3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
3.6.1.1. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng
Đội ngũ cán bộ thuộc BQL rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội ở cơ sở 2, thôn Tiên Mai, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức gồm 9 cán bộ và 5 hợp đồng thực hiện trực tiếp các nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng cho toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng trên diện tích đất lâm nghiệp rừng đặc dụng Hương Sơn (3.497,93 ha). Thực hiện công tác giao khoán rừng tới hộ gia đình, cá nhân với 3.397,91 ha ha/năm, kinh phí chi trả công bảo vệ rừng từ ngân sách nhà nước. Công tác quản lý, bảo vệ rừng, trồng cây ăn quả cây đặc sản, xây dựng kết cấu hạ tầng, công tác giáo dục tuyên truyền về bảo vệ rừng đã và đang được thực hiện, bước đầu có kết quả. Khó khăn trong công tác bảo vệ rừng là do khu rừng có nhiều cơ quan quản lý và kinh phí phát triển rừng còn hạn chế (chỉ có một nguồn từ ngân sách nhà nước).
3.6.1.2 Nguyên nhân và một số yếu tố chính ảnh hưởng đến tài nguyên rừng
a) Nguyên nhân và các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến tài nguyên rừng (địa hình, địa mạo, khí hậu,..)
sâu. Bề mặt núi đá dốc và đôi khi tạo thành các bức tường thẳng đứng là những đặc điểm đặc trưng và dễ bắt gặp ở bất kỳ ngọn núi nào của khu rừng Hương Sơn. Diện tích núi đá vôi này không có cây phát triển hoặc nếu có chỉ là các loài thuộc chi Ficus có bộ rễ phát triển bò xung quanh và ôm lấy bề mặt núi đá dốc.
Với các đặc điểm địa chất thổ nhưỡng, khí hậu núi đá vôi bị xói mòn, xương xẩu, khô cằn, độ mùn thấp, đất mỏng và chịu ảnh hưởng của khí hậu cực đoan, nhiệt độ cao, nắng nóng kéo dài, mưa lớn với cường độ mạnh đã ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật, đặc biệt các loài thực vật (gãy đổ, bong gốc do đá long lở hoặc bị sét đánh chết,..).
b) Nguyên nhân và yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến tài nguyên rừng (du lịch, đầu tư của nhà nước,...)
Khu rừng Hương Sơn có tiềm năng du lịch lớn nên việc thúc đẩy các loại hoạt động du lịch để phát triển kinh tế đã ảnh hưởng tới môi trường sống của nhiều loài sinh vật, trong đó nhu cầu về sử dụng tài nguyên rừng tăng cao, ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng lớn.
c) Nguyên nhân và các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến tài nguyên rừng (trong quản lý đất và rừng, nhận thức, áp lực dân số, sinh kế, khách du lịch...)
Khu rừng đặc dụng Hương Sơn thuộc quyền quản lý của BQL rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội, xã Hương Sơn, các điểm di tích trong rừng thuộc quyền quản lý của BQL khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn. Bên cạnh đó, áp lực dân số, nhu cầu về đất canh tác và đất ở tăng, người dân địa phương vào rừng chăn nuôi và trồng hoa màu, cây đặc sản để mưu sinh, tăng sinh kế là nguyên nhân ảnh hưởng tới tài nguyên rừng. Cơ cấu cây trồng thay đổi và chăn nuôi đã làm giảm tính đa dạng và tính thuần chủng của các loài hoang dã, xuất hiện các loài ngoại lai. Sự xâm nhập của
khách du lịch vào mùa lễ hội rất lớn, trong khi đó nhận thức của người dân chưa cao, đặc biệt chưa hiểu rõ vai trò của đa dạng sinh học và giá trị môi trường của rừng đem lại nên vì mưu sinh và nhu cầu sử dụng tài nguyên từ khách du lịch tăng là yếu tố thúc đẩy người dân vào rừng để tìm kiếm và khai thác các sản vật còn sót lại cho dù các loài đang cạn kiệt.
3.6.2. Giải pháp phục hồi và phát triển bền vững rừng đặc dụng Hương Sơn