Các chi giàu loài nhất tại rừng Hương Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng tài nguyên thực vật tại rừng đặc dụng hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 41 - 43)

STT Họ

1 Moraceae 2 Polygonaceae 3 Sterculiaceae

4 Rosaceae 5 Caesalpiniaceae 6 7 Moraceae 8 Fabaceae 9 Euphorbiaceae 10 Rutaceae Tổng

Trong số 10 chi đa dạng nhất với 82 loài, chiếm 10,96% tổng số loài thực vật khu vực nghiên cứu thì chi Ficus (Moraceae) đa dạng nhất với 25 loài, chiếm 3,34% tổng số loài. Các chi còn lại từ 5 loài trở lên. Kết quả phân tích cho thấy, 10 chi đa dạng nhất cũng là các chi chi đặc trưng cho rừng thứ sinh, rừng núi đá vôi phục hồi như chi Ficus, Streblus, Desmodium, Bauhinia, Zanthoxylum,… Đây cũng là những chi phân bố chủ yếu ở kiểu rừng nhiệt đới thường xanh núi thấp bị tác động mạnh.

+

Đ a d ng vạ ề b c loàiậ

Đa dạng thành phần loài của mỗi khu vực hoặc vùng lãnh thổ là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá tiềm năng nguồn tài nguyên thực vật.

Hệ thực vật Hương Sơn có 748 loài. Họ dẫn đầu về số loài là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 55 loài; tiếp theo là họ Dâu tằm (Moraceae) với 37 loài. Chi nhiều loài nhất là chi Ficus (Moraceae) chứa 25 loài. Trong tổng số 466 chi thực vật khu vực nghiên cứu có tới 283 chi đơn loài, chiếm 60,7%.

Từ các dẫn liệu nêu trên, có thể thấy số loài, chi, họ và ngành thực vật rừng Hương Sơn đã thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài và chi của các taxon bậc cao hơn.

3.2. Giá trị tài nguyên của hệ thực vật rừng Hương Sơn

+ Đa dạng về giá trị tài nguyên: dựa vào các tài liệu hiện có, chúng tôi đã thống kê được 707 loài (chiếm 94,51% tổng số loài) có giá trị tài nguyên (cây có ích), trong đó phần lớn là cây thuốc, cây tinh dầu, cây gỗ (chủ yếu là gỗ mềm). Đây là nguồn tài nguyên thực vật có giá trị cần được quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, một mặt phục vụ cuộc sống của người dân, mặt khác tránh khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng môi trường sống, đặc biệt là ảnh hưởng đến chức năng của rừng đặc dụng và cảnh quan thiên nhiên của Hương Sơn.

Nhiều loài không chỉ có một giá trị sử dụng mà có thể là hai hoặc là nhiều hơn. Ví dụ Cây Lát (Chukrasia tabularis A. Juss.) ngoài cho gỗ còn có tác dụng làm thuốc và có chứa tinh dầu. Cây trám trắng (Canarium album) cho quả làm thức ăn cho người, đồng thời cho gỗ, cho nhựa và có tinh dầu. Cây trám đen (Canarium tramdenum) cũng như vậy. Cây gai (Boehmeria nivea) vừa làm thức ăn cho người, vừa làm thuốc và cho sợi,... Các loài thuộc họ Gừng vừa làm thuốc, cho tinh dầu, làm cảnh và làm gia vị. Cây Sòi tía (Sapium discolor (Champ. ex Benth.) Muell.-Arg.) vừa cho gỗ, làm thuốc, cho dầu béo và vừa làm chất nhuộm. Các loài trong chi Giổi (Michelia sp.) vừa cho gỗ, tinh dầu, làm thuốc và trồng làm cảnh,…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng tài nguyên thực vật tại rừng đặc dụng hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w