Nội dung và phương thức quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở việt nam (Trang 28 - 37)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đạ

1.2.2. Nội dung và phương thức quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty

của các công ty đại chúngtrên thị trường chúng khoán ở Việt Nam

Nội dung quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam bao gồm: Xây dựng cơ chế giám sát; thực hiện việc quản lý, giám sát công bố thông tin và việc xử lý đối với vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin của các CTĐC trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

1.2.2.1. Xây dựng cơ chê giám sát việc công bô thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán

Để có thể xây dựng và vận hành một thị trường chứng khoán, cần có một bộ máy thực hiện công tác quản lý, giám sát các hoạt động trên thị trường chứng khoán, trong đó đặc biệt là vấn đề công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.Hoạt động quản lý thị trường chứng khoán được thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực chứng khoán và tổ chức tự quản. Thông thường cơ quan quản lý nhà nước đối với TTCK là ủy ban chứng khoán quốc gia (UBCKQG). Địa vị pháp lý của UBCKQG ở mồi nước cũng khác nhau: Có khi UBCKQG là cơ quan Bộ trong Chính phủ; Có nước, UBCKQG nằm trong Bộ Tài chính; có nước, UBCKQG là cơ quan trực thuộc Ngân hàng Trung ương. Nhìn chung UBCKQG chỉ thực hiện các chức năng quản lý chung chứ không trực tiếp điều hành và giám sát thị trường. Các cơ quan này có thẩm quyền ban hành các quy định điều chỉnh các hoạt động trên thị trường chứng khoán tạo nên cơ sở cho các tố chức tự quản trực tiếp thực hiện các chức năng điều hành và giám sát thị trường của mình. Các tổ chức tự quản trên thị trường chứng khoán bao gồm Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK) và Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán.Cơ chế quản lýCTĐC tại Việt Nam

đang áp dụng là cơ chế quản lýCTĐC dựa trên việc giám sát hoạt động

CBTT. Hoạt động này bao gồm CBTT về việc trở thành CTĐC /không còn đủ điều kiện CTĐC; giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ CBTT, quản trị công ty; giám sát việc sử dụng vốn huy động từ đợt chào bán chứng khoán; giám sát tình hình tài chính. Đây là cơ chế mà các nước tiên tiến có TTCK phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kong... đều đang áp dụng.

Bên cạnh việc xây dựng bộ máy quản lý nhà nước trên thị trường chứng khoán, việc ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thề về việc thực hiện nghĩa vụ CBTT của CTĐC, ban hành các hành lang pháp lý cho các hoạt động

của CTĐC trên TTCK. tạo các căn cứ đê các CTĐC thực hiện cũng hêt sức quan trọng. Ngay từ ngày đầu hình thành TTCK Việt Nam, cơ quan quản lý TTCK Việt Nam đã quan tâm đến việc xây dựng khung pháp lý nhằm điều chỉnh sự vận hành và phát triển cùa ngành tài chính nói chung và TTCK nói riêng trong đó có quy định về CBTT trên TTCK nhằm minh bạch hóa các thông tin đối với các đối tượng tham gia TTCK.

Hiện nay, việc thực hiệnCBTT của các CTĐC trên TTCK ở Việt Nam được quy định tại các văn bản pháp lý sau:

- Luật Chứng khoán số 70 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán số 62 năm 2010.

- Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021).

- Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 06/6/2021 của Chính phủ hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng.

- Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (có hiệu lực từ ngày

01/01/2021).

- Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán (Thông tư số 155/2015/TT- BTC).

- Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán (thay thế Thông tư số 155/2015/TT-BTC - hiệu lực từ ngày 01/01/2021).

1.2.2.2. Việc thực hiện quản lý, giám sát công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Hoạt động quản lý nhà nước về công bố thông tin của CTĐC chủ yếu tập trung vào việc quản lý, giám sát việc thực hiện công bố thông tin của CTĐC trên

TTCK tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Hoạt động công bô thông tin đảm bảo được tính minh bạch, đầy đủ, kịp thời là nền tảng cho sự phát triến ổn định và bền vững của TTCK.Để thực hiện quản lý nhà nước về công bố thông tin củaCTĐC, cơ quan quản lý thường áp dụng các phương thức giám sát như giám sát từ xa, giám sát tại chồ hoặc kết hợp cả hai phương thức này.

A, Giám sát từ xa

Đe thực hiện giám sát từ xa đối với CTĐC, có thể dựa vào việc giám sát các tài liệu CBTT, các thông tin phản ánh trên phương tiện thông tin đại chúng, các phán ánh của nhà đầu tư, khảo sát,...

Dựa vào việc giám sát này, cơ quan quản lý xem xét tình hình tuân thủ nghĩa vụ CBTT định kỳ và bất thường của CTĐC để xem xét CTĐC có công bố thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời hay không. Việc giám sát tình hình tuân thủ nghĩa vụ CBTT được thực hiện nhằm bảo đảm cổ đông và công chúng có thể dễ dàng tiếp cận và công bằng với các cổ đông. Giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ CBTT định kỳ của CTĐC được thực hiện chù yếu dựa trên việc giám sát tình hình tuân thủ nghĩa vụ CBTT đối với những tài liệu như: Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên và các tài liệu khác theo quy định.Ngoài ra, việc giám sát CBTT bất thường được đánh giá trên việc tuân thủ các nghĩa vụ CBTT về thông tin trong các trường hợp đặc biệt ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của công ty như: Thông tin vốn góp của chủ sở hữu bị giảm từ 10% trở lên hoặc tổng tài sản bị giảm từ 10% trở lên tại báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét; quyết định tăng, giảm vốn điều lệ;... Bên cạnh đó, việc CBTT về sử dụng tiền thu được từ các đợt chào bán cũng là một trong những nội dung giám sát quan trọng của cơ quan quản lý. Việc giám sát việc

sử dụng vôn thu được của cơ quan quản lý sẽ đảm bảo thông tin cho các cô đông về việc sử dụng vốn đúng mục đích mà cổ đông thông qua, tránh các trường hợp nhiều doanh nghiệp dùng sai mục đích số tiền đó mà cổ đông không biết.

B, Giám sát tại chồ

Kiểm tra tại CTĐC là biện pháp quản lý, giám sát việc công bổ thông tin của CTĐChiệu quả và thiết thực. Thông qua hoạt động kiểm tra tại công ty, việc xem xét, đánh giá và làm rõ việc chấp hành, tuân thủ các quy định của CTĐC và các nội dung liên quan khác được trực tiếp và chính xác. Đồng thời, qua đó giúp CTĐC hiểu rõ hơn, nắm bắt tốt hơn các quy định pháp luật để từ đó rút kinh nghiệm đề tuân thủ tốt hơn các quy định.

Cơ quan quản lý thực hiện kiểm tra định kỳ, kiểm tra bất thường, kiểm tra theo chuyên đề, tiếp xúc với CTĐC và tìm hiểu về CTĐC.

Hoạt động kiểm tra định kỳ

Hoạt động kiểm tra định kỳ CTĐC là một công việc cần thiết giúp cho cơ quan quản lý CTĐC nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty, phát hiện sớm những nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra hoặc những sai phạm, thiếu sót đang tồn tại của công ty.Doanh nghiệp dễ bị cuốn theo công việc, hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày dẫn đến việc có thể sơ sót trong việc cập nhật văn băn pháp luật cũng như việc tuân thủ các quy định. Tất cả những sơ sót này theo thời gian sẽ trở nên phức tạp và nghiêm trọng tiềm ẩn nhiều rủi ro đổi với doanh nghiệp và gây thiệt hại đối với cổ đông. Những sai phạm dễ xảy ra đối với các CTĐChiện nay thường là sai phạm về công bố thông tin, quản trị công ty và sai phạm liên quan đến tài chính. Những sai phạm của công ty đại chúng sẽ gây ra thiệt hại cho cổ đông và gây khó khăn cho cơ quan quản lý trong việc quản lý, giám sát công ty. Ví dụ:

- Công ty sai phạm trong việc công bô thông tin do không tìm hiêu các quy định về công bố thông tin đối với CTĐCcó thể gây cho thiệt hại cho cổ đông khi không nắm bắt được thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cùa doanh nghiệp.

- Công ty giấu lồ/lãi gây thiệt hại cho nhà đầu tư về tài chính. Nhiều sai phạm của các CTĐCvề công bố thông tin, quản trị công ty, hạch toán các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính trong thời gian qua được cơ quan quản lý kiểm tra phát hiện kịp thời và đã có các kiến nghị đối với công ty đại chúng đế rút kinh nghiệm và một số trường hợp đã được xử lý thỏa đáng.

Vì vậy, việc kiểm tra định kỳ công ty đại chúng góp phần cảnh báo và tăng cường nhận thức của CTĐC về pháp luật để góp phần hạn chế các vi phạm.

Hoạt động kiềm tra hất thường

Bên cạnh hoạt động kiểm tra định kỳ thì hoạt động kiểm tra bất thường CTĐC là hoạt động quan trọng và có tính tình huống. Thông thường, do có phản ánh/khiếu nại/tố cáo của nhà đầu tư, giá cổ phiếu biến độngtăng/ giảm bất thường hay có tin đồn liên quan đến CTĐC gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường chứng khoán hoặc lợi ích cổ đông thì cơ quan quản lý sẽ xem xét, cân nhắc các biện pháp xem xét, xử lý phù hợp để làm rõ sự việc. Lúc này, việc kiểm tra bất thường CTĐC tại công ty là một lựa chọn tốt. Qua hoạt động kiểm tra bất thường này, cơ quan quản lý trực tiếp tới công ty tìm hiểu về sự việc, trực tiếp tiếp xúc với lãnh đạo công ty và xem xét các nội dung liên quan thông qua văn bàn tài liệu của công ty. Từ đó, cơ quan quản lý có thế làm rõ hơn sự việc và có phương án xử lý phù hợp.

Hoạt động kiểm tra theo chuyên đề

Trong hoạt động kiểm tra CTĐC thì hoạt động kiểm tra theo chuyên đề là hình thức kiểm tra chuyên sâu về một vấn đề trong hoạt động của CTĐC, như: kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản trị công ty, kiểm tra việc sử

dụng vôn thu được từ đợt chào bán chứng khoán.... Chât lượng, hiệu quả kiểm tra theo chuyên đề được quy định bởi nhiều yếu tố, từ việc xác định đúng đắn mục đích, yêu cầu, nội dung, kế hoạch đến phương pháp; từ kết quả cụ thể về những phát hiện và xử lý qua kiểm tra đến tác dụng của kiểm tra đối với việc thực hiện, triển khai nội dung được kiểm tra. Việc kiểm tra theo chuyên đề, góp phàn tăng cường sự giám sát của cơ quan quản lý đối với CTĐC, giúp đánh giá đúng thực chất quá trình tổ chức thực hiện đối với nội dung kiểm tra và đưa ra những giải pháp phù hợp. Thông qua giám sát theo chuyên đề giúp cơ quan quản lý phát hiện các thiếu sót trong việc thực hiện các nội dung được kiểm tra để từ đó đề nghị CTĐC rút kinh nghiệm, khắc phục. Kiểm tra theo chuyên đề góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm, phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm, yếu kém và khắc phục các thiếu sót, hạn chế của CTĐC.

Tiếp xúc và tìm hiểu về công ty đại chúng

Cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát CTĐCcó thế thực hiện tiếp xúc và tìm hiểu về CTĐCthông qua các buổi hội thảo, tọa đàm, hội nghị và một số hình thức khác. Sự phát triển bền vừng của CTĐClà yếu tố quan trọng trong sự phát triển của TTCK. Việc tiếp xúc và tìm hiểu về CTĐCgiúp cơ quan quản lý CTĐChiểu được các tồn tại, khó khăn của công ty để đưa ra các giải pháp vượt khó, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của công ty. Từ đó, tạo điều kiện cho các CTĐCphát triển, góp phần tạo nên sự phát triển ổn định của TTCK.Qua các cuộc tiếp xúc và tìm hiểu về CTĐC, cơ quan quản lý có thể trao đối thẳng thắn, cởi mở, chia sẻ và cùng tập trung tháo gỡ những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc của CTĐC. Đồng thời, cơ quan quản lý có thể trực tiếp tiếp nhận các đề xuất, kiến nghị của các công ty đề có phương án, giải đáp kịp thời và phù họp.

1.2.2.3. Việc xử lý đôi với vi phạm nghĩa vụ công bô thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Cùng với việc giám sát tuân thủ nghĩa vụ công bố thông tin của CTĐC, việc xử lý đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin cúa CTĐC cũng là một trong các nội dung quản lý nhà nước về công bố thông tin của CTĐC. Việc công bố thông tin không đảm bảo yêu cầu chính xác, kịp thời và đầy đủ có tác động không nhỏ đến giá cồ phiếu, đến quyền lợi của cổ đông và nhà đầu tư. Vì vậy, việc xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán chính là góp phàn tạo ra môi trường kinh doanh công bằng, công khai, có hiệu quả và bảo vệ những nhà đầu tư trên thị trường. Đối với hành vi vi phạm về công bố thông tin trong lĩnh vực chứng khoán, các CTĐC phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, nhắc nhờ (được áp dụng đổi với các vi phạm nhỏ, lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ) và phạt tiền theo quy định. Ngoài các hình thức xử phạt chính, các CTĐC còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bố sung như buộc phải cải chính thông tin (đổi với các thông tin công bố không chính xác); nhắc nhở toàn thị trường hay bị hủy niêm yết, hủy đăng ký giao dịch upcom, hạn chế giao dịch trên TTCK,....(áp dụng đối với các CTĐC niêm yết trên 02 SGDCK hoặc đăng ký giao dịch Upcom),... Việc đưa ra các hình thức xử phạt có tác dụng răn đe đối với các CTĐC trên TTCK và buộc các CTĐC khi tham gia vào TTCK phải tuân thủ đúng các quy định pháp luật chứng khoán nói chung và pháp luật về công bố thông tin của CTĐC nói riêng. Đồng thời, cũng giúp cho Nhà nước tạo lập được TTCK minh bạch và phát triển bền vững.

1.2.2.4. Hoạt động kiểm tra, giám sát việc quàn lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán

Hầu hết các nước trên thế giới có TTCK đều thành lập một cơ quan nhà nước đế quản lý, giám sát và điều chinh hoạt động của TTCK. Tùy thuộc vào

quan điêm của từng nước, cơ quan quản lý TTCK sẽ trực thuộc Chính phủ, một Bộ hay độc lập không thuộc Chính phủ. Một số nước có cơ quan quản lý chứng khoán nàm trong Bộ Tài chính như các nước: Malaysia, Bangladesh, Bồ Đào Nha. ủy ban Chứng khoán của các nước này thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Các ủy ban Chứng khoán này chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc xây dựng quy tắc, thực thi các quy định liên quan đến thị trường vốn, đảm bảo tăng trưởng và phát triển thị trường bền vững, được trao các quyền về quản lý, tự chủ hành chính, tài chính và tài sản; quyền điều chỉnh các quy định, giám sát và xử lý vi phạm... Bộ Tài chính được quyền phê duyệt kế hoạch hoạt động, báo cáo hoạt động, bồ nhiệm các thành viên của úy ban Chúng khoán, ủy ban Chúng khoán phải thực hiện báo

cáo các hoạt động và kết quả hoạt động với Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Bên cạnh mô hình trực thuộc Bộ Tài chính, nhiều quốc gia theo mô hình UBCK độc lập, trực thuộc Chính phủ. Điển hình nhất cho mô hình trực

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở việt nam (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)