Công tác thực hiện quản lý,giám sát công bố thông tin của các công ty đạ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở việt nam (Trang 81 - 91)

Việc quản lý, giám sát CBTT của các CTĐC được UBCKNN thực hiện trên 02 phương thức là giám sát từ xa (tại cơ quan quản lý) và giám sát tại chỗ

(tại các CTĐC thông qua các đợt kiểm tra). 3.2.2.1. Giám sát từ xa

Phương thức giám sát từ xa được thực hiện qua nhiều kênh như các tài liệu CBTT của CTĐC, qua phản ánh trên thông tin đại chúng, phản ánh của các nhà đầu tư hay qua các cuộc khảo sát, nghiên cứu được UBCKNN tổ chức.

A, Dựa trên giám sát các tài liệu công bố thông tin:

Phương thức giám sát này được thực hiện chủ yếu qua các tài liệu CBTT của CTĐC. Hiện nay, các CTĐC có thể thực hiện công bố thông tin bằng các hình thức như gửi tài liệu qua đường bưu điện, gửi qua hệ thống CBTT và đăng tải trên trang thông tin điện tử của CTĐC.UBCKNN không

ngừng hoàn thiện quy trình tiêp nhận, xử lý và CBTT băng biện pháp mở rộng việc CBTT qua hệ thống điện tử, cổng trực tuyến, bảo đảm tính chất kịp thời và khả năng tiếp nhận cao hơn đối với công chúng đầu tư. Cơ chế CBTT được xây dựng theo hướng thuận lợi cho doanh nghiệp, như đối với CBTT bất thường cho phép doanh nghiệp được phép công bổ trên website và báo cáo

cho UBCKNN qua fax, email... Ngoài ra, hệ thống CBTT điện tử IDS Procủa UBCKNN dành cho các CTĐC đã giúp đơn giản hóa thủ tục cho doanh nghiệp, đồng thời giúp cho nhà đầu tư tiếp cận thông tin nhanh nhất. UBCKNN đang khuyến khích các công ty sử dụng phần mềm để thực hiện CBTTvới UBCKNN. Hiện nay, UBCKNN đã áp dụng IDS Pro để các CTĐC để CBTT nhằm giảm áp lực về mặt thời gian, chi phí cho các CTĐC trong

việc gửi thông tin đế công bố.

Bảng 3.2: Bảng thống kê số lượng CTĐC sử dụng hệ thống IDS Pro

Nguôn: UBCKNN

Qua bảng thống kê trên, có thể thấy tỷ lệ CTĐC đăng ký sử dụng và sử dụng hệ thống IDS Pro để CBTT ngày càng tăng. Tính đến tháng 12/2020 có khoảng 1.875/1.949 công ty đăng ký sử dụng Hệ thống IDS Pro, trong đó, có

1.596 CTĐC thường xuyên sử dụng để CBTT, qua đó đã giúp cải thiện nghĩa

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số luông CTĐC 2.013 công ty 1.974 công ty 1.949 công ty

SỐ lưọng CTĐC đăng ký sử dụng hệ thống IDS Pro

1.932 công ty 1.898 công ty 1.875 công ty

Tỷ lệ đăng ký sử dụng hệ thống IDS Pro

95,98% 96,15% 96,2%

Số lưọng CTĐC sử dụng hệ thống IDS Pro thường xuyên

1.620 công ty 1.643 công ty 1.596 công ty

Tỷ lệ CTĐC đã đăng ký và sử dụng hệ thống IDS Pro thưòĩìg xuyên

83,85% 86,56% 85,12%

vụ CBTT của các CTĐC, đông thời việc các CTĐC tăng cường thực hiện CBTT qua hệ thống IDS Pro cũng giúp UBCKNN đạt hiệu quả cao hơn trong việc giám sát CBTT của các CTĐC trên TTCK bởi UBCKNN có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin để giám sát, tổng hợp việc CBTT của các CTĐC một cách đơn giản, dễ dàng và tiết kiệm chi phí và nguồn lực.

về việc giám sát tình hình CBTT của các CTĐC qua các năm: Theo báo cáo đánh giá quản trị công ty các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam năm 2019, điểm CBTT của các doanh nghiệp niêm yết đã được cải thiện từ mức đáp ứng 64,5% các tiêu chí về CBTT trong năm 2018 tăng lên mức 69,4% trong năm 2019. Báo cáo đánh giá chất lượng CBTT và minh bạch của CTĐC quy mô lớn trên sàn giao dịch Upcom năm 2019 cho thấy, điểm CBTT và minh bạch trung bình của các doanh nghiệp đạt 61,4% điểm, tăng 1,65 điểm so với năm 2018. Như vậy, chất lượng minh bạch thông tin của công ty niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn đăng ký giao dịch trên upcom đã có sự cải thiện so với trước. Các cải thiện CBTT cho thấy có tiến bộ nhất định trong CBTT về tỉ lệ sở hữu, đặc biệt của cổ đông lớn, công bố thông tin về các thành viên HĐQT, CBTT quản trị trên website của công ty. Mức độ CBTT về các khía cạnh phát triển bền vừng cũng có cải thiện đáng kể trên tổng thể các doanh nghiệp được đánh giá. Các công ty niêm yết đã đáp ứng 40% các tiêu chí về vai trò trách nhiệm đổi với các bên liên quan trong năm 2019, tăng từ mức 36,2% trong năm 2018. Tuy nhiên, các công ty cũng chưa đáp ứng được

các nội dung đánh giá về phát triển bền vững theo cácchuẩn mực báo cáo quốc tế, chưa đạt được các chuẩn mực quốc tế về CBTT cho cổđông trong các kỳ đại hội, chưa đạt được các yêu cầu về phân chia lợi nhuận kịp thời cho cổ đông.về CBTT, công ty chưa đáp ứng các nguyên tắc minh bạch thông tin mang tính quốc tế.Cụ thể là mức độ CBTT bằng tiếng Anh của công ty tuy đã cãi thiện nhưng vẫn chưa tương đương với mức độ CBTT bằng tiếng Việt.

Đây cũng là một trong những yêu tô quan trọng ảnh hưởng đên hìnhảnh của doanh nghiệp Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế.

Dưới đây là tình hình vi phạm nghĩa vụ CBTT của các CTĐC đang niêm yết trên SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) để thấy được việc tuân thủ nghĩa vụ CBTT của các CTĐC đang niêm yết trên HOSE, cụ thể:

Bảng 3.3: Tình hình vi phạm nghĩa vụ CBTT cùa các công ty niêm yết trên HOSE

\—--- ---7---V

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số lượng CTĐC niêm yết trên HOSE

368 công ty 373 công ty 387 công ty

Số CTĐC vi phạm CBTT định kỳ 34 công ty 20 công ty 36 công ty

Tỷ lệ CTĐC vi phạm CBTT định kỳ/ tổng số CTĐC niêm yết

9,24% 5,36% 9,3%

Số CTĐC vi phạm CBTT bất thưòng

53 công ty 70 công ty 54 công ty

Tỷ lệ CTĐC vi phạm CBTT bất thưòng/ tổng số CTĐC niêm yết

14,4% 18,77% 13,95%

Ngiiôn: Sở Giao dịch chứng khoán Thành phô Hô Chí Mình

Qua bảng trên, có thể thấy rằng tình hình thực hiện nghĩa vụ CBTT của các CTĐC niêm yết trên SGDCK Thành phổ Hồ Chí Minh đạt được kết quả tương đối tốt, vi phạm về CBTT định kỳ có sự giảm mạnh vào năm 2019 so với năm 2018, tuy nhiên đến năm 2020 lại có sự tăng trở lại. Điều này là do năm 2020 tinh hình dịch bệnh có sự diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến việc CBTT của các CTĐC như việc quá thời hạn CBTT, cho nên việc vi phạm CBTT định kỳ mới có chiều hướng tăng. Bên cạnh đó, tình hình vi phạm CBTT bất thường năm 2020 đã giảm so với năm 2018 và 2019, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ cao bởi một số công ty mới chỉ chú trọng việc CBTT định kỳ, còn CBTT bất thường vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện. Điều này là do các quy định về CBTT bất thường càng ngày càng được mở rộng hơn về

nội dung cân công bô, trong khi đó, các công ty chưa năm băt được hêt các quy định dẫn đến tình trạng vi phạm còn cao.

Với việc ban hành các quy định về CBTTngày càng chặt chẽ cùng với đó, việc tăng cường trong công tác giám sát, nhắc nhở, xử lý vi phạm của

UBCKNN, tình hình công khai, minh bạch thông tin trên TTCK của các CTĐC đã được cải thiện. Các CTĐC đã nhận thức được tầm quan trọng của việc CBTT ra bên ngoài thị trường. Phần lớn các CTĐC đã thực hiện công bố đầy đủ các thông tin định kỳ bao gồm Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, Báo cáo thường niên, Báo cáo tình hình quản trị công ty và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên theo quy định. Một số CTĐC đã thực hiện rất tốt việc CBTT trong năm 2018, năm 2019 và được đánh giá cao trên thị trường không chi về số lượng CBTT mà còn về chất lượng thông tin được công bố cũng như thời hạn CBTT kịp thời, đúng hạn như: Tổng Công ty Dược Việt Nam - Công ty cổ phần, Công ty cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng, Tổng Công ty IDICO - Công ty cổ phần,... Mặc dù, các CTĐC đã có sự cải thiện trong minh bạch thồng tin khi cung cấp thông tin cho cổ đông và nhà đầu tư, tuy nhiên, các thông tin công bố vẫn chưa được đảm bảo về thời hạn CBTT, nhiều CTĐC công bổ thông tin chậm so với quy định như đổi với Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, tỷ lệ số CTĐC nộp muộn Báo cáo tài chính so với thời hạn quy định còn chiếm tỷ lệ khá cao (năm 2018: 32,56%; năm 2019: 24,94%, năm 2020: 20,83%). Hay vần còn tồn tại một số các CTĐC còn chưa tuân thủ các nghĩa vụ CBTT theo quy định.Đối với các CTĐC không thực hiện đầy đủ việc CBTT hoặc thực hiện CBTT không đúng hạn, UBCKNN cùng với 02 SGDCK luôn có văn bản để nhắc nhở các CTĐC thực hiện đầy đủ nghĩa vụ CBTT theo quy định. Năm 2018, UBCKNN đã có 636 công văn nhắc nhờ đối với các CTĐC chưa tuân thủ các nghĩa vụ của CTĐC, đặc biệt là việc công bố thông tin. Năm 2020, UBCKNN tiếp tục có

công văn nhăc nhở đôi với 312 CTĐC chưa thực hiện việc công bô thông tin theo quy định. Đối với các trường hợp không khắc phục, UBCKNN sẽ xem xét và xừ lý vi phạm theo quy định.

Để nâng cao tính minh bạch thông tin trên thị trường, UBCK.NN đã đẩy mạnh việc giám sát tuân thủ nghĩa vụ công bổ thông tin và chất lượng thông tin công bố của CTĐC. Đối với vi phạm của một số CTĐC, UBCKNN đã có văn bản để công ty đến làm việc tại trụ sở UBCKNN để nắm bắt được tình hình doanh nghiệp cũng như hướng dẫn các CTĐC về các vi phạm của công ty như trong năm 2020, UBCKNN đã có buổi làm việc về việc công bố thông tin sai lệch trong báo cáo tài chính với một số CTĐC như: Công ty cồ phần Đầu tư hạ tầng kỳ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần Tập đoàn Khách sạn Đông Á,... Qua các buổi làm việc trực tiếp, UBCKNN cũng nắm được các khó khăn, vướng mắc của các công ty, đồng thời, các CTĐC cũng nhận biết được các vi phạm và có biện pháp khắc phục kịp thời.

B, Dựa trên thông tin phản ánh trên phương tiện thông tin đại chúng: háo chí, truyền hình:

Truyền thông đại chúng được hiểu chung là một quá trình có định hướng nhằm truyền đạt thông tin tới những đối tượng mục tiêu bằng các phương tiện truyền thông đại chúng để phục vụ mục đích đã được đề ra.Các phương tiện truyền thông đại chúng hay các phương tiện thông tin đại chúng là các phương tiện được sử dụng để truyền đạt thông tin một cách đại chúng, rộng rãi, tức là có khả năng đưa thông tin tới đối tượng đại chúng mục tiêu. Các phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm: báo in, tạp chí, thiết bị phát thanh, truyền hình, sách, internet...

Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng rất cần thiết với cố đông, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý và các cá nhân, đơn vị có liên quan. Vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng là vô cùng to lớn. cổ đông,

nhà đầu tư, các cơ quan quản lý và các cá nhân, đơn vị có liên quan cần các phương tiện thông tin đại chúng để qua đó có thông tin chính xác, kịp thời và

hiệu quả. Các thông tin này có cả thông tin tích cực và tiêu cực về doanh nghiệp, từ đó phục vụ rất đắc lực cho công tác giám sát CTĐCcủa cơ quan quản lý cũng như nhà đầu tư. Thông tin về hoạt động của các CTĐC phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúnggiúp cho các nhà quản lý TTCK đưa ra những quyết định phù họp để can thiệp vào TTCK, đặc biệt là đối với các CTĐC, để đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời khi cần thiết. Như vậy, các phương tiện thông tin đại chúng đang đóng góp quan trọng trong tăng cường hiệu quà của cơ chế quản lý, giám sát về công bố thông tin củaCTĐC. UBCKNN đã tăng cường việc giám sát qua các kênh báo chí,... Khi có thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, UBCKNN thực hiện việc rà soát các nghĩa vụ của CTĐC, đặc biệt là việc thực hiện CBTT. Trường hợp phát hiện công ty chưa thực hiện CBTT, UBCKNN có văn bản yêu cầu công ty thực hiện giải trình, CBTT cho thị trường.

Tuy nhiên, việc giám sát CTĐCdựa vào thông tin của các phương tiện thông tin đại chúng cần lưu ý chọn lọc thông tin và nhà cung cấp uy tín. Vì bên cạnh mặt tích cực chiếm ưu thế, phần nhiều thì cũng phải nhắc tới có những thông tin chưa chính xác, trung thực, khách quan làm ảnh hưởng tiêu cực đến tính công khai minh bạch của TTCK.

c, Dựa trên phản ánh của nhà đầu tư:

Nhà đầu tư bao gồm nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước. Nhà đầu tư là người luôn theo sát công ty, gần công ty nhất, do đó phản ánh của nhà đầu tư là kênh thông tin hiệu quả, góp phần tăng cường hiệu quả giám sát về CBTT của các CTĐC. Nhà đầu tư nào cũng muốn tối đa hóa lợi nhuận và hạn chế thất thoát khoản đầu tư của mình. Để đạt được mục tiêu của mình các nhà đầu tư sẽ thực hiện nhiều biện pháp để tìm kiếm thông

tin vê doanh nghiệp và thực hiện giám sát hoạt động của công ty đê đạt được mục tiêu đề ra. Mỗi nhà đầu tư sẽ có những đóng góp khác nhau đối với TTCK.MỘt sự vi phạm nhỏ của công ty nếu không được khắc phục kịp thời sẽ được các nhà đầu tư phản ánh đến công ty và thậm chí tới cơ quan quản lý và các phương tiện truyền thông nếu không được giải quyết thỏa đáng. Điều này góp phần làm tăng hiệu quả giám sát CTĐC.

Hàng năm, UBCKNN cũng tiếp nhận và giải quyết một lượng lớn các đơn kiến nghị của nhà đầu tư liên quan đến vấn đề CBTT của các CTĐC. Năm 2018, UBCKNN đã xem xét, giải quyết kịp thời 64 lượt đơn thư phản

ánh của tổ chức, cá nhân liên quan đến CTĐC, số liệu cùa năm 2019 là 58 đơn thư và tính đến năm 2020 là 30đơn thư.Qua sổ liệu trên, có thể nhận thấy số lượng đơn thư qua 03 năm đã có sự giảm rõ rệt. Điều này cũng một phần nào nói lên việc thực hiện CBTT của các CTĐC và việc thực hiện quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước đối với các CTĐC đã đạt được kết quả nhất định.

Sau khi nhận được đơn thư, UBCK.NN sẽ thực hiện các thù tục theo quy định. Thông qua các đơn thư phân ánh, UBCK.NN cũng đã giám sát và xử

phạt đối với các CTĐC có hành vi vi phạm, nhờ đó, tăng được tính minh bạch cho TTCK Việt Nam.

D,Dựa trên việc tô chức hội nghị, hội thảo:

Thông qua việc tổ chức hội nghị, hội thảo, cơ quan quản lý phổ biến cho các CTĐC về các quy định mới được ban hành và giải đáp các vướng mắc, kiến nghị cúa các CTĐC trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về chứng khoán và TTCK, trong đó, có các quy định về CBTT và QTCT. Với các ý kiến của CTĐC, cơ quan quản lý có thể rà soát lại các quy định và bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn thực hiện. Đối với CTĐC, việc tham

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở việt nam (Trang 81 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)