Khái quát về hoạt động công bố thông tin của các công ty đại chúngtrên thị

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở việt nam (Trang 69)

TTCK Việt Nam từ những ngày đầu chỉ mới có 02 công ty niêm yết, đến nay đã có gần 2000 công ty đại chủng trên TTCK Việt Nam. Quy mô thị trường và quy mô doanh nghiệp tăng, đi cùng với đó là ý thức tuân thủ nghĩa vụ CBTT của các CTĐC cũng ngày càng cao. Nhiều công ty không chỉ chú trọng CBTT các thông tin tài chính mà còn CBTT các thông tin phi tài chính. Đây là điều rất đáng ghi nhận vì TTCK Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện nâng hạng thị trường, đòi hỏi thị trường và các CTĐC phải minh bạch hơn nữa mới có thể cài thiện được “điểm số” trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.Các CTĐC trên TTCK ở Việt Nam hiện nay thực hiện việc công bố thông tin theo quy định tại: Luật Chứng khoán số 70 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán số 62 năm 2010; Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021); Nghị định số 71/2017/NĐ- CP ngày 06/6/2021 của Chính phủ hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng; Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 hư­ ớng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán; Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán (thay thế Thông tư sổ 155/2015/TT- BTC - có hiệu lực từ ngày 01/01/2021). Các nội dung, nguyên tắc, phương tiện, trình tự, thù tục công bố thông tin của các CTĐC trên TTCK ở Việt Nam theo quy định của pháp luật mà các CTĐC phải thực hiện như sau:

3.1.1. Các nội dung công bô thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam

3.1.1.1. Công bố thông tin định kỳ:

CBTT định kỳ của các CTĐC là việc công ty phải công bố một số loại thông tin có tính chất lặp đi lặp lại theo từng chu kỳ (theo quý, 6 tháng, năm). Đối với những thông tin này, cả CTĐC, nhà đầu tư, cơ quan quản lý đều chủ động biết được thời gian thông tin sẽ được công khai trên thị trường. Do đó, việc giám sát tính kịp thời của thông tin khá dễ dàng. Thông tin định kỳ bao gồm:Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán (công bố trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tồ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán nhưng không vượt quá 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính); Báo cáo thường niên (công bố chậm nhất là 20 ngày sau ngày công bố Báo cáo tài chính năm được kiểm toán nhưng không vượt quá 120 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính); Báo cáo tình hình quản trị công ty (công bố trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm và kết thúc năm dương lịch); Họp Đại hội đồng cổ đông thường niên (công bổ chậm nhất 10 ngày trước ngày khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông).

3.1.1.2. Công bố thông tin bất thường:

CBTT bất thường của các CTĐC được hiểu là việc công ty phải công bố một số thông tin phát sinh bất ngờ, có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc đến giá chứng khoán. Khác với những thông tin được công bố định kỳ, các nhà đầu tư và cơ quan quản lý thường khó tiếp cận và khó chủ động biết được thời gian sự kiện bất thường xảy ra. Ngược lại, các nhân sự trong các CTĐC thường có lợi hơn so với thị trường trong việc nắm bắt được thông tin bất thường.

Một số thông tin bất thường CTĐC phải công bố trong thời hạn 24 giờ kể từ khi sự kiện phát sinh như: tài khoản công ty tại ngân hàng bị phong tỏa

theo yêu câu của cơ quan có thâm quyên hoặc tô chức cung ứng dịch vụ tài chính; Quyết định tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông; Quyết định mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ; Thay đổi, bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm nguời nội bộ;.... (cụ thể quy định tại Thông tư số 155/2015/TT-BTC hay Thông tư sổ 96/2020/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021)).

3.1.1.3. Công bố thông tin theo yêu cầu:

CBTT theo yêu cầu được hiểu là khi xáy ra sự kiện ánh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư hoặc thông tin liên quan đến công ty ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán, các CTĐC phải giải trình với cơ quan quản lý và công bố thông tin ra thị trường.

3.1.1.4. Công bố thông tin về các hoạt động khác:

Ngoài các nội dung công bổ trên, các CTĐC phải thực hiện công bố thông tin về hoạt động chào bán, phát hành, niêm yết, đăng ký giao dịch và báo cáo sử dụng vốn; công bố thông tin về tỷ lệ sở hữu nước ngoài; công bố thông tin về mua lại cổ phiếu của chính mình, bán cổ phiếu quỳ.

3.1.2. Các nguyên tắc công bo thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam

- Thông tin phải công bổ đầy đù, chính xác, kịp thời theo quy định cùa pháp luật: Nguyên tắc này có nghĩa là công ty phải tôn trọng tính trung thực vốn có của thông tin, không được có hành vi cổ ý gây hiểu nhầm. Các thông tin được công bố phài được kiếm tra kỹ để đảm bảo tính chính xác trước khi công bố. Những thông tin không thế dự liệu trước mà có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư và giá chứng khoán thì phải có ý thức tự giác công bố thông tin hoặc công bổ theo yêu cầu của cơ quan quản lý. về mặt nguyên tắc,

CTĐC phải cung câp thông tin quan trọng vê công ty một cách đây đủ nhât, ngay cả khi thông tin đó gây bất lợi cho công ty và phải chịu trách nhiệm đối với thông tin mà công ty công bố.

Việc biết được thông tin một cách kịp thời có ý nghĩa quan trọng trong các quyết định của nhà đầu tư. Nguyên tắc kịp thời thế hiện sự khách quan trong CBTT, đồng thời tránh được nhũng tin đồn làm sai lệch giá chứng khoán. Để các CTĐC thực hiện CBTT một cách kịp thời, cơ quan quản lý đều yêu cầu các CTĐC phải thực hiện tất cả các CBTT trên trang thông tin điện tử của công ty, bởi đây là phương tiện đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời cho nhà đầu tư tiếp cận thông tin.

- Bảo đảm công bằng giữa các đối tượng nhận thông tin công bố: Thực tế cho thấy rằng, các nhân sự, người có liên quan, ... của các CTĐC luôn có lợi thế về thông tin hơn so với các đối tượng khác trên TTCK, tạo ra sự bất cân xứng về thông tin trên TTCK. Những người này thường sử dụng các thông tin nội bộ biết được đế thu lợi mặc dù pháp luật cấm các hành vi giao dịch này. Đối với nguyên tắc bảo đảm công bằng này, các CTĐC không được tạo ra lợi thế về thông tin cho bất kỳ chủ thể nào thông qua việc cung cấp

thông tin cho những bên có lợi ích trước khi công bố ra công chúng.

- Các thông tin tài chính được công bố cần được lập phù hợp với chuẩn mực kế toán: Các thông tin tài chính thế hiện chủ yếu trong các Báo cáo tài chính là thông tin cực kỳ quan trọng và hữu ích với thị trường. Vì vậy, khi lập phải phù hợp với chuẩn mực kế toán, đảm bảo các yêu cầu cơ bản của pháp luật về kế toán trên cơ sở thỏa mãn điều kiện: dễ hiểu, tin cậy và có thể so sánh được.

3.1.3. Phương tiện, phương thức và ngôn ngữ công bô thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chúng khoán ở Việt Nam

- Phương tiện công bố thông tin của các CTĐC bao gồm: trang thông tin điện tử của các CTĐC, hệ thống công bố thông tin của UBCKNN, trang thông tin điện của SGDCK, các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định của pháp luật (báo in, báo điện tử,..

- Phương thức công bố thông tin: Việc CBTT của các CTĐC phải do người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được ủy quyền thực hiện CBTT thực hiện.

- Ngôn ngừ công bố thông tin của các CTĐC trên TTCK ở Việt Nam là tiếng việt để đảm bảo cho các nhà đầu tư tiếp cận được. Các CTĐC có thể công bố thông tin bằng tiếng anh nhưng nội dung công bố thông tin bằng tiếng anh chì có giá trị tham khảo.

3.2. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về công bố thông tincủa các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam

3.2.1. Xây dụng cơ chế giám sát việc công bo thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam

3.2.1.1. Bộ máy quàn lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cơ chế quản lý, giám sát CTĐC được thực hiện chũ yếu bởi các chủ thể: Cơ quan quản lý của Chính phủ là Bộ Tài chính mà trực tiếp là ủy ban chứng khoán nhà nước. UBCKNN được thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tố chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Việc thành lập cơ quan quản lý TTCK trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển TTCK ở Việt

Nam, có ý nghĩa quyêt định cho sự ra đời của TTCK sau đó hon 3 năm.Với vị thế là cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán và TTCK, UBCKNN có vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của TTCK, đồng thời tổ chức và quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK với mục tiêu chính là tạo môi trường thuận lợi cho việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, đảm bảo cho TTCK hoạt động có tổ chức, an toàn, công khai, công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. Ngày 19/02/2004, Chính phú đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyển UBCKNN thành đơn vị trực thuộc Bộ Tài Chính với các chức năng, nhiệm vụ sau:

- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hoặc để trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK, chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển TTCK;

- Tổ chức, phát triển TTCK; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động về chứng khoán và TTCK; quản lý các hoạt động dịch vụ về chứng khoán và TTCK theo quy định của pháp luật;

-Cấp, cấp lại, gia hạn, điều chinh, thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề chứng khoán và giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động về chứng khoán và TTCK; chấp thuận những thay đổi, đình chỉ, hủy bỏ liên quan đến hoạt động về chứng khoán và TTCK;

- Quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động nghiệp vụ chứng khoán của SGDCK Việt Nam và công ty con, Tống công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; chấp thuận các quy định, quy chế của SGDCK Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; yêu cầu SGDCK Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam sửa đổi quy định, quy chế liên quan đến hoạt động nghiệp vụ; đình chỉ, hủy bỏ quyết định liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của

SGDCK Việt Nam và công ty con, Tông công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, chì đạo SGDCK Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động nghiệp vụ trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của nhà đầu tư;

- Chấp thuận việc đưa vào giao dịch các loại chúng khoán mới, thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới, chấp thuận hệ thống giao dịch chứng

khoán và đưa vào vận hành hệ thống giao dịch chứng khoán mới;

- Quản lý, giám sát hoạt động liên quan đến chứng khoán TTCK của các tổ chức, cá nhân;

- Thanh tra, kiếm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK;

- Báo cáo Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ về tình hình hoạt động của TTCK. Trường hợp có biến động lớn ảnh hưởng đến an ninh, an toàn TTCK, UBCKNN có trách nhiệm kịp thời báo cáo Bộ Tài chính, đồng thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phù về tình hình thị trường và các giải pháp để ồn định thị trường và bão đảm an ninh, an toàn tài

chính;

- Thực hiện theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn TTCK;

- Thực hiện thống kê, dự báo về hoạt động chứng khoán và TTCK; hiện đại hóa công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK;

- Tổ chức, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành chứng khoán và người hành nghề chứng khoán; tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và TTCK cho công chúng;

- Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản khác thuộc phạm vi quản lý của UBCKNN;

- Giám sát tổ chức xã hội - nghề nghiệp về chứng khoán trong việc thực hiện mục đích, tôn chỉ, Điều lệ hoạt động;

- Thực hiện chế độ báo cáo về chứng khoán và TTCK theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện hợp tác quốc tế và làm đầu mối thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định cùa Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. [8]

Cơ cấu tổ chức của UBCKNN như sau:

Bảng 3. ỉ: Cơ câu của UBCKNN

CTĐC trên TTCK Việt Nam, trong đó có việc thực hiện quản lý, giám sát việc công bố thông tin của các CTĐC theo quy định tại Quyết định số

538/QĐ-BTC ngày 22 tháng 03 năm 2016 của Bộ Tài chính.

Cùng với việc quản lý, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ CTĐC của Vụ Giám sát công ty đại chúng, Thanh tra UBCKNN là đơn vị xem xét, xử lý các

vi phạm của các CTĐC trên TTCK. ở Việt Nam, trong đó có việc vi phạm công bố thông tin.

3.2.1.2. Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật quy định về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt

Nam

Xác định được vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của TTCK của việc CBTT trên TTCK ở Việt Nam, ngay từ khi thành lập UBCKNN, cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật quy định về việc CBTT và hệ thống pháp luật về CBTT của các CTĐC trên TTCK cũng ngày càng được hoàn thiện hơn cùng với sự phát triển của TTCK qua các năm, cụ thể như sau:

Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và TTCK, Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ (thay thế Nghị định số 48/1998/NĐ-CP)và Thông tư số 57/2004/TT-BTC hướng dẫn việc CBTT trên TTCK được coi là các văn bản pháp luật đầu tiên quy định pháp luật về chứng khoán và TTCK, trong đó có việc CBTT của các CTĐC. Nếu như tại Nghị định số 48/1998/NĐ-CP, các quy định về CBTT còn ít và nằm rải rác ở các chương, chỉ riêng quy định về thanh tra, xử lý vi phạm được quy định riêng tại một chương, thìđến Nghị định số 144/2003/NĐ-CP đã có một chương quy định riêng về CBTT trên TTCK, đặc

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở việt nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)