Tại Nhật Bản

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở việt nam (Trang 51 - 53)

Tại Nhật Bản, mặc dù có quy định về CTĐC nhưng hoạt động của loại hình công ty này lại được quy định theo Luật Công ty (Company Act) thay vì Luật chứng khoán và cơ chế quản lý các công ty đại chúng cũng dựa trên cơ sở yêu cầu về công bố thông tin tình hình tài chính định kỳ của công ty.

Theo định nghĩa trong Luật Công ty của Nhật Bản, “Công ty đại chúng” là công ty mà việc chuyển nhượng cổ phần của công ty không do Hội đồng quản trị phê duyệt” và “Công ty quy mô lớn” là công ty cổ phần thỏa mãn các điều kiện: có vốn điều lệ trong Bàng cân đối kế toán cuối năm gần nhất từ 500 triệu Yên trở lên; hoặc tổng các nghĩa vụ Nợ trong Bảng cân đối kế toán cuối năm gần nhất từ 20 tỷ Yên trở lên.

Cơ quan quản lý: Cơ quan Dịch vụ Tài Chính (FSA) chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề công bố thông tin theo Luật Giao dịch và Công cụ Tài chính (FIEA) và Bộ Tư pháp quàn lý công bố thông tin doanh nghiệp theo Luật Công ty. Sự khác nhau giữa hai bộ luật là FIEA bao gồm đối tượng quản

lý là công ty niêm yêt và CTĐC chưa niêm yêt do đó bảo vệ quyên lợi của nhà đầu tư nói chung trong khi Luật Công ty áp dụng cho tất cả các loại hình

công ty. Đối với các hồ sơ đăng ký, báo cáo chứng khoán, báo cáo chửng khoán hàng quý và các loại báo cáo tương đương khác, ủy ban Giám sát Giao dịch và Chứng khoán (Securities and Exchange Surveillance Commission) được thành lập trong FSA sẽ xem xét cẩn trọng các báo cáo tuân thủ theo các

quy định bắt buộc. Họcũng sẽ xem xét nếu có bất kỳ sai sót nào hoặc kiểm tra tính hợp lý trong các ý kiến của CPAs (CPAs là những kiểm toán viên độc lập được cấp phép hoạt động bởi Hội đồng Giám sát Kiểm toán và Ke toán CPA (Certified Public Accountants and Auditing Oversight Board (CPAAOB) - một cơ quan tư vấn cho FSA). Trong trường họp cần thiết, họ có thể yêu cầu chỉnh sửa hoặc trì hoãn việc chuyển nhượng cổ phần hoặc chào bán cổ phiếu.

Tại Nhật, Công ty chứng khoán (securities houses) vói vai trò môi giới chứng khoán chịu trách nhiệm đối với các thông tin do CTĐC công bố. Mặt khác, công ty chứng khoán với tư cách là Bên bâo lãnh (Underwriters) cho chứng khoản đồng thời chịu trách nhiệm đối với các thông tin công bố đó do họ chào bán chứng khoán cho nhà đầu tư đăng ký mua. Điều 18 và Điều 21

của FIEA quy định nghĩa vụ của công ty chứng khoán như là nhà phân phối bản cáo bạch và Bên bảo lãnh của chứng khoán Công ty. Trong trường hợp nhà đầu tư bị thiệt hại do các thông tin sai lệch trong bản cáo bạch, nhà đầu tư có quyền yêu cầu bồi thường từ Bên bảo lãnh và các bên liên quan khác. Đối với báo cáo tài chính do CPA hoặc công ty kiếm toán thực hiện kiểm toán trong bản cáo bạch, công ty chứng khoán sẽ không bị ràng buộc trách nhiệm về các báo cáo này, tuy nhiên, Bên bảo lãnh đồng thời giữ vai trò nhà phân phối bản cáo bạch, chịu trách nhiệm xem xét tống thể các báo cáo tài chính.

Báo cáo theo Luật Công ty: Tất cả các công ty cổ phần đều được quàn lý theo Luật Công ty và phải cung cấp báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo

tài chính (theo Điêu 435(2) của Luật Công ty). Ngoài ra, công ty quy mô lớn phải nộp báo cáo tài chính tới FSA cũng được yêu cầu phải có báo cáo tài chính tổng hợp. Mục đích chính của hệ thống kế toán và công bố thông tin quy định tại Luật Công ty là bảo vệ quyền lợi của cồ đông, nắm được số lợi nhuận phân phối công ty và định giá hiệu quả của hoạt động quản lý điều cùa ban lãnh đạo.

Báo cáo theo FIEA: Theo FIEA, công ty chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc có chứng khoán giao dịch đại chúng (ví dụ như công ty niêm yết) phải nộp báo cáo tài chính tới FSA, như một phần trong hồ sơ đăng ký, báo cáo chứng khoán định kỳ hàng năm hoặc hàng quý. Một số công ty không có chứng khoán giao dịch đại chúng (ví dụ như công ty đại chúng chưa niêm yết) cũng cần phải nộp báo cáo tài chính. Mục đích chính của hệ thống kế toán và công bổ thông tin quy định tại FIEA là cung cấp thông tin hỗ trợ nhà đàu tư đưa ra các quyết định đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch

chứng khoán tiến hành công bằng và thuận lợi.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công bố thông tin của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)