STT Nhóm công d
1 Cây cho lá lọp nhà
2 Cho cho dầu béo
3 Cây cho màu nhuộm
4 Cây chủ cánh kiên
5 Cây có độc
6 Cây làm Gia vị
7 Cho tanin, thuốc nhuộm
8 Làm bột giáy
9 Cho vật liệu đan, quấn
10 Cho nhựa, sáp
11 Cho dây buộc
12 Lây bột, củ
13 Làm phân xanh
15 Cho tinh dầu, nhựa 16 Cho sợi vỏ 17 Lấy quả 18 Chăn nuôi động vật 19 Lấy gỗ 20 Làm rau ăn 21 Bóng mát, cây cảnh 22 Làm thuốc
Từ kết quả thống kê ở bảng 3.9 cho thấy:
- Có 143 loài cây cho gỗ, chiếm 19,12% so với tổng số loài toàn khu vực nhưng có một vị trí quan trọng và có ý nghĩa quyết định kiến tạo hoàn cảnh sinh thái của rừng, chi phối các loài cây khác. Với tỷ lệ thấp, trong đó phần lớn là những loài cho gỗ nhỏ, cho thấy rừng Hương Sơn rất nghèo về cây gỗ và gỗ tốt, nếu để mất lóp cây gỗ hiếm hoi này rất khó có thể phục hồi rừng.
- Cây làm dược liệu khá phong phú, tới 555 loài chiếm tỷ lệ cao 74,20% so với tổng số loài toàn khu vực. Cho thấy tiềm năng cây thuốc rất lớn của rừng Hương Sơn. Song số loài được đưa vào sử dụng còn rất hạn chế.
- Cây cho tinh dầu, nhựa khá phong phú, tới 155 loài chiếm tỷ lệ cao 20,72% so với tổng số loài toàn khu vực. Cho thấy tiềm năng cây cho tinh dầu, nhựa ở rừng Hương Sơn rất lớn và nó sẵn sàng bị khai thác cho mục tiêu kinh tế.
- Nhóm cây cho nguyên liệu công nghiệp và thủ công nghiệp (Cây cho dầu béo, tanin, mầu nhuộm, Cho sơi, vật liệu... tuy không lớn nhưng đã làm phong phú hơn cộng dụng khác của rừng Hương Sơn, nhưng chưa
được điều.
Vì vậy, đầu tư phát triển rùng Hương Sơn không chỉ phục hồi, duy trì, phát triển được hệ sinh thái rừng ở đây mà còn bảo vệ, phát triển được các loài cây đa tác dụng, gìn giữ được nguồn gen quý của rừng núi đá vôi của Việt Nam mà còn đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho người dân Mỹ Đức đặc biệt là người dân khu vực rừng Hương Sơn.
3.6. Đề xuất giải pháp phục hồi và phát triển bền vững rừng đặcdụng Hương Sơn dụng Hương Sơn
3.6.1 Nguyên nhân và các yếu tố tác động đến tài nguyên thực vậttại rừng đặc dụng Hương Sơn tại rừng đặc dụng Hương Sơn
3.6.1.1. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng
Đội ngũ cán bộ thuộc BQL rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội ở cơ sở 2, thôn Tiên Mai, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức gồm 9 cán bộ và 5 hợp đồng thực hiện trực tiếp các nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng cho toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng trên diện tích đất lâm nghiệp rừng đặc dụng Hương Sơn (3.497,93 ha). Thực hiện công tác giao khoán rừng tới hộ gia đình, cá nhân với 3.397,91 ha ha/năm, kinh phí chi trả công bảo vệ rừng từ ngân sách nhà nước. Công tác quản lý, bảo vệ rừng, trồng cây ăn quả cây đặc sản, xây dựng kết cấu hạ tầng, công tác giáo dục tuyên truyền về bảo vệ rừng đã và đang được thực hiện, bước đầu có kết quả. Khó khăn trong công tác bảo vệ rừng là do khu rừng có nhiều cơ quan quản lý và kinh phí phát triển rừng còn hạn chế (chỉ có một nguồn từ ngân sách nhà nước).
3.6.1.2 Nguyên nhân và một số yếu tố chính ảnh hưởng đến tài nguyên rừng
a) Nguyên nhân và các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến tài nguyên rừng (địa hình, địa mạo, khí hậu,..)
sâu. Bề mặt núi đá dốc và đôi khi tạo thành các bức tường thẳng đứng là những đặc điểm đặc trưng và dễ bắt gặp ở bất kỳ ngọn núi nào của khu rừng Hương Sơn. Diện tích núi đá vôi này không có cây phát triển hoặc nếu có chỉ là các loài thuộc chi Ficus có bộ rễ phát triển bò xung quanh và ôm lấy bề mặt núi đá dốc.
Với các đặc điểm địa chất thổ nhưỡng, khí hậu núi đá vôi bị xói mòn, xương xẩu, khô cằn, độ mùn thấp, đất mỏng và chịu ảnh hưởng của khí hậu cực đoan, nhiệt độ cao, nắng nóng kéo dài, mưa lớn với cường độ mạnh đã ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật, đặc biệt các loài thực vật (gãy đổ, bong gốc do đá long lở hoặc bị sét đánh chết,..).
b) Nguyên nhân và yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến tài nguyên rừng (du lịch, đầu tư của nhà nước,...)
Khu rừng Hương Sơn có tiềm năng du lịch lớn nên việc thúc đẩy các loại hoạt động du lịch để phát triển kinh tế đã ảnh hưởng tới môi trường sống của nhiều loài sinh vật, trong đó nhu cầu về sử dụng tài nguyên rừng tăng cao, ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng lớn.
c) Nguyên nhân và các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến tài nguyên rừng (trong quản lý đất và rừng, nhận thức, áp lực dân số, sinh kế, khách du lịch...)
Khu rừng đặc dụng Hương Sơn thuộc quyền quản lý của BQL rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội, xã Hương Sơn, các điểm di tích trong rừng thuộc quyền quản lý của BQL khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn. Bên cạnh đó, áp lực dân số, nhu cầu về đất canh tác và đất ở tăng, người dân địa phương vào rừng chăn nuôi và trồng hoa màu, cây đặc sản để mưu sinh, tăng sinh kế là nguyên nhân ảnh hưởng tới tài nguyên rừng. Cơ cấu cây trồng thay đổi và chăn nuôi đã làm giảm tính đa dạng và tính thuần chủng của các loài hoang dã, xuất hiện các loài ngoại lai. Sự xâm nhập của
khách du lịch vào mùa lễ hội rất lớn, trong khi đó nhận thức của người dân chưa cao, đặc biệt chưa hiểu rõ vai trò của đa dạng sinh học và giá trị môi trường của rừng đem lại nên vì mưu sinh và nhu cầu sử dụng tài nguyên từ khách du lịch tăng là yếu tố thúc đẩy người dân vào rừng để tìm kiếm và khai thác các sản vật còn sót lại cho dù các loài đang cạn kiệt.
3.6.2. Giải pháp phục hồi và phát triển bền vững rừng đặc dụng Hương Sơn
3.6.2.1 Giải pháp về tổ chức, bảo vệ rừng
- Tăng cường công tác bảo vệ rừng và PCCCR. Thường xuyên tổ chức các lớp tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, viên chức kỹ thuật của Ban cũng như các chủ nhận khoán BVR trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Nâng cao năng lực cán bộ và các trang thiết bị phục vụ theo dõi diễn biến rừng. Đặc biệt quan tâm ứng dụng khoa học công nghệ vào vào công tác quản lý, theo dõi diễn biễn rừng và đất lâm nghiệp, theo dõi công tác phòng và chữa cháy rừng.
- Xây dựng Phương án sử dụng đất của khu rừng đặc dụng Hương Sơn do Ban Quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội quản lý để làm cở sở đề nghị giao đất gắn với giao rừng từ đó có cơ sở quản lý chặt chẽ đất đai và tài sản trên đất cũng như xây dựng các phân khu chức năng trong khu rừng để đảm bảo công tác bảo tồn và phát triển bền vững.
- Đề nghị xây dựng cơ chế chính sách để di dời các hộ dân sống trong rừng ra khỏi khu rừng đặc dụng Hương Sơn.
3.6.2.2 Giải pháp về cơ chế chính sách
- Khuyến khích người dân bảo vệ rừng và giúp người dân phát triển kinh tế, hỗ trợ người dân tiếp cận được các nguồn vốn an sinh xã hội và nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học.
chuyển giao công nghệ cho người dân. Bên cạnh đó phát triển nghề phụ và các bài thuốc cổ truyền nhằm tăng sinh kế cho người dân, giảm áp lực vào khai thác tài nguyên rừng.
3.6.2.3 Giải pháp về phục hồi rừng
- Áp dụng biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi bảo vệ toàn bộ diện tích các trạng thái rừng; KNXTTS tự nhiên và KNXTTS tự nhiên kết hợp trồng bổ sung với trạng thái rừng núi đá vôi phục hồi. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung, làm giàu rừng đối với trạng thái rừng nghèo. Bảo tồn nguyên vị và chuyển vị các loài quý hiếm có giá trị.
- Biện pháp phát triển rừng như tăng diện tích rừng, xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp: trồng cây dược liệu (sâm cau, hoài sơn, dây mối, bình vôi, thổ phục linh,...), cây đa tác dụng (giổi, sẻn, râu mèo, sả, gừng,...), cây đặc sản (mơ, rau sắng, củ mài,....) và các loài song mây dưới tán rừng nhằm tăng sinh kế cho người dân, giảm áp lực vào rừng tự nhiên.
- Tập trung nghiên cứu khảo nghiệm, chọn lọc và bổ sung tập đoàn cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa và hệ sinh thái rừng núi đá vôi.
- Trồng bổ sung các loài có giá trị để tăng giá trị rừng đặc dụng, tăng giá trị bảo tồn và tăng giá trị kinh tế, cảnh quan và môi trường.
3.6.2.4 Giải pháp về nghiên cứu khoa học
- Điều tra, thu thập mẫu thực vật và xxây dựng bộ mẫu các loài quý hiếm, đặc sản của vùng.
- Xây dựng các phòng bảo tồn, phòng trưng bày, phòng bảo quản mẫu vật,… Tập trung phát triển vườn thực vật hiện có tại Ban, trong đó cần làm phong phú hơn nữ thành phần loài cây.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên cơ sở các dẫn liệu thu được đã xác định 748 loài, 466 chi và 152 họ thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, đã chỉnh lý và bổ sung 63 loài, chi và 2 họ cho hệ thực vật ở rừng đặc dụng Hương Sơn và đã thống kê có 37 loài có giá trị bảo tồn. Nhóm cây tài nguyên được xác định có 707 loài, trong đó đáng chú ý nhóm cây có giá trị làm thuốc (555 loài), nhóm cây chứa tinh dầu (146 loài) và cây cho gỗ (143 loài) và một số cây đặc sản (rau Sắng, Mơ Hương tích, củ mài Hương Sơn).
Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng tới tài nguyên rừng được xác định: thuộc nhóm các yếu tố tự nhiên (địa hình, địa mạo, khí hậu); yếu tố kính tế (du lịch, đầu tư,..) và nhóm các yếu tố xã hội (dân số, nhu cầu đất canh tác, chăn nuôi, khai thác và các loài ngoại lai xâm hại; nguy cơ cháy rừng; cơ sở hạ tầng và ô nhiễm môi trường).
Một số biện pháp lâm sinh phục hồi rừng được đề xuất: khoanh nuôi bảo vệ toàn bộ diện tích các trạng thái rừng; KNXTTSTN và KNXTTSTN kết hợp trồng bổ sung với trạng thái rừng phục hồi. KNXTTSTN kết hợp trồng bổ sung và làm giàu rừng đối với trạng thái rừng nghèo. Bảo tồn nguyên vị và chuyển vị các loài quý hiếm có giá trị.
Biện pháp phát triển rừng như tăng diện tích rừng, xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp: trồng cây dược liệu (sâm cau, hoài sơn, dây mối, bình vôi, thổ phục linh,...), cây đa tác dụng (giổi, sẻn, râu mèo, sả, gừng,...), cây đặc sản (mơ, rau sắng, củ mài,....) và các loài song mây dưới
tán rừng nhằm tăng sinh kế cho người dân, giảm áp lực vào rừng tự nhiên. Do đặc điểm rừng tại khu vực là rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng phục
hồi phát triển trên nền núi đá vôi cho nên những biện pháp kĩ thuật lâm sinh tác động vào rừng chủ yếu là những biện pháp nhằm phục hồi và phát triển rừng, bổ sung và làm giàu bằng những loài cây bản địa có giá trị.
2. Kiến nghị
Mặc dù tài nguyên rừng Hương sơn phong phú và đa dạng nhưng hầu hết các loài cây gỗ đều ít có giá trị. Các loài có giá trị ngoài tự nhiên còn rất ít. Cần trồng bổ sung để tăng giá trị rừng đặc dụng, tăng giá trị bảo tồn và tăng giá trị kinh tế, cảnh quan và môi trường.
Tiếp tục thực hiện tốt biện pháp khoanh nuôi bảo vệ để rừng được phục hồi nhanh và hiệu quả. Trồng bổ sung các loài có giá trị. Cần nghiên cứu một số tính chất lý hóa của đất rừng để lựa chọn cây trồng phù hợp đem lại hiệu quả cao trong phục hồi rừng.
Tiếp tục phát huy và nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, phát triển rừng. Xây dựng thêm các phòng chuyên môn (phòng bảo tồn, phòng trưng bày, phòng bảo quản mẫu vật,...). Đầu tư các trang thiết bị hiện đại phù hợp với công tác quản lý rừng, phương tiện đi lại, thiết bị phòng cháy chữa cháy, chòi canh rừng, bể chứa nước,... Cần quy hoạch và đóng cọc mốc ranh giới giữa vườn rừng và chân núi, tránh hiện tượng phát vén xâm lấn đất rừng,...
Ban quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội cần sớm hoàn thiện thủ tục về việc làm chủ sở hữu đất rừng để có đủ điều kiện pháp lý thực hiện các hoạt động dịch vụ chi trả môi trường (PES) thu lợi nhuận từ rừng phục vụ trở lại phát triển rừng ngày càng hiệu quả hơn.
Ban quản lý rừng cần sớm hoàn thành quy hoạch và phân định ranh giới đất lâm nghiệp với các địa bàn lân cận và phân chia tiểu khu, khoảnh, lô trên bản đồ phù hợp với thực địa và phù hợp với thực trạng thực tế.
Ban quản lý rừng Hương Sơn trước mắt cần sớm xây dựng các quy định, chế tài cụ thể đối với các hộ dân còn sinh hoạt cố định trong các thong, thung, vườn rừng thuộc đất lâm nghiệp và các cá nhân thường xuyên vào rừng canh tác nương rẫy, chăn nuôi gia súc. Về lâu dài cần tìm phương án thích hợp đưa họ ra ngoài rừng để hạn chế mọi tác động đến
rừng tự nhiên.
Ban quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội cùng phối hợp chặt chẽ với xã UBND các xã Hương Sơn, Hùng Tiến, An Tiến, An Phú và Ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn cùng các cơ quan, tổ chức liên quan (các công ty du lịch, nhà đầu tư,...) tiến hành quy hoạch xây dựng các mô hình phát triển tài nguyên rừng, tài nguyên du lịch bền vững đem lợi nguồn thu nhập ổn định cho người dân dựa trên tiêu chí: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường cảnh quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) & cs. (2003). Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập II, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) & cs. (2005). Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập III, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam, phần II- Thực vật, Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018). Thông tư quy định về các biện pháp lâm sinh, số 29/2018/TT-BNNPTNT.
5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2019), Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý, hiếm số 06/2019/NĐ-CP.
6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2021), Nghị định số 84/2021/NĐ- CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. 7. Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 1,2,3, Nxb. Trẻ, Tp.
Hồ Chí Minh.
8. Phạm Hoàng Hộ, 1991-1993. Cây cỏ Việt Nam, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, tập 1-3.
9. Nguyễn Tiến Bân, Vũ Văn Cần, Vũ Văn Dũng, Nguyễn Khắc Khôi (chủ biên) và cộng sự, 2000. Tên cây rừng Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 460 tr.
10. Phạm Xuân Hoàn (2002), Một số kết quả nghiên cứu phục hồi rừng bằng trồng cây bản địa, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn số 10.
11. Nguyễn Thế Hưng (2003), “ Sự biến động về mật độ và tổ thành loài cây