3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
2.4. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp tiếp cận
Thực vật là nguồn tài nguyên có thể tái tạo. Tất cả các loài thực vật đều sinh trưởng trong một môi trường nhất định và phụ thuộc vào nơi sống của
chúng. Vì vậy, nghiên cứu tài nguyên thực vật phải gắn liền với các nghiên cứu về môi trường và điều kiện sinh thái các loài cây.
Để đánh giá một cách đầy đủ, đề tài sẽ tham khảo, kế thừa kế thừa số liệu của các đề tài, dự án đã thực hiện, các tài liệu nhất là các sách chuyên khảo, các bài báo về thực vật và tài nguyên thực vật đã được công bố; thực hiện điều tra thu thập tri thức bản địa, cụ thể là những kinh nghiệm của người dân địa phương trong việc khai thác và sử dụng thực vật.
Tài nguyên thực vật là đối tượng luôn chịu sự tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội. Vì vậy, để đảm bảo cho việc khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thực vật, kết quả nghiên cứu của đề tài phải phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và đáp ứng được sinh kế của người dân, nhất là đối với các dân tộc có đời sống phụ thuộc vào rừng.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu2.4.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu 2.4.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Tiến hành thu thập số liệu từ các nguồn thông tin đáng tin cậy như các sách về thực vật cho lâm sản ngoài gỗ, báo cáo khoa học, kỷ yếu, tạp chí khoa học,... Kế thừa có chọn lọc các tư liệu về tài nguyên thực vật tại Khu rừng đặc dụng Hương Sơn, các bản đồ tài nguyên rừng,…
2.4.2.2. Phương pháp chuyên gia
Dựa vào trình độ và kinh nghiệm của các chuyên gia đặc biệt là các vấn đề như xác định tên khoa học của các mẫu đã thu hái, các thuật ngữ về các bệnh được chữa trị, các loài được dùng làm cảnh, đồ thủ công mỹ nghệ …
2.4.2.3. Điều tra thực địa theo tuyến
Điều tra khảo sát sơ bộ, sau đó ta tiến hành chọn tuyến điều tra. Tuyến được chọn phải đảm bảo yêu cầu phải chạy qua các sinh cảnh đặc trưng cho Khu rừng đặc dụng Hương Sơn. Đã thực hiện 4 tuyến điều tra qua các xã Hương Sơn, Hùng Tiến, An Tiến và An Phú.
Tuyến II: Đi từ đền Cây Thị đến Núi Mái Trắng (giáp địa danh xã An Tiến) dài 5km.
Tuyến III: Đi từ Núi Mái Trắng đến Khu vực giáp Lò Gạch thuộc thôn An Đà xã An Tiến dài 7km.
Tuyến IV: Đi từ thôn Đồng Chiêm vòng phía Đông – Nam Hồ Thung Cấm đến Núi Dái Đàn xã An Phú dài 13km.
Trên mỗi tuyến tiến hành nghiên cứu thu thập các loài cây; nếu tuyến quá dài, cứ 500 m lại mở ra một tuyến phụ theo kiểu xương cá (theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997, 2007). Các loài cây (tài nguyên thực vật) được điều tra trong phạm vi 10 m mỗi bên.
Sau thời gian gần một năm với 4 tuyến điều tra thực địa, được sự giúp đỡ của BQL rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội và các Trạm kiểm lâm Mỹ Đức, các ông lang, bà mế, người dân và thương nhân chúng tôi đã tiến hành 4 tuyến điều tra khảo sát và thu mẫu trong phạm vi khu vực nghiên cứu.
2.4.2.4. Phương pháp phỏng vấn có sự tham gia của người dân (PRA)
Phỏng vấn đồng bào, các cán bộ làm công tác quản lý, nhất là các ông lang, bà mế, các hộ buôn bán kinh doanh tại khu vực Khu rừng đặc dụng Hương Sơn. Thông qua các bảng câu hỏi đã được xây dựng sẵn để sưu tầm và phát hiện các nguồn sử dụng thực vật như làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thủ công mỹ nghệ, làm cảnh… Mỗi loài đều có mẫu thu và ghi chép các thông tin cần thiết như công dụng, bộ phận sử dụng, cách sử dụng của cây. Sử dụng phương pháp phỏng vấn nhanh theo Gary J. Martin (2002).
2.42.5. Xử lý số liệu
- Xử lý mẫu tiêu bản thực vật
Các tiêu bản tươi được thu thập ngoài thực địa tiếp tục xử lý trong phòng thí nghiệm. Các mẫu sau khi sấy khô được ngâm tẩm bằng dung dịch cồn chứa 0,3-0,5% HgCl2 để diệt khuẩn và chống côn trùng phá hại. Các
mẫu tiêu bản được sấy khô, ép phẳng, trình bày và khâu trên giấy bìa cứng kích thước 28 cm x 42cm.
+ Định loại mẫu:
Xác định tên khoa học, kiểm tra, chỉnh lý tên theo các tài liệu chính là các tập Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ), Thực vật chí Việt Nam (nhiều tác giả), Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam (nhiều tác giả) cùng nhiều tài liệu liên quan khác,….
+ Xây dựng danh lục (số liệu thô):
- Xử lý số liệu
Từ dữ liêu điều tra, lập danh lục thực vật (số liệu thô), tiến hành phân tích:
+ Sự đa dạng về các bậc taxon trong ngành.
+ Sự đa dạng các taxon dưới ngành: đa dạng về bậc họ, đa dạng về bậc chi và đa dạng về bậc loài.
+ Đa dạng về giá trị tài nguyên thực vật. + Giá giá trị bảo tồn nguồn gen thực vật.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN3.1. Hiện trạng nguồn tài nguyên thực vật bậc cao có mạch