Đa dạng về giá trị tài nguyên thực vật khu vực Hương Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng tài nguyên thực vật tại rừng đặc dụng hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 43 - 45)

STT Nhóm công dụng

1 Nhóm cây làm thuốc

2 Nhóm cây cho gỗ (gỗ nhỏ, vừa, lớn)

3 Nhóm cây làm lương thực, thực phẩm, ăn quả

4 Nhóm cây làm cảnh, bóng mát

5 Nhóm cây làm thức ăn cho gia súc

7 Nhóm cây cho tanin, thuốc nhuộm 8 Nhóm cây cho sợi

Tổng

Tỷ lệ % lớn hơn 100% là do một cây có nhiều công dụng.

3.2.1. Tài nguyên cây thuc

Qua điều tra và thừa kế các kết quả nghiên cứu gần đây, đã xác nhận nguồn tài nguyên cây thuốc tại đây có 555 loài cây thuốc thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch: Ngành Lá thông (Psilotophyta), Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), Ngành Mộc tặc (Equisetophyta), Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), Ngành Thông (Pinophyta) và Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó Ngọc lan (Magnoliophyta) là ngành chiếm tỷ lệ lớn nhất về số họ, số chi, số loài với các giá trị tương ứng là 117, 352 và 524.

Khi đi sâu nghiên cứu về thành phần cây thuốc ở rừng đặc dụng Hương Sơn, thấy rằng các taxon phân bố ở các ngành là không đều nhau. Tính đa dạng của cây thuốc tại khu vực nghiên cứu không chỉ thể hiện ở số lượng lớn các taxon bậc ngành mà còn được thể hiện ở số lượng của các bậc taxon phân bố trong các ngành khác nhau.

Ngành Lá thông và ngành Mộc tặc là hai ngành kém đa dạng nhất, chỉ có 1 loài, 01 chi (chỉ chiếm 0,18% so với tổng số loài và 0,27% tổng số chi cây thuốc ở rừng Hương Sơn). Trái ngược với hai ngành trên, ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có tỷ trọng lớn hơn cả, đây là ngành đa dạng nhất với tổng số 117 họ (chiếm 84,78%), 352 chi (93,36%) và 524 loài (94,41%). Các ngành còn lại là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 13 họ (chiếm 9,42%), 16 chi (4,24%), 22 loài (3,96%), kế tiếp là ngành Thông (Pinophyta) có 4 họ (chiếm 2,9%), 5 chi (1,33%) và 5 loài (0,9%); ngành Thông đất có 2 họ (1,45%), 2 chi (0,53%) và 2 loài (0,36%). Mối tương quan giữa chi và loài cho thấy cây thuốc rừng Hương Sơn đa dạng không chỉ ở taxon bậc ngành mà

còn đa dạng ở các bậc taxon thấp hơn, cụ thể là cứ 1 họ có 2,73 chi và 1 chi có 1,48 loài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng tài nguyên thực vật tại rừng đặc dụng hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w