Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công bố thông tin của các

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở việt nam (Trang 37)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đạ

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công bố thông tin của các

thông tin của các công ty đại chúng

1.2.3.1. Các nhân tố khách quan: - Sự hội nhập kinh tế:

Với sự hội nhập kinh tế mạnh mẽ cùng với việc tham gia vào các tổ chức thế giới cũng như ký kết các hiệp định, kinh tế Việt Nam phải tuân thủ các quy định cùa các tổ chức, các hiệp định, các thông lệ quốc tế. Cùng với đó là các nguồn đầu tư từ khối ngoại cũng đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam càng ngày càng nhiều. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, thông tin công bố của các CTĐC trên thị trường là cực kỳ quan trọng, là yếu tố tiên quyết trong quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài bởi thông tin có minh bạch thì TTCK mới đảm bảo được sự phát triển bền vững. Do đó, việc quản lý nhà nước về CBTT của các CTĐC cũng phải có sự thay đổi cho phù

hợp với các quy định chung của cả thê giới cũng như tạo niêm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.

- Sự phát triển kinh tế, xã hội:

Khi kinh tế - xã hội phát triển, TTCK cũng phát triển theo với yêu cầu cao hon và khắt khe hơn. Để đảm bảo là một kênh huy động vốn an toàn phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế, TTCK cũng phải có những sự thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước phải nghiên cửu và sử dụng các công cụ quản lý nhà nước để điều tiết, quản lý TTCK phát triển phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó phải đặc biệt chú trọng đến việc công bổ thông tin của các CTĐC trên thị trường. Neu việc quản lý về công bố thông tin của các CTĐC không được sát sao dễ dẫn đến việc thiếu minh bạch của doanh nghiệp, từ đó đánh mất niềm tin của nhà đầu tư làm TTCK mất đi vị thế là kênh huy động vốn trung và dài hạn của nền kinh tế.

- Hệ thống pháp luật:

Ngay từ ngày đầu hình thành TTCK Việt Nam, cơ quan quản lý TTCK Việt Nam đã quan tâm đến việc xây dựng khung pháp lý nhằm điều chỉnh sự vận hành và phát triển của ngành tài chính nói chung và TTCK nói riêng nhằm minh bạch hóa các thông tin đổi với các đối tượng tham gia TTCK. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của CTĐCđược xây dựng dựa trên nền tảng của sự phát triển TTCK theo từng giai đoạn phát triển khác nhau giúp tăng cường tính công khai, minh bạch của thị trường, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Các quy định này đã tác động mạnh mẽ đến việc thực thi nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định cùa pháp luật, nâng cao nhận thức của các chủ thế tham gia thị trường về nghĩa vụ cung cấp và được biết thông tin, đồng thời cũng góp phần vào việc phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về công bố thông tin, thiết lập trật tự

thị trường, bảo đàm thị trường phát triên minh bạch và bên vừng. Với hệ thống pháp luật đầy đù, việc thực hiện quàn lý nhà nước về công bố thông tin của CTĐC trên TTCK sẽ dễ dàng hơn đối với cơ quan quản lý vì khi đó tất cả các nghía vụ công bố thông tin của CTĐC và các quy định về xử phạt vi phạm đều có trong hệ thống pháp luật. Còn khi hệ thống pháp luật không quy định đầy đủ và cụ thể, các thông tin mà theo đánh giá của cơ quan quản lý là sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thị trường sẽ không được các CTĐC công bố thông tin vì thông tin đó không có trong quy định của pháp luật. Điều này sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý của nhà nước.

Các văn bản pháp lý hiện nay đã phần nào đảm bảo được tính minh bạch, công khai, công bằng của thị trường. Như việc quy định cụ thể về vấn đề công bố thông tin trong Thông tư 155/2015/TT-BTC, các công ty đại chúng quy mô lớn cũng phải thực hiện công bố thông tin như đối với các công ty niêm yết (ngoại trừ việc công bố thông tin về Báo cáo tình hình quản trị công ty), các phương tiện công bố thông tin, công bố thông tin về giao dịch của cổ đông lớn, cổ đông nội bộ. Hay Nghị định số 71/2017/NĐ-CP đã có những quy định cụ thể và chi tiết về vấn đề quản trị công ty nhằm đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của ban điều hành công ty cũng như của các cố đông.

Tuy nhiên, với xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới cùng với sự phát triển không ngừng của TTCK, vấn đề hoàn thiện khung pháp lý cho TTCK cần được chú trọng. Bởi khi thị trường xuất hiện những yêu cầu mới, cần có khung pháp lý đế quy định cho phù hợp đảm bảo cho hoạt động thị trường được ổn định. Hay khi hội nhập cùng các nền kinh tế trên thế giới, hệ thống pháp luật của nước ta cũng phải phù hợp theo thông lệ quốc tế, đề đảm bảo khi các CTĐCtiến ra thị trường nước ngoài không gặp phải vấn đề khó khăn trong hệ thống pháp luật.

1.2.3.2. Nhân tô chủ quan

- Công tác tuyên truyền, phố biến chính sách pháp luật về công bố thông tin

Khi đã xây dựng được khung pháp lý quy định việc công bố thông tin của các CTĐC, việc phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật đó đến các thành viên trên thị trường chứng khoán là điều hết sức cần thiết. Vì dù có khung pháp lý chặt chẽ đến đâu mà các CTĐC không thực hiện thì cũng không mang lại hiệu quả cho thị trường. Có rất nhiều các doanh nghiệp ở vùng sâu vùng xa hay không hiểu rõ các quy định pháp luật về việc công bố thông tin dẫn đến việc công bố thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của thị trường. Vì vậy, để công tác quản lý về công bố thông tin của các CTĐC đạt hiệu quả cao, cơ quan quản lý nhà nước phải chú trọng đến công tác phổ biến, tuyên truyền các chính sách pháp luật cho các CTĐC.

- Các công ty đại chúng

Theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành, các công ty cổ phần khi trở thành CTĐCphải thực hiện công bố thông tin. Những năm gần đây, các CTĐC đã nâng cao việc thực hiện công bố thông tin theo quy định. Tuy nhiên, quá trình thực hiện công bố thông tin của các CTĐCvẫn chưa thực hiện tốt, nhiều công ty vẫn còn công bố chậm thông tin, công bố thông tin chưa chính xác, không công bố thông tin đầy đủ theo yêu cầu.

Trên TTCK thường xảy ra sự mâu thuẫn giữa quyền lợi của người đầu tư và mức độ công bố thông tin của CTĐC. Các CTĐCvì ngại sự cạnh tranh của các đối thủ nên thường miễn cưỡng công khai các thông tin về sản xuất, kinh doanh và các dự án đầu tư phát triển trong khi đó cơ quan quản lý cũng như các người đầu tư muốn có đầy đủ thông tin. Bên cạnh đó, do sợ thông tin ảnh hưởng đến giá chứng khoán nên hầu hết các CTĐCniêm yết chỉ công bố

những thông tin tôt và có lợi còn các thông tin bât lợi cho công ty thì rât ít công bố ra thị trường. Những thiếu sót này trong thời gian vừa qua tập trung nhiều nhất vào công bố thông tin định kỳ và bất thường.

Bên cạnh đó, thống kê cho thấy nhiều CTĐCchưa lập trang thông tin điện tử công bố thông tin và nhiều CTĐCtuy đã lập trang thông tin điện tử công bố thông tin nhung các nội dung thông tin công bố còn sơ sài và chưa cập nhật đầy đủ các thông tin phải công bố theo luật định.

Việc CBTT đầy đủ, chính xác và kịp thời có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các cổ đông, các nhà đầu tư tiềm năng, các cơ quan quản lý và các bên có quyền lợi liên quan khác. Việc tiếp cận các thông tin trọng yếu giúp các cổ đông bảo vệ quyền lợi của mình và giúp các đối tượng tham gia thị trường cải thiện khả năng đưa ra những quyết định kinh tế hợp lý hơn. Việc công bố thông tin cho phép đánh giá và giám sát các hoạt động của Ban Giám đốc điều hành, đồng thời buộc Ban giám đốc phải có trách nhiệm giải trình trước công ty và các cổ đông. Việc công bổ thông tin sẽ đem lại lợi ích cho công ty vì điều đó cho phép công ty thể hiện trách nhiệm giải trình của mình trước các cồ đông, hành động một cách minh bạch đối với các thị trường và duy trì niềm tin của công chúng. Một cơ chế công bố thông tin hiệu quả cũng sẽ góp phần giảm thiểu chi phí vốn. Cuối cùng, việc công bố thông tin sẽ giúp các chủ nợ, nhà cung cấp, khách hàng và người lao động đánh giá vị trí của mình, thích ứng với những thay đổi và định hình các mối quan hệ của họ với công

ty-

Do đó, cần phải nâng cao nhận thức của các CTĐCtrong vấn đề công bố thông tin với thị trường, trong vấn đề quản trị công ty để đảm bảo được lòng tin của các nhà đầu tư, cũng như đăm bảo được một thị trường phát triển ổn định, vững mạnh.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quăn lý

Đê thực hiện được việc giám sát công ty đại chúng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ quản lý giữ vai trò quan trọng. Khi CTĐC thực hiện công bố thông tin, cán bộ quản lý phải nắm được các quy định trong các văn bản pháp luật. Từ đó, cán bộ quản lý có thể biết được thông tin công ty công bố có đầy đủ, đúng quy định hay không. Nếu CTĐCchưa tuân thủ nghĩa vụ, phải yêu cầu CTĐC thực hiện công bố thông tin đày đủ cho thị trường.

Đặc biệt, đối với các vấn đề trong báo tài chính, có những thông tin tài chính có ảnh hưởng đặc biệt lớn đến thị trường. Tuy nhiên, CTĐC lại không công bố hoặc làm sai lệch thông tin. Đối với những trường hợp như vậy, vai trò của các cán bộ quản lý trong việc phát hiện ra các sai sót, đưa ra các cảnh báo với thị trường là hết sức quan trọng.

Thông qua công tác giám sát, cán bộ quản lý cũng giúp cho CTĐCcập nhật được các văn bản pháp lý, hướng dẫn các công ty đại chúng thực hiện

nghĩa vụ của CTĐCđầy đủ và hiệu quả nhất.

Cán bộ quản lý là nhân tố giúp đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả, ổn định, đúng pháp luật, cung cấp thông tin cho nhà đầu tư trên thị trường trong những trường hợp CTĐCkhông công bố đầy đủ theo quy định.

Với vai trò quan trọng như vậy, các cán bộ quản lý phải luôn trau dồi kiến thức không chỉ về pháp luật liên quan đến chứng khoán mà còn về các lĩnh vực khác như kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin,... Chỉ khi cỏ trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, cán bộ quản lý mới thực sự phát huy được hết vai trò của mình trong việc thực hiện giám sát hoạt động trên TTCK.

- Công nghệ thông tin

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào TTCK là điều tất yếu. Trong bất kỳ quy trình nghiệp vụ nào, người ta cũng thấy sự hiện diện cùa vai trò quan trọng của công nghệ thông tin. Có thể nói, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin sẽ quyết định đến chất lượng hoạt động của thị trường; đảm

bảo tính chât công băng, minh bạch của thị trường. Thông qua các hệ thông công bố thông tin điện tử, các CTĐCcó thể công bố thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời. Ngoài ra, các nhà đầu tư và cơ quan quản lý cũng có thể tiếp cận với thông tin về công ty nhanh và hiệu quả. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc phân tích tình hình tài chính của công ty cũng đảm bảo sự nhanh chóng, chính xác, tiện lợi. Với ứng dụng công nghệ thông tin trong TTCK, dù ở bất cứ đâu, các cổ đông đều nắm được tình hình hoạt động của công ty, hiệu quả của đồng vốn đầu tư của mình.

Bên cạnh trang thông tin điện tử của công ty đại chúng, TTCK cũng cung cấp các hệ thống công bố thông tin của UBCKNN và hai SGDCK. Với các kênh thông tin này, các chủ thể trong thị trường có thêm nhiều kênh để tìm kiếm thông tin về các CTĐC.

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, hiện đại hóa công nghệ thông tin và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những

công việc được ưu tiên hàng đầu hiện nay.

1.2.4. Tiêu chỉ đánh giá việc quản lý nhà nước về công bo thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán

1.2.4.1. Tiêu chí đánh giá theo nội dung

Các tiêu chí đánh giá việc quản lý nhà nước về CBTT của các CTĐC trên TTCK bao gồm:

Thứ nhất,tiêu chí đánh giá việc xây dựng và thực hiện thể chế. Tiêu chí này bao gồm việc ban hành văn bản pháp luật đúng thẩm quyền, đầy đủ, đồng bộ, kịp thời đế tạo điều kiện pháp lý cho hoạt động quàn lý nhà nước; việc công khai về các văn bẳn pháp luật, các quy trình, quy chế làm việc cho hoạt động CBTT của các CTĐC để các thành viên thị trường đều tiếp cận được.

Thứ hai,tiêu chí đánh giá về hiệu quả quản lý nhà nước về CBTT cùa các CTĐC trên TTCK. Điều này thể hiện thông qua việc chấp hành các quy

định pháp luật của các CTĐC trong việc CBTT; hoạt động thanh tra, kiêm tra, điều tiết của cơ quan quản lý trong việc giám sát CBTT của các CTĐC trên TTCK; việc hồ trợ CTĐC trong việc CBTT; ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quăn lý nhà nước về CBTT của các CTĐC; chất lượng của đội ngũ cán bộ thực hiện việc giám sát CBTT cùa các CTĐC.

1.2.4.2. Tiêu chí đánh giá theo một số chỉ số trên thị trường chứng khoán về việc công bố thông tin của các công ty đại chúng

Minh bạch và CBTT có vai trò hết sức quan trọng đối với các tố chức và cá nhân khi tham gia thị trường chứng khoán. Việc CBTT đầy đủ và kịp thời sẽ làm gia tăng tính minh bạch và ánh hưởng rất lớn đến hành vi của các nhà đầu tư.Tiêu chí đánh giá minh bạch thông tin bao gồrmtiếp cận, tính toàn diện, tính liên quan, chất lượng và sự đáng tin cậy, cụ thể:

- Tính tiếp cận: thông tin phải sẵn có để cung cấp cho tất cả những người có quan tâm và phải được tiếp cận dễ dàng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Thông tin cần được tiếp cận một cách công bằng với tất cả mọi người. Việc trì hoãn hay giới hạn việc tiếp cận thông tin đều ảnh hưởng xấu đến minh bạch, đến việc diễn giải và sử dụng thông tin của một cá nhân. Điều này thường đem lại lợi ích cho một số người khi người có thông tin muốn trục lợi bằng cách bán thông tin cho người muốn tiếp cận thông tin.

-Tính toàn diện: thông tin phải được cung cấp đầy đú, hoàn chỉnh. - Tính liên quan: thông tin phải đảm bảo tính liên quan. Chắc chắn đây là một việc khó khăn. Thứ nhất, bời vì thông tin mang tính chủ quan; người gửi tiền cần thông tin để đảm bảo tiền gửi cùa họ là an toàn; nhà đầu tư cần thông tin về khoản nợ và rủi ro; và công chúng cần biết về tình hình kinh tế hiện tại, chính sách tiền tệ của quốc gia... Thứ hai, sự phát triền nhanh chóng của công nghệ thông tin dẫn đến sự tràn ngập thông tin, lại dẫn đến một nghịch lý là

chính sự quá tải thông tin có nguy cơ làm loãng đi tính liên quan của thông tin.

- Chất lượng và sự đáng tin cậy: thông tin phải có chất lượng và đáng tin cậy, kịp thời, đầy đủ, không thiên vị, nhất quán và được trình bày trong

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)