Một số giải pháp với ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở việt nam (Trang 114 - 122)

CHƯƠNG 2 :QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cửu

9 r

4.2.2. Một số giải pháp với ủy ban Chứng khoán Nhà nước

4.2.2.1.Xây dựng và ban hành bộ tiêu chí đánh giá về công bố thông tin cùa các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Cơ quan quản lý nhà nước cần ban hành bộ chỉ tiêu đánh giá việc CBTT của các CTĐC để có cơ sở cho việc giám sát tình hình tuân thủ nghĩa vụ CBTT. Bộ tiêu chí có thể bao gồm như sau:

+ Nhóm các tiêu chí chung về CTĐC như tên, địa chỉ, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giám đốc, kế toán trưởng, số điện thoại...

+ Nhóm các chỉ tiêu về tình hình tài chính như quy mô vốn đầu tư của chù sở hữu, doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, tỷ lệ chi trả cổ tức, lợi nhuận trên mồi cổ phiếu, chỉ số tài chính ROA, ROE, chỉ số đòn bấy tài chính,đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh.

+ Nhóm các chỉ tiêu về tính tuân thủ quy định CBTT của công ty: CBTT định kỳ, bất thường, công bố theo yêu cầu, nhằm cung cấp cãn cứ đánh giá và đưa ra biện pháp thích hợp xử lý vi phạm CBTT và tăng cường tính minh bạch cho thị trường chứng khoán.

+ Nhóm các chỉ tiêu về đánh giá tình hình thực hiện quản trị công ty như bộ máy quản lý, năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý, ban kiểm soát, tình hình thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với cổ đông và người liên quan, số lượng và cơ cấu cổ đông.

+ Nhóm các chỉ tiêu về phân loại rủi ro theo quy mô, rủi ro về quản trị công ty, rủi ro về tài chính...

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nên thực hiện một chương trình rà soát lựa chọn chuyên sâu đế đánh giá tính toàn vẹn, chính xác và chất lượng của CBTT. Mục tiêu của chương trình rà soát chuyên sâu là nhằm cải thiện tính

đầy đủ, chất lượng và tính kịp thời của các thông tin công bố của các CTĐC. Rõ ràng cần có một chương trình giám sát vượt lên trên việc kiếm tra các yêu cầu cơ bản như liệu có đủ các nội dung CBTT tối thiểu hay không, và hồ sơ có nộp đúng hạn hay không. Một chương trình rà soát nội dung sẽ giúp các CTĐC về việc tuân thủ các nghĩa vụ CBTT. Trong chương trình rà soát chọn lọc, một danh sách các công ty được lựa chọn mỗi năm để thực hiện việc rà soát chuyên sâu đối với các CBTT các công ty thực hiện trong 12 tháng trước đó. Nhiều công ty nên được rà soát hàng tháng để đảm bảo chương trình được duy trì. Cần tăng cường kiếm tra, giám sát về tính minh bạch các thông tin trong báo cáo tài chính, các vấn đề về sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành, CBTT và quản trị công ty. Đẩy mạnh việc kiểm tra chất lượng báo cáo tài chính và hoạt động kiểm toán của các tổ chức kiểm toán được chấp thuận cho các đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán, kiểm toán viên; phối hợp chặt chẽ với Hội Kiểm toán viên hành nghề trong đào tạo, đánh giá chất lượng báo cáo tài chính.

4.2.2.2.

Hoàn thiện về ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý

nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Hiện nay, UBCKNN đang triển khai hệ thống công bố thông tin (IDS Pro) và đã được hơn 85% các CTĐC đăng ký sử dụng để CBTT. Tuy nhiên, hệ thống IDS Provận hành chưa được trơn tru và thuận tiện, chưa đáp ứng được nhu cầu tổng hợp dữ liệu của đội ngũ cán bộ quản lý. Vì vậy, những vấn đề về nêu trên cần sớm phải khắc phục, bổ sung để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc công tác quản lý, giám sát của cán bộ quàn lý.

Mặt khác, UBCKNN cũng phải xây dựng hệ thống hạ tầng viễn thông phần cứng đủ mạnh để vận hành ứng dụng công nghệ thông tin bằng các giải pháp như: đẩy mạnh công tác thuê mua dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ

quan nhà nước theo Quyêt định 80/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hoặc chủ động xây dựng mua sắm các phần cứng hiện đại của các hãng viễn thông (VNPT, VIETTEL...), công nghệ tiên tiến (IBM, HP, ORACLE...).

Bên cạnh đó, cần có sự kết nối giữa hệ thống CBTT giữa UBCKNN và SGDCK để CTĐC chỉ cần CBTT trên một trong hai hệ thống của UBCKNN hoặc SGDCK thì cả UBCKNN và SGDCK đều có thể tiếp nhận được thông tin công bố từ công ty. Điều này giúp giảm thủ tục hành chính cho công ty đại chúng cũng như tạo điều kiện quản lý, giám sát thuận tiện hơn cho UBCKNN.

4.2.2.3.

Tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện quàn lý nhà

nước về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán

Để quản lý, giám sát một cách hiệu quả, con người là yếu tố đầu tiên và trên hết. Do đó, UBCKNN cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ cho chuyên viên quản lý thông qua đào tạo tại chồ (qua công việc thực tiễn, qua công tác luân chuyển vị trí việc làm), qua đào tạo tại các thị trường phát triển hơn. cần tổ chức các khóa học với các chuyên gia trong và ngoài nước, không chỉ trong lĩnh vực chứng khoán mà cả các lĩnh vực khác như kế toán kiểm toán, ngoại ngữ,... để nắm bắt được các kiến thức cần thiết phục vụ cho công tác quản lý. Cùng với đó, việc học hởi kinh nghiệm tại các thị trường chứng khoán có kinh nghiệm lâu năm thông qua các khóa học dài hạn và ngắn hạn tại nước ngoài sẽ giúp cơ quan quản lý tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức, từ đó, tiếp thu được các kinh nghiệm, tiến bộ của công tác quản lý ở các thị trường phát triển.

Cùng với việc tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý, giám sát về CBTT của CTĐC trên TTCK, các cán bộ quản lý cũng cần được nâng cao trong việc sử dụng các phần mềm giám sát đề thực hiện các công tác về phân tích, tổng hợp và báo cáo về việc thực hiện CBTT của CTĐC.

Bên cạnh đó, TTCK càng phát triên thì phạm vi, đôi tượng của hoạt động quản lý, giám sát trong lĩnh vực chứng khoán ngày càng mở rộng. Vì thế, cần tăng cường đội ngũ cán bộ thực hiện việc quản lý nhà nước về CBTT của CTĐC để đáp ứng được nhu cầu công tác quản lý nhà nước. Vì vậy, song song với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cần bổ sung thêm số lượng cán bộ đế thực hiện tốt được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Ngoài ra, sự tâm huyết, nhiệt tình trong công việc của đội ngũ cán bộ là điều quan trọng nhất. Sự yêu nghề và tận tâm với công việc sẽ giúp chuyên viên giám sát chuyên tâm với công việc. Vì vậy, cần tạo môi trường làm việc thuận lợi cho các cán bộ đe họ chuyên tâm trong công tác quản lý và tự ý thức để nâng cao trình độ của mình.

KÉT LUẬN

Việc quản lý nhà nước về công bố thông tin cùa các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán đóng vai trò đặc biệtquan trọng trong sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhờ sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là úy ban Chứng khoán Nhà nước, thông tin trên thị trường đã có sự minh bạch, thu hút được nguồn vốn trong và ngoài nước để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước về việc công bố thông tin của các công ty đại chúng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế.

Trên cơ sở lý luận chung về quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán, luận văn đã phân tích làm rõ sự cần thiết phải có sự quản lý của cơ quan nhà nước về việc công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán, các khái niệm liên quan, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng,...

Dựa trên cơ sở lý luận và sổ liệu thu thập được, luận văn đã nghiên cửu thực trạng quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 thông qua việc phân tích về cơ chế giám sát; hoạt động quản lý, giám sát về công bố thông tin của các công ty đại chúng và xử lý đối với vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra những mặt đã đạt được như bộ máy quản lý dần được chuyên môn hóa và hoàn thiện; khung khổ pháp lý ngày càng được hoàn thiện với sự phát triến của thị trường; công tác tuyên truyền, đào tạo ngày càng được đẩy mạnh; ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giám sát công bố thông tin của công ty đại chúng. Bên cạnh những mặt đạt được, vẫn còn tồn tại các hạn chế như: việc thực hiện công bố thông tin của công ty đại chúng chưa đáp ứng thị trường, chưa đảm bảo cho ủy ban

Chứng khoán Nhà nước đủ thâm quyên đê xử lý các vân đê phát sinh,... Từ những hạn chế, luận văn cũng đưa ra các nguyên nhân, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước trong việc công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam trong thời gian tới. Một số giải pháp được đưa ra là: hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tể và sự phát triển của thị trường; ban hành bộ chỉ số đánh giá việc công bố thông tin của các công ty đại chúng; tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm công bố thông tin; tăng cường đội ngũ cán bộ;... Với những giải pháp nêu trên, tác giả mong muốn việc quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán sẽ đạt được kết quả tốt hơn nhằm tạo động lực cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành kênh huy động vốn trong và ngoài nước quan trọng và hiệu quả cho nền kinh tế trong giai đoạn tới.

TÀI LIỆU THAM KHÁO

1. Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 thông qua ngày

26/11/2019.

2. Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11.

3. Chính phủ (2012), Nghị định số 5 8/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.

4. Chính phủ (2013), Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày

23/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chửng khoán và thị trường chứng khoán.

5. Chính phủ (2017). Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày

06/06/2017 hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng.

6. Bộ Tài chính (2020), Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày

16/11/2020 hướng dần công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

7. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày

06/10/2015 hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

8. Bộ Tài chính (2016), Quyết định số 538/QĐ-BTC ngày

22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ và Văn phòng thuộc ủy ban Chứng

khoán Nhà nước

9. Chuẩn mực kế toán và báo cáo tài chính quốc tế (IAS - IFRS)

10. ủy ban Chúng khoán Nhà nước (2012), Quyết định số 515/QĐ-

UBCK ngày 25/6/2012 ban hành quy trình thực hiện công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử UBCKNN và báo cáo UBCKNN cho các đối tượng tham gia thị trường chửng khoán.

11. Uy ban Chứng khoán Nhà nước (2014), Quyêt định sô 578/QĐ- UBCK ngày 04/8/2014 quy chế hướng dẫn công ty đại chúng sử dụng Hệ thống công bố thông tin của UBCKNN.

12. ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2017-2019), Báo cáo thường

niên.

13. Tiến sỹ Đào Lê Minh (2009), Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

14. Phạm Thị Hằng Nga (2014), Công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội.

15. Lê Thị Thu Hằng (2016), Xây dựng cơ chế quản lý nhà nước đối với chào bán cổ phiếu ra công chúng dựa trên công bố thông tin đầy đủ, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ.

16. Tôn Tích Quý (2005), Nâng cao tính minh bạch của công ty đại chúng chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Đe tài nghiên cứu khoa học.

17. Lê Thị Hòa (2009), Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học.

18. Tạ Thanh Bình (2011), Hoàn thiện hệ thống công bố thông tin của công ty đại chúng, Đe tài nghiên cứu khoa học.

19. Đặng Thị Bích Ngọc (2018), Nghiên cứu công bổ thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sỳ kinh tế, Học viện Tài chính.

20. Trịnh Thị Ngọc Mùi (2018), Nghiên cứu công bố thông tin về báo cáo bộ phận cùa các công ty niêm yết trên Sờ Giao dịch Chứng

khoán Thành phô Hô Chí Minh, Luận vãn thạc sỳ kê toán, Đại học kinh tế - Đại học Đà Nằng.

21. Nguyễn Mạnh Linh (2017), Tác động của công bố thông tin tời tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sỳ, Đại học Ngoại thương.

22. Phan Thị Thùy Trang (2015), Pháp luật về hoạt động công bố thông tin của tồ chức phát hành chứng khoán ở Việt Nam, Luận văn thạc sỳ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

23. Một số Luật Công ty các nước:Mỳ, Nhật Bản, Singapore, Hong Kong.

24. Trang website của Chính phủ và Bộ Tài chính:

www.chinhphu.vnwww.mof.gov.vn.

25. Trang website của UBCKNN:www.ssc.gov.vn

26. Trang website của HNX: www.hnx.vn

27. Trang website của HSX:www.hsx.vn

28. Một số trang website khác: www.cafef.vn;

www.tinnhanhchungkhoan.vn; tapchinganhang.com.vn; ...

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở việt nam (Trang 114 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)