Đa dạng về các bậc taxon trong ngành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng tài nguyên thực vật tại rừng đặc dụng hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 33 - 38)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.1.2.1. Đa dạng về các bậc taxon trong ngành

Có thể nói tài nguyên thực vật bậc cao có mạch tại rừng đặc dụng Hương Sơn rất phong phú và đa dạng; bao gồm 6 ngành thực vật bậc cao có mạch của hệ thực vật Việt Nam với tổng số 748 loài thuộc 466 chi, 152 họ. So với các nghiên cứu trước đây, kết quả điều tra đã chỉnh lý tên khoa học và bổ sung 62 loài, 17 chi và 2 họ cho khu vực nghiên cứu. Đây là một dẫn liệu mới cho hệ thực vật của khu rừng Hương Sơn. Các công trình nghiên cứu trước đây đã ghi nhận được từ 555 - 917 loài nhưng bao gồm cả cây trồng nông nghiệp và cây thủy sinh (các loại cây lương thực thực phẩm, cây trồng thuộc họ Cải, họ Cúc, họ Thầu dầu, họ Bìm bìm, họ Hòa thảo, rong đuôi chó, cây hoa súng, cây hoa sen, cây trang,…) và nhiều loài chưa được chỉnh lý tên khoa học.

Khi đi sâu nghiên cứu về thành phần loài thực vật ở khu vực nghiên cứu, thấy rằng các taxon phân bố ở các ngành là không đều nhau. Tính đa dạng nguồn thực vật tại khu vực nghiên cứu không chỉ thể hiện ở số lượng lớn các taxon bậc ngành (6 ngành) mà còn được thể hiện ở số lượng của các bậc taxon phân bố trong các ngành khác nhau.

Ngành Lá thông và ngành Mộc tặc là hai ngành kém đa dạng nhất, chỉ có 1 loài, 01 chi (chỉ chiếm 0,13% so với tổng số loài và 0,21% tổng số chi thực vật ở rừng Hương Sơn). Trái ngược với hai ngành trên, ngành Ngọc lan

(Magnoliophyta) có tỷ trọng lớn hơn cả, đây là ngành đa dạng nhất với tổng số 126 họ (chiếm 82,89%), 432 chi (92,70%) và 701 loài (93,72%). Các ngành còn lại đáng kể là ngành Duơng xỉ (Polypodiophyta) có 17 họ (chiếm 11,18%), 24 chi (5,15%), 34 loài (4,55%); kế tiếp là ngành Thông 5 họ (3,29%), 6 chi (1,29%), 7 loài (0,94%) và ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 2 họ (chiếm 1,32%), 2 chi (0,43%) và 4 loài (0,53%) (bảng 3.1).

Kết quả này phản ánh hiện trạng thực vật rừng ở Hương Sơn và nếu so với hệ thực vật Việt Nam (12.000 loài) thì chiếm 6,23% tổng số loài của hệ thực vật cả nước với sự có mặt của 6 trong tổng số 7 ngành thực vật bậc cao có mạch.

Sự ưu thế về tỉ trọng số loài của ngành Ngọc lan trong hệ thực vật Hương Sơn (93,72%) gần với kết quả nghiên cứu của một số hệ thực vật ở Việt nam nói chung và hệ thực vật có phân bố địa lý gần với rừng Hương Sơn nói riêng. Ví dụ, ở hệ thực vật Lâm Sơn (huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình), tỉ trọng này là 89,5%, ở hệ thực vật Cúc Phương là 91,5%; ở hệ thực vật Bắc Việt Nam là 90,7% và ở hệ thực vật Việt Nam là 92,7%. Như vậy, cả 4 hệ thực vật này tỷ lệ về số loài của ngành Ngọc lan không có sự sai khác nhiều, chứng tỏ rằng tỷ lệ (%) này không phụ thuộc vào diện tích các hệ thực vật nghiên cứu, có sự tương đồng nhất định.

Bảng 3.1: Số lượng và tỷ lệ các họ/chi/loài trong 6 ngành thực vật

STT Ngành 1 Ngành Lá thông - Psilotophyta 2 Ngành Thông đất -Lycopodiophyta Ngành Mộc tặc -

4 Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta 5 Ngành Thông Pinophyta 6 Ngành Ngọc lan - Magnoliophyta Tổng 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 % họ % chi % Loài Hình 3.1: Biu đồ t l các h trong 6 ngành thc vt bc cao có mch

Qua kết quả bảng 3.1 bảng 3.2 và hình 3.1 cho thấy, đại đa số các taxon bậc họ, chi và loài tập trung ở ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Nhưng trong ngành Ngọc lan có sự phân chia về số lượng loài, số lượng chi và họ giữa lớp Ngọc lan với lớp Hành không đồng đều, các taxon chủ yếu ở lớp Ngọc lan, sự phân chia này cũng khá phù hợp với quy luật chung của hệ thực vật Việt Nam. Ngành Ngọc lan là ngành thực vật tiến hóa nhất và có nhiều loài có giá trị. Do vậy, đi sâu phân tích về tính đa dạng của các taxon trong ngành Ngọc lan cho thấy: ngành có hai lớp: lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) và lớp Hành

(Liliopsida). Trong đó, lớp Ngọc lan chiếm ưu thế với số loài là 597 (chiếm 85,20%), số chi là 360 (chiếm 83,33%), số họ là 104 (chiếm 82,5%). Lớp Hành (Liliopsida) chiếm tỷ trọng thấp hơn hẳn, với số loài là 104 (chiếm 14,8%), số chi là 72 (chiếm 16,67%) và 22 họ (chiếm 17,5%) (bảng 3.2).

Bảng 3.2: Phân bố các taxon trong ngành Ngọc lan (Magnoliopsida)

Lớp Ngọc lan Magnoliopsida Hành - Liliopsida Tổng Tỷ trọng lớp Magnoliopsida/ Liliopsida

Qua kết quả thống kê ở bảng 3.2 nêu trên ta thấy số lượng các taxon giữa 2 lớp: lớp Ngọc lan và lớp Hành khác biệt rõ rệt. Tỷ lệ tương quan về số họ giữa lớp Ngọc lan và lớp Hành là 4,72, nghĩa là cứ 4,72 họ thuộc lớp Ngọc lan thì có 1 họ thuộc lớp Hành, tỷ lệ này tăng dần ở bậc chi 5,00/1 và loài 5,74/1. Tỷ lệ này thể hiện tính vượt trội về bậc phân loại của lớp Ngọc lan so với lớp Hành.

Nếu so sánh tỉ lệ về số loài giữa lớp Ngọc lan và lớp Hành ở rừng Hương Sơn (5,74/1) với hệ thực vật Lâm Sơn (tỉ lệ này là 4/1) và hệ thực vật Cúc Phương (tỉ lệ là 3,8/1) thì thấy ở rừng Hương Sơn cao hơn; sự khác nhau này có thể thấy yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu đã ảnh hưởng tới sự xuất hiện loài; địa hình, địa chất ở rừng Hương Sơn là hệ sinh thái núi đá vôi, khô cằn, độ ẩm thấp, lớp đất, lớp mùn mỏng nên các nhóm cây ưa ẩm, có dạng sống thuộc loại chồi ẩn (lớp Hành) sẽ ít xuất hiện hơn so với núi đất.

Ở lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) có nhiều loài cây quý như: Trai

(Garcimia fagraceides A.Chev), Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain), Lát (Chukrasia tabularis A. Juss.), các loài Bình vôi (Stephania spp.), Rau Sắng (Melientha suavis Pierre), Trám đen (Canarium tramdenum Dai & Yakovl.), Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv), Giổi bà (Michelia balansae DC.),....

Tuy chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhưng lớp Hành (Liliopsida) cũng chứa đựng các loài cây quý, hiếm, có giá trị cao như: Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus), Thạch tầm (Ludisia discolor); Thạch hộc (Dendrobium sp.), Lan kiếm (Cymbidium sp.), Song mật (Calamus platyacanthus Warb. ex Becc.), Sâm cau (Curculigo orchioides), Củ mài (Dioscorea hamiltonii Hook.f.),....

3.1.2.2. Đa dạng các taxon dưới ngành+ +

Đ a d ng vạ ề b c hậ ọ

Qua quá trình nghiên cứu, đã xác định được 152 họ thực vật tại khu rừng Hương Sơn với 748 loài.

Mức độ đa dạng của mỗi hệ thực vật còn được nhìn nhận ở các cấp độ dưới ngành, cụ thể là cấp độ họ, chi và loài.

Thông thường khi đánh giá tính đa dạng thực vật ở bậc họ, người ta thường phân tích 10 họ thực vật có số loài lớn nhất ở khu vực nghiên cứu. Ở rừng Hương Sơn, 10 họ giầu loài nhất chiếm 6,58% (tổng số họ của cả hệ thực vật Hương Sơn), 276 loài chiếm 36,89% tổng số loài và 145 chi, chiếm 31,11% tổng số chi hệ thực vật Hương Sơn (bảng 3.3). Họ có số loài nhiều nhất thuộc về họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 55 loài, chiếm 7,35% tổng số loài ghi nhận được; tiếp theo là họ Dâu tằm (Moraceae) với 37 loài, chiếm 4,95%; theo sau là họ Đậu (Fabaceae) 29 loài (3,88%); họ Cà phê (Rubiaceae) 28 loài (3,74%); họ Long não (Lauraceae) 25 loài (3,34%); họ Vang (Caesalpiniaceae) 22 loài (2,94%); họ Hòa thảo (Poaceae) 22 loài (2,94%); họ Cúc (Asteraceae) 21 loài (2,81%); họ Trôm (Sterculiaceae) 19 loài (2,54%) và họ Cam (Rutaceae) 18 loài (2,4%);

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng tài nguyên thực vật tại rừng đặc dụng hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 33 - 38)