Phân bố các taxon trong ngành Ngọc lan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng tài nguyên thực vật tại rừng đặc dụng hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 46 - 54)

Qua kết quả thống kê ở bảng 3.7 ta thấy số lượng các taxon trong 2 lớp là lớp Ngọc lan và lớp Hành có sự khác biệt lớn. Tỷ lệ tương quan số loài giữa lớp Ngọc lan và lớp Hành là 5,46, nghĩa là cứ 5,46 loài thuộc lớp Ngọc lan thì có một loài thuộc lớp Hành, tỷ lệ này ở bậc chi là 5,07/1 và bậc họ 4,32/1. Tỷ lệ này thể hiện tính vượt trội về các bậc phân loại của lớp Ngọc lan so với lớp Hành.

Giá trị tài nguyên của nhóm cây thuốc được thể hiện ở nhiều lĩnh vực nhưng giá trị chính là giá trị sử dụng trong các nền y học cổ truyền từ thủa sơ khai của nhiều nền văn hóa ở các vùng miền khác nhau và giá trị trong nền y học hiện đại phát triển thành ngành công nghiệp dược phẩm, nhiều loài là nguồn nguyên liệu chính phục vụ việc tìm kiếm và sản xuất thuốc mới, chữa được nhiều bệnh nan y đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và càng hoàn thiện của con người.

Tài nguyên cây thuốc luôn là các đối tượng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu nhằm phát hiện và phát triển nhiều sản phẩm hữu ích cho con người.

3.2.2. Tài nguyên cây tinh du

Từ lâu loài người đã sử dụng tinh dầu trong nhiều lĩnh vực. Có thể thấy rằng cách đây khoảng 4.000 năm người Ai Cập cổ đại đã biết sử dụng tinh

dầu để ướp xác các vua chúa, Hoàng đế. Ngoài ra việc sử dụng tinh dầu để chữa bệnh, làm gia vị đã có từ hàng ngàn năm trước đây.

Ngày nay, sau ngành thực phẩm và ngành dược phẩm thì ngành sử dụng nguồn nguyên liệu lớn thực vật có tinh dầu là ngành công nghiệp hương liệu và dược-mỹ phẩm, đây thực sự là những ngành đem lại giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, tinh dầu còn được sử dụng trong công nghiệp sơn, công nghiệp chế biến một số hoá chất như tecpin, menthol, cineol, long não...

Qua điều tra và thừa kế các kết quả nghiên cứu gần đây, đã thống kê được 146 loài thực vật có tinh dầu thuộc 120 chi, 55 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch: ngành Dương xỉ (Polyodiophyta), Thông (Pipnophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta).

Nguồn thực vật có tinh dầu ở rừng Hương Sơn khá đa dạng và phong phú. Số lượng chi trong mỗi họ rất khác nhau, dao động từ 1-8 chi/họ, trung bình một họ có 2,18 chi. Các họ có nhiều chi chứa tinh dầu như: họ Cúc (Asteraceae) có 9 chi; họ Cam (Rutaceae) có 8 chi; họ Vang (Caesalpiniaceae) và họ Long não (Lauraceae) đều có 5 chi/họ; Na (Annoaceae), họ Bông (Malvaceae) và họ Gừng (Zingiberaceae) đều có 4 chi/họ; 48 họ còn lại có từ 1-3 chi (bảng 3.11).

Bên cạnh đó, số lượng loài phân bố trong các họ rất khác nhau, dao động từ 1-13 loài/họ, trung bình 1 họ có 2,65 loài. Họ Cam (Rutaceae) và họ Cúc (Asteraceae) có số loài nhiều nhất (tương ứng 13 và11loài/họ); tiếp đến họ Long não (Lauraceae), họ Vang (Caesalpiniaceae) và họ Gừng (Zingiberaceae) đều có 8 loài/họ; họ Dâu tằm (Moraceae) có 6 loài; họ Cà (Solanaceae) 5 loài; và 3 họ đều có 4 loài gồm họ Bông (Malvaceae), họ Na (Annonaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) và họ Ngọc lan (Magnoliaceae). 44 họ còn lại có từ 1-3 loài.

Phân tích tương tự như trên cho thấy số lượng loài phân bố trong các chi cũng rất khác nhau. Chi Ficus có 5 loài; chi Litsea 4 loài; chi

Zanthoxylum, Phyllanthus, Clausena, Michelia, Gnaphalium và Senna đều có 3 loài. 112 chi còn lại chỉ có từ 1-2 loài. Trung bình 1 chi có 1,21 loài. Có thể thấy rất nhiều chi đơn loài.

Bảng 3.8: Biến động số lượng loài và chi trong họ thực vật có tinh dầu ở rừng Hương Sơn (Hà Nội)

Biến động về số lượng loài/số họ Số lượng loài Số lượng họ Số lượng loài Số lượng chi Số lượng chi Số lượng họ

Như vậy, ngoài việc đánh giá đa dạng ở các bậc taxon thì việc phân tích về số chi trung bình của một họ (hệ số họ), số loài trung bình của một chi (hệ số chi) và số loài trung bình của một họ cho thấy rõ hơn về cấu trúc hệ thống nguồn tài nguyên cây tinh dầu và hình dung sự phân bố loài trong các bậc taxon ở khu vực nghiên cứu. Theo cách tính này thì trung bình một họ có 2,18 chi (tức hệ số họ là 2,18); trung bình một chi có 1,2 loài (hệ số chi là 1,21) và trung bình một họ có 2,65 loài (tức số loài trung bình của một họ là 2,65).

sánh về số lượng loài thực vật ở rừng Hương Sơn với hệ thực vật cả nước thì thực vật rừng Hương Sơn chiếm khoảng 6,23% (748/12.000) so với tổng số loài thực vật đã biết của nước ta (khoảng 12.000 loài), trong khi đó diện tích chỉ chiếm 0,023% so với diện tích đất có rừng của cả nước (theo đánh giá của tổng cục Lâm nghiệp, 2020 về hiện trạng diện tích rừng toàn quốc là 14.677.215ha (3.425,75ha/14.677.215ha).

Ngoài các loài thực vật điển hình đặc trưng cho khu rừng núi đá Hương Sơn đã bị tác động mạnh như: Dò vàng, Đa thắt nghẹt, Si, Sanh, rau Sắng, Giềng giềng, Sang, Ô rô, Duối, Thành ngạnh,... thì rừng nơi đây vẫn bắt gặp những loài thực vật quý hiếm còn sót lại không bị khai thác do chúng phân bố ở nơi địa hình hiểm trở và do phẩm chất xấu (cây gỗ bị cong keo, thân bị phân nhánh sớm, đường kính nhỏ (sưa, nghiến, lát,..) hoặc cây thảo thì số lượng cá thể ít, mọc rất rải rác và còi cọc,… (bình vôi, lan kim tuyến, thạch hộc, lan kiếm, tắc kè đá, sâm cau,…).

Thực vật của rừng Hương Sơn đã và đang chịu nhiều sức ép do các hoạt động dân sinh. Đó là nạn phá rừng, khai thác gỗ, phát triển cơ sở hạ tầng (du lịch, đường xá) đã làm chất lượng rừng giảm đi nhanh chóng, suy thoái các hệ sinh thái, làm thay đổi thành phần hệ thực vật rừng, giảm đa dạng sinh học nghiêm trọng. Cuối cùng làm cho số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng hay bị đe dọa tuyệt chủng ngày càng tăng.

Khi so sánh về số lượng loài thực vật có giá trị bảo tồn thì tỷ lệ các loài có giá trị ở rừng Hương sơn chiếm 8,52% (38 loài thuộc 20 họ) so với tổng số loài quý hiếm của cả nước (446 loài). Điều này cho thấy rừng đặc dụng Hương Sơn chứa đựng một nguồn gen có giá trị bảo tồn khá lớn. Bên cạnh đó, thực vật rừng Hương Sơn có sự xuất hiện một ngành thực vật cổ còn sót lại mà không phải hệ thực vật nào cũng có - ngành Lá thông (Psilotophyta). Điều này cho thấy đây là khu rừng làm có tính bảo tồn cao.

Chúng tôi xem xét giá trị bảo tồn của các loài dựa trên các tài liệu như “Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần II: Thực vật”; Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp đã thống kê được các loài thực vật bậc cao có mạch đang bị đe dọa ở các mức khác nhau như sau:

3.3.1 Theo sách đỏ Vit Nam, 2007

Theo Sách đỏ Việt Nam, 2007, thực vật rừng Hương Sơn có 19 loài được xếp ở thứ hạng nguy cấp (EN) và sẽ nguy cấp (VU).

+ Mức nguy cấp (EN): có 6 loài gồm: Lõa tùng (Psilotum nudum), Cốt toái bổ (Drynaria fortunei J. Sm.), Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Sâm

cau (Curculigo orchioides), Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus) và Kim tuyến đá (Anoectochilus sp.).

+ Mức sẽ nguy cấp (VU): có 13 loài gồm có: Tắc kè đá (Drynaria bonii), Rẫm Bắc bộ (Bursera tonkinensis), Trám đen (Canarium tramdenum), Chò nâu (Dipterocarpus retusus), Dây cát sâm (Callerya speciosa) Schot), Sưa (Dalbergia tonkinensis), Cà ổi sa pa (Castanopsis lecomtei), Kháo xanh (Cinnadenia paniculata, Giổi bà (Michelia balansae), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Rau sắng (Melientha suavis), Sang đá (Siphonodon celastrineus)

và Song mật (Calamus platyacanthus).

3.3.2. Theo Nghị định s 84/2021/NĐ-CP ca Chính ph

Theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì thực vật tại Hương Sơn có 20 loài thuộc nhóm IA và IIA như sau:

+ Nhóm IA: có 2 loài: Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus

+ Nhóm IIA: có 18 loài: Tắc kè đá (Drynaria bonii), Cốt toái bổ

(Drynaria fortunei, Vạn tuế (Cycas revoluta), Thiên tuế (Cycas szechuannensis), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Sưa (Dalbergia tonkinensis), Trai lý (Garcimia fagraceides), Bình vôi(Stephania rotunda),

Bình vôi (Stephania sp.), Nghiến (Excentrodendron tonkinense, Song mật (Calamus platyacanthus, Hoàng thảo (Dendrobium sp.) và Lan kiếm (Cymbidium sp.), Thạch tầm (Ludisia discolor), Lan một lá (Nervilia fordii), Huyết nhung tía (Renanthera coccinea) và Sâm cuốn chiếu (Spiranthes sinensis), Thủ thu vân nam (Cheirostylis yunnanensis).

Như vậy, đã thống kê được rừng Hương Sơn có nhiều loài quý hiếm và các loài có giá trị ở các bậc thứ hạng khác nhau, thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Theo Sách đỏ Việt Nam, 2007, thực vật rừng Hương Sơn có 19 loài được xếp ở 2 thứ hạng là nguy cấp (EN) và sẽ nguy cấp (VU). Theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 thì thực vật Hương Sơn có 20 loài, gồm 2 loài thuộc nhóm IA: là nhóm gồm các loài thực vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và 18 loài thuộc nhóm IIA: là nhóm các loài thực vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

Dù ở mức đe dọa nào cũng cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm bảo vệ, bảo tồn để đưa ra các loài thực vật ở mức đe dọa cao xuống mức đe dọa thấp và ở mức đe dọa thấp ra khỏi các tình trạng báo động đỏ. Do đây là các cây quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao nên một số bộ phận dân địa phương thu hái bán để tăng thu nhập nên cần có các nghiên cứu sâu hơn về sinh thái, sinh học nhằm phát triển, nhân trồng trên diện rộng để tăng sinh kế cho người dân địa phương và giảm thiểu tác động vào rừng tự nhiên.

Các dẫn liệu trên sẽ là cơ sở khoa học, đầy đủ về giá trị nguồn gen các loài bị đe dọa, quý, hiếm của nguồn tài nguyên thực vật rừng Hương Sơn.

Nắm bắt được điều này, sẽ giúp chúng ta có thể định hướng trong bảo tồn, sử dụng và khai thác bền vững, nhân trồng hiệu quả, nhất là các loài có giá trị khoa học và kinh tế cao.

3.4. Các loài thực vật bổ sung cho hệ thực vật Hương Sơn

Trong số 748 loài, 466 chi và 152 họ thực vật có 62 loài, 17 chi và 2 họ được bổ sung cho danh lục thực vật rừng Hương Sơn.

Hai họ được bổ sung là họ Helminthostachyaceae và Buxaceae. 17 chi được bổ sung gồm: Helminthostachys, Buxus, Adenostemma, Fernandoa, Machilus, Strophioblachia, Trigonostemon, Derris, Teucrium, Acronychia, Madhuca, Mimusops, Vitex, Camellia, Amorphophallus,Cheirostylis

Ludisia) cho danh lục Hương Sơn.

3.5. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật rừng đặcdụng Hương Sơn dụng Hương Sơn

Kết quả điều tra, sắp xếp các loài cây theo hiện trạng khai thác và công dụng phổ biến của chúng theo mục đích sử dụng như sau:

- Cây cho gỗ điển hình: Sưa bắc bộ, Lát hoa (nhóm gỗ I), Trai lý (nhóm gỗ II), Giổii xanh (nhóm gỗ III), Kháo nước, Trâm (nhóm gỗ IV), Lim xẹt, Ràng ràng Dẻ gai, Thị rừng, Sấu, Sà cừ (nhóm gỗ V), Xoan nhừ, Dền, Màu cau, Chẹo, Lọng bàng, sổ (nhóm VI), Ngát, Bứa (nhóm VII), Sung, Đa, Trẩu, Ba soi (nhóm gỗ VIII).

- Cây lấy dầu béo ép từ hạt: Trấu, Mắc niễng, Đại hái, Bứa, Dọc, Lai... - Cây cho tinh dầu thơm phải qua chưng cất: Hương bài, Hương nhu, Màng tang, Cải trời, Đại bi, Trầu rừng, Nhân trần, Hương Hoa hồng, Bạch đàn....

- Cây cho nhựa như: Bồ đề, Trám, Sơn ta, Nhựa ruồi, Bời lời, Đa, Si, Mạy tèo, Sung, Sui, Mít, Thừng mực...

- Cây cho sợi từ sơ vỏ: Dướng, Hu đay, Sảng, Sui, Mé cò ke, Gai rừng...

- Cây cho màu nhuộm thực phấm: Vang, Nghệ, Dành dành, Gai, Gấc …

- Cây cho màu nhuộm công nghiệp: Hoàng đằng, Nghệ, Bàng, Chè rừng, Trâm tía, Sim, Chàm, Củ nâu...

- Cây cho tanin: Sim, Trâm, Chè lông, Củ nâu, vối, Lọng bàng, ối, số núi, Hồng xiêm, Vú sữa...

- Cây dược liệu: Ngũ gia bì, Bình vôi, Lan hài gấm, Thạch hộc, Dây đau xương, Bưởi bung, Đơn buốt, Trầu không, Lá lốt, Sâm nam, cẩu tích, Đắng sâm, Củ dòm, Tắc kè đá...

- Cây lương thực: Ngô, sắn, Củ cải, Củ từ, Củ mài, Dẻ gai, Đoác,... - Cây cho vật liệu đan lát: Tre, Bương, Trúc, Cọ, Đoác, Móc đùng đình, Cỏ trang, Giang đặc...

- Đặc biệt có nhiều loài cây đa tác dụng như: Trám, sấu, Bứa, Nụ, Vải, Nhãn, Bương, Long não, ....và các loài cây bóng mát, cây cảnh....

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng tài nguyên thực vật tại rừng đặc dụng hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w