3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
3.3.2. Theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ
Theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì thực vật tại Hương Sơn có 20 loài thuộc nhóm IA và IIA như sau:
+ Nhóm IA: có 2 loài: Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus
+ Nhóm IIA: có 18 loài: Tắc kè đá (Drynaria bonii), Cốt toái bổ
(Drynaria fortunei, Vạn tuế (Cycas revoluta), Thiên tuế (Cycas szechuannensis), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Sưa (Dalbergia tonkinensis), Trai lý (Garcimia fagraceides), Bình vôi(Stephania rotunda),
Bình vôi (Stephania sp.), Nghiến (Excentrodendron tonkinense, Song mật (Calamus platyacanthus, Hoàng thảo (Dendrobium sp.) và Lan kiếm (Cymbidium sp.), Thạch tầm (Ludisia discolor), Lan một lá (Nervilia fordii), Huyết nhung tía (Renanthera coccinea) và Sâm cuốn chiếu (Spiranthes sinensis), Thủ thu vân nam (Cheirostylis yunnanensis).
Như vậy, đã thống kê được rừng Hương Sơn có nhiều loài quý hiếm và các loài có giá trị ở các bậc thứ hạng khác nhau, thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Theo Sách đỏ Việt Nam, 2007, thực vật rừng Hương Sơn có 19 loài được xếp ở 2 thứ hạng là nguy cấp (EN) và sẽ nguy cấp (VU). Theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 thì thực vật Hương Sơn có 20 loài, gồm 2 loài thuộc nhóm IA: là nhóm gồm các loài thực vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và 18 loài thuộc nhóm IIA: là nhóm các loài thực vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Dù ở mức đe dọa nào cũng cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm bảo vệ, bảo tồn để đưa ra các loài thực vật ở mức đe dọa cao xuống mức đe dọa thấp và ở mức đe dọa thấp ra khỏi các tình trạng báo động đỏ. Do đây là các cây quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao nên một số bộ phận dân địa phương thu hái bán để tăng thu nhập nên cần có các nghiên cứu sâu hơn về sinh thái, sinh học nhằm phát triển, nhân trồng trên diện rộng để tăng sinh kế cho người dân địa phương và giảm thiểu tác động vào rừng tự nhiên.
Các dẫn liệu trên sẽ là cơ sở khoa học, đầy đủ về giá trị nguồn gen các loài bị đe dọa, quý, hiếm của nguồn tài nguyên thực vật rừng Hương Sơn.
Nắm bắt được điều này, sẽ giúp chúng ta có thể định hướng trong bảo tồn, sử dụng và khai thác bền vững, nhân trồng hiệu quả, nhất là các loài có giá trị khoa học và kinh tế cao.