc tiếp cận và giao lưu kinh tế, khoa học - công nghệ, cũng như sự thu hút đầu tư từ bên ngoài.

- Tài nguyên khóang sản khơng đáng kể đã hạn chế đến phát triển công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ. Mặt khác tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và môi trường sinh thái cũng gây trở ngại cho sự phát triển.

- Xuất phát điểm về kinh tế - xã hội của huyện thấp, tốc độ tăng trưởng chậm, kinh tế hàng hóa chưa phát triển, cơ cấu kinh tế của huyện cịn nặng về nơng nghiệp, ở một số vùng sâu vùng xa vẫn còn mang yếu tố tự cung, tự cấp, năng suất và hiệu quả thấp. Sản xuất Nơng-Lâm nghiệp cịn phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện tự nhiên, trình độ thâm canh cịn thấp. Sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp cịn nhỏ bé và công nghiệp thô sơ lạc hậu, khả năng cạnh tranh yếu.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 52 - 53)