Tương tự như Singapore, Hongkong cũng có định nghĩa về CTĐC nhưng loại hình công ty này cũng được quản lý theo Pháp lệnh Công ty Hongkong và không có cơ chế quản lý riêng rẽ nào khác. Tại Hongkong hiện nay có 1,36 triệu công ty tuy nhiên chỉ có 688 CTĐC (số liệu tháng 5/2017). Theo Mục 12 của Pháp lệnh Công ty, công ty được gọi là công ty đại chúng nếu không phải là công ty tư nhân (theo định nghĩa tại Mục 11 Pháp lệnh Công ty) và không phải là công ty trách nhiệm hữu hạn (theo định nghĩa tại Mục 9 Pháp lệnh Công ty). Một công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đối thành CTĐC (mà không cần phải được cấp giấy chứng nhận của cơ quan quản lý) bằng cách sửa đổi Điều lệ Công ty, nộp bản Thông báo thay đổi Điều khoản của công ty và Thông báo thay đối trạng thái Công ty tới Phòng Đăng ký Công ty. Phòng Đăng ký Công ty là cơ quan thuộc Chính phủ, trực thuộc Cục Ngân khố và Dịch vụ tài chính (Financial Services and the Treasury Bureau) và cơ quan này độc lập với ủy ban Chứng khoán và Họp đồng tương lai Hongkong (Securities and Future Commissions - SFC).
Theo hệ thống Thông Luật (Common Law) của Hongkong, CTĐC không bị giới hạn bởi một số điều kiện nhất định về hoạt động như công ty tư nhân. Đặc điểm của CTĐC là cổ phiếu của các công ty này có thể giao dịch công khai tại Sở Giao dịch chứng khoán Hongkong (SEHK) và không có quy định về số lượng cổ đông tối đa theo luật. CTĐC không có yêu cầu về sổ vốn điều lệ tối thiểu mà chỉ có quy định công ty đại chúng phải có số cổ đông ít nhất là 50 người (tương tự Singapore). Kể từ khi được thành lập, công ty đại
chúng phải tô chức cuộc họp ĐHĐCĐ đâu tiên trong vòng 18 tháng, sau đó, ĐHĐCĐ thường niên sẽ được tổ chức không muộn hơn 15 tháng sau ĐHĐCĐ
gần nhất.
CTĐC ớ Hongkong thường có quy mô và số lượng cổ đông lớn, vì vậy Pháp lệnh Công ty Hongkong đặt ra những yêu cầu chặt chẽ hơn đối với CTĐC, ví dụ, phải công khai tình trạng hoạt động của công ty, công bố báo cáo tài chính và báo cáo kết quà kinh doanh tới nhà đầu tư và công chúng. CTĐC ớ Hongkong hoạt động theo nguyên tắc và mục đích đế bão vệ quyền lợi của nhà đầu tư và bên thứ 3 giao dịch với công ty. Một CTĐC không đồng nghĩa là công ty niêm yết. CTĐC nếu đáp ứng một số yêu cầu nhất định có thể đăng ký niêm yết cổ phiếu trên SEHK để giao dịch.
Mặc dù CTĐC được quản lý theo Pháp lệnh Công ty và không có cơ chế quản lý riêng rẽ nào khác. Tuy nhiên, cũng có một số quy định riêng đối với CTĐC.
Nghĩa vụ háo cáo:
CTĐC có nghĩa vụ tuân thủ các quy định tại Pháp lệnh Công ty (Chương 622 theo Luật Hongkong). Các nghĩa vụ công bố thông tin về tình hình tài chính của CTĐC được quản lý và giám sát theo bộ tiêu chuẩn báo cáo tài chính cùa Hongkong - HKFRSs. Những nghĩa vụ này bao gồm công bố thông tin và báo cáo kịp thời về tình hình biến động của công ty, nhân viên hay cổ đông đến Phòng Đăng ký Công ty để công chúng có thể cập nhật
những thông tin mới nhất về công ty được quản lý bời Phòng Đăng ký Công ty. Trong các báo cáo công bố thông tin, Báo cáo thường niên (Annual Return) là tài liệu quan trọng nhất. CTĐC, dù có niêm yết trên sàn giao dịch hay không, đều phải nộp báo cáo thường niên cùng với các tài liệu báo cáo khác trong một năm tài chính. Tài liệu báo cáo bao gồm (a) báo cáo tài chính
cho năm tài chính; (b) báo cáo của ban giám đôc trong năm tài chính; và (c) báo cáo của công ty kiểm toán với những báo cáo tài chính của CTĐC.
CTĐC phải nộp kết quả kinh doanh hàng năm tới Phòng Đãng ký Công ty trong vòng 42 ngày kể từ khi kết thúc ĐHĐCĐ thường niên và phải công bố những thông tin này tới công chúng (theo Mục 662 của Pháp lệnh Công ty). Trong trường hợp CTĐC không nộp báo cáo đúng hạn, công ty sẽ phải nộp một khoản phí tới Phòng Đăng ký Công ty hoặc có thể sẽ bị khởi tố cho việc nộp muộn hoặc không nộp Báo cáo thường niên. SFC kết hợp với SEHK chỉ chịu trách nhiệm giám sát các công ty niêm yết, bao gồm giám sát cả các thông tin tài chính được công bố.
Giám sát Báo cáo thường niên và các tài liệu báo cáo:
Các tài liệu do CTĐC nộp sẽ được thực hiện kiểm tra theo quy trình đã được thiết lập. Theo Mục 62 của Pháp lệnh Công ty, Phòng Đăng ký Công ty không có nghĩa vụ xác minh tính trung thực của các thông tin trong tài liệu công ty cung cấp. Mục 895 của Pháp lệnh Công ty quy định rằng công ty sẽ bị kết tội nếu chủ ý hoặc thiếu thận trọng khi cung cấp các thông tin không chính xác, giả mạo hoặc lừa đào trong bất kỳ tài liệu nào.
Theo mục 407 của Pháp lệnh Công ty, nếu kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với các vấn đề trọng yếu trong báo cáo tài chính của công ty, hoặc kiểm toán không thể thu thập tất cả các thông tin cần thiết cho mục đích kiểm toán thì phải nêu rõ trong báo cáo kiểm toán. Công ty kiểm toán nếu chủ ý hoặc thiếu thận trọng khi không cung cấp những thông tin này trong báo cáo kiếm toán sẽ bị xử phạt theo quy định.
Công bo thông tin:
CTĐC có nghĩa vụ chuẩn bị báo cáo toàn diện và đầy đủ của ban giám đốc, bao gồm báo cáo đánh giá kinh doanh và phân tích về viễn cảnh kinh tế trong tương lai. Những báo cáo này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho
cổ đông. Cụ thể, yêu cầu về việc phải đề cập những thông tin liên quan đến vấn đề môi trường và nhân sự đã có hiệu quả đáng kế trong việc giúp công ty bắt kịp xu hướng quốc tế và nâng cao các nghĩa vụ đối với xã hội của doanh nghiệp. Những yêu cầu này được đề cập ở Mục 388 và Phụ lục 5 của Pháp lệnh Công ty.
Báo cáo đánh giá kinh doanh phải có sự xem xét hợp lý về tình trạng kinh doanh của công ty, mô tả những rủi ro chủ yếu và sự bất ổn mà công ty có thề gặp phải; đặc biệt là những sự kiện quan trọng ảnh hưởng tới công ty xảy ra từ khi kết thúc năm tài chính; và mô tả về khả năng phát triến kinh doanh của công ty trong tương lai.
Tại Hongkong, tất cả thông tin về CTĐC đều được công bố rộng rãi tới công chúng. Nhà đầu tư có thế truy cập vào website của Phòng Đăng ký Công ty (Companies Registry's 24x7 Cyber Search Centre (www.icris.cr.gov.hk)) để truy cập thông tin về tất cả CTĐC.